Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.3. Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng

1.3.1. Khái niệm văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ chung là cung cấp dịch vụ công, khác với cơ quan hành chính nhà nước có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Vì vậy văn hóa công sở tại các đơn vị sự nghiệp công lập có những điểm chung của văn hóa công sở, đồng thời có những điểm riêng, khác biệt với văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Có thể thấy mỗi trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có đặc điểm riêng, đó là tổ chức hành chính sự nghiệp - sƣ phạm có chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường tạo lập nên.

Văn hoá công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và

tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho tổ chức sư phạm có chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

1.3.2. Đặc điểm của văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng

Văn hóa công sở tại tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có những đặc điểm của văn hóa công sở nói chung, đồng thời có những điểm đặc thù sau đây:

- Chủ thể thực hiện văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng là giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ, phục vụ của nhà trường (sau đây gọi chung là cán bộ, giảng viên), chịu sự điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 (đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường), Luật Viên chức năm 2010 (đối với cán bộ, giảng viên) và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcbao gồm tập hợp các giá trị cơ bản, chuẩn mực đạo đức, phương tiện và các mẫu hành viquy định cách thức mà cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và học viên của nhà trường (là cán bộ, công chức, viên chức) tương tác với nhau và đầu tƣ năng lực vào công việc của mình và vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung.

Hệ thống các giá trị tạo nên niềm tin, xác định động cơ, thái độ làm việc của các thành viên, tạo nên bầu không khí, môi trường của nhà trường.

Mục tiêu, phương hướng hoạt động của trường đào tạo, bồi dưỡngtạo nên giá trị cho nó. Trong xu hướng chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” hiện nay ở Nhà nước Việt Nam dân chủ, nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, học viên là cán bộ, công chức, viên chức chính là “khách hàng” của Nhà trường.

- Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

trong nhà trường đối với học viên, đồng nghiệp, các bên liên quan (cấp trên, cấp dưới, chính quyền địa phương, các cơ quan cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường, các trường bạn…); các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường như quan niệm về chất lượng đào tạo, bồi dƣỡng, quan niệm về hợp tác và cạnh tranh... cũng nhƣ các vấn đề thuộc về truyền thống, giá trị riêng của mỗi nhà trường.

- Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là nơi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy trường phải là nơi mẫu mực trong hệ thống cơ quan nhà nước trong xây dựng và thực hiện văn hóa công sở. Học viên đến nhà trường học tập về kiến thức, kỹ năng hành chính và quản lý nhà nước nói chung và về xây dựng, thực hiện văn hóa công sở nói riêng không chỉ thông qua bài giảng của giảng viên mà còn thông qua việc xây dựng, thực hiện văn hóa công sở của chính nhà trường.

Khi bước vào một nhà trường, người ta cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường qua hàng loạt các dấu hiệu, biểu hiện dễ thấy hoặc ngầm định khó thấy.

Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và các cơ quan cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng.

1.3.3. Vai trò của văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng Với xu thế phát triển nhƣ hiện nay, văn hóa công sở ngày càng “định vị” đƣợc vai trò của mình đối với sự phát triển của công sở, thể hiện qua một số vai trò cơ bản sau:

Thứ nhất, văn hóa công sở góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ, đoàn kết, phục vụ sứ mạng chung là đào tạo bồi dưỡng

cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, có năng lực trong thực thi công vụ. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ, giảng viên, học viên với nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở.

Thứ hai, tính tự giác của cán bộ giảng viên trong công việc sẽ đƣa công sở này phát triển vƣợt hơn lên so với công sở khác.

Thứ ba, văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Việc hướng các cán bộ, giảng viên đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở, đó chính là làm cho cán bộ, giảng viên hoàn thiện mình.

Thứ tư, mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở. Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của cán bộ, giảng viên, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt đƣợc mục tiêu của công sở.

1.3.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng

Trên cơ sở những nội dung của văn hóa công sở nói chung và đặc thù về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, những yếu tố chủ yếu của văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức gồm:

1.3.4.1. Hệ thống các giá trị

Hệ thống các giá trị tạo nên niềm tin, xác định động cơ, thái độ làm

tiêu, phương hướng hoạt động của công sở tạo nên giá trị cho nó. Các giá trị cần đƣợc xây dựng và phát huy trong công sở là: coi trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức của cán bộ, giảng viên; tinh thần vì lợi ích chung, vì lợi ích của nhân dân; tôn trọng và phát huy dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động công sở và các thủ tục hành chính. Các giá trị định hướng hành vi của cán bộ, giảng viên trong công sở đƣợc thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện đúng các khẩu hiệu, phương châm hành động, mục tiêu của tổ chức.

1.3.4.2. Đạo đức của cán bộ, giảng viên

Đạo đức có vị thế quan trọng trong đời sống của con người. Nó điều chỉnh các quan hệ của con người với thế giới xung quanh bằng cách ngăn cấm hoặc cho phép một cái gì đó, tán thành hoặc chỉ trích một cái gì đó.

Đạo đức của cán bộ, giảng viên đƣợc đánh giá qua hành vi, thái độ, lối sống, phong cách làm việc của họ thể hiện trong mối quan hệ giữa cán bộ, giảng viên với học viên, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, giảng viên là cơ sở để cán bộ, giảng viên trong trường ĐTBD nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học đƣợc xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

1.3.4.3. Xây dựng và thực hiện các quy định

Hoạt động công vụ, hoạt động giảng dạy là hoạt động có tổ chức, có tính thứ bậc. Vì vậy nhà trường cần xây dựng hệ thống quy định, thủ tục, quy trình, cách thức tổ chức hoạt động.

Mọi cá nhân hay khoa, phòng, ban chỉ thực hiện công việc trong phạm vi quyền hạn của mình theo pháp luật và quy chế hoạt động của cán bộ, giảng

viên. Xuất phát từ đặc điểm trên mà yếu tố tạo nên văn hóa công sở chính là tính tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ.

1.3.4.4. Giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giảng viên trong công sở

Giao tiếp trong công sở là quá trình trao đổi thông tin, suy nghĩ và bày tỏ tình cảm giữa các thành viên trong trường với nhau hoặc giữa giảng viên, người lao động trong tổ chức và học viên nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định trong quản lý hành chính. Thông qua giao tiếp, các chủ thể có đƣợc các thông tin cần thiết để quyết định công việc của mình.

Các chuẩn mực ứng xử, thái độ của các thành viên trong nhà trường:

đối với học viên, đồng nghiệp, các bên liên quan (cấp trên, cấp dưới, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại nhà trường, các trường bạn…) phải thể hiện được tính uy nghiêm, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, lối sống, phong cách hướng đến sự hoàn thiện của chân, thiện, mỹ.

Có thể nói, hình thức và thái độ của những giảng viênkhi tiếp xúc với học viên sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và cách cư xử của học viên, đồng thời, cũng là biểu hiện của văn hóa công sở. Tính chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử thể hiện ở cách giảng dạy, cách xƣng hô, cách nghe, cách nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, ở tác phong, trang phục, các nghi thức giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, trang phục, tiếp khách...). Điều này cần phải cảm nhận rõ ngay từ khi bắt đầu bước chân vào công sở, từ thái độ, cách giao tiếp, ứng xử ở nhân viên bảo vệ, lễ tân cho đến giảng viên trực tiếp giảng dạy và người lãnh đạo. Vì vậy, cán bộ, giảng viên trong công sở cần phải giao tiếp có văn hóa đặc biệt là đối với học viên.

1.3.4.5. Phương pháp, cách thức lãnh đạo quản lý, bầu không khí làm việc

Yếu tố văn hóa công sở luôn gắn với việc tìm kiếm và áp dụng phương pháp, cách thức quản lý trong cơ quan, áp dụng các phong cách tổ chức điều

hành nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, loại bỏ những điều kiện lao động, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động lạc hậu, thiếu hiệu quả. Đồng thời, đặc trưng của văn hóa công sở còn thể hiện ở việc thực hiện chúng trở thành thói quen, đƣợc mọi thành viên trong cơ quan thực hiện một cách tự giác và nhất quán.

Bầu không khí tâm lý và sự hòa hợp tinh thần nơi công sở tạo nên sức mạnh tinh thần, đảm bảo thành quả công việc. Bầu không khí tâm lý là tính chất của các mối quan hệ qua lại giữa mọi người, tâm trạng chủ đạo trong tập thể, cũng như mức độ thỏa mãn của giảng viên, người lao động về công việc thực hiện. Thông thường trong công sở, các khoa, phòng ban gồm những người hợp tâm lý nhau thì dễ tạo ra các tập thể đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.

Môi trường văn hóa công sở đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa công sở. Do đó, cần tạo ra một môi trường làm việc thật lành mạnh, mọi thành viên trong tổ chức phải thật sự đoàn kết gắn bó với nhau, cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.

1.3.4.6 . Thiết kế và bài trí tại các trường đào tạo bồi dưỡng

Trụ sở, giảng đường là một yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động giảng dạy, đó là nơi làm việc của giảng viên, nơi tiến hành các hoạt động giảng dạy. Dưới góc độ văn hóa, trụ sở, giảng đường của các trường đào tạo bồi dƣỡng phải thể hiện đƣợc đúng với tầm quan trọng, mục đích, tác dụng của nó từ hình dáng uy nghiêm bên ngoài nhƣ việc treo quốc kỳ, gắn biển tên cơ quan, các phòng ban đến sự ngăn nắp, gọn gàng, sự khoa học trong bài trí, sắp xếp nội thất bên trong. Trụ sở phải là nơi dễ nhận thấy, tiện lợi cho việc đi lại, học tập của học viên. Vị trí tọa lạc của nó phải tạo ra một khung cảnh để thể hiện đƣợc sự tôn nghiêm của trụ sở.

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)