CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ
2.3 Đánh giá chung về văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trực thuộc bộ
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
a) Về việc ban hành các văn bản, quy định về văn hóa công sở của Nhà nước đối với cơ sở ĐTBD
Từ khi các văn bản về văn hóa công sở đƣợc ban hành một cách có hệ thống đến nay, có thể thấy các hoạt động công vụ của các viên chức, giảng viên đã dần đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả. Các bộ, ngành đã dựa vào hệ thống văn bản này và xem đó nhƣ là cẩm nang trong việc thực hiện văn hóa công sở;
Mặc dù chƣa thực sự có sự nhất quán quy định cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về văn hóa công sở, nhƣng các văn bản đã phản ánh một cách khái quát nhất về cơ sở pháp lý cho sự ra đời của văn hóa tại các cơ sở ĐTBD ở nước ta hiện nay. Các văn bản quy định về văn hóa công sở đã được ban hành theo những tiêu chí nhất định nhƣ cơ quan ban hành, lĩnh vực điều chỉnh phù hợp về nội dung và hình thức yêu cầu.
Các quy định hiện hành đã tạo lập các cơ sở hạ tầng pháp lý đầy đủ và thuận lợi, hình thành và tôn trọng chủ quyền chủ động của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên viên chức nhằm thực hiện có hiệu quả văn hóa công sở.
Việc ban hành các văn bản quy định về văn hóa công sở về cơ bản đã đảm bảo tính hợp lý, tính thống nhất và tính khả thi
Các bộ, ngành đã dựa vào hệ thống văn bản này và thực hiện các hoạt động xây dựng nên văn hóa cho các trường ĐTBD trên toàn Bộ. Việc ban hành văn bản này giúp cho các tiêu chuẩn về văn hóa đƣợc triển khai đồng bộ hiệu quả.
b) Về trang phục, lễ phục của cán bộ, giảng viên
Nhìn chung, trang phục của cán bộ, giảng viên trong giờ làm việc tại cơ quan và khi thi hành công vụ đảm bảo trang trọng, lịch sự đúng quy định. Một số trường đã có quy định về trang phục riêng, thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo nghiêm túc, lịch sự. Đối với những buổi lễ lớn, cuộc họp trọng thể, tiếp khách nước ngoài,… cán bộ, giảng viên mặc lễ phục và trang phục như áo vest, comple đối với nam, áo dài truyền thống đối với nữ.
c) Về đeo thẻ của cán bộ, giảng viên
Việc đeo thẻ của cán bộ, giảng viên trong khi thực hiện nhiệm vụ đã dần đi vào nề nếp, nhất là đối với những bộ phận phải thường xuyên tiếp xúc với học viên. Thẻ có ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, giảng viên. Việc đeo thẻ nghiêm túc có tác dụng nhắc nhở cán bộ, giảng viên về ý thức, trách nhiệm của mình khi thi hành công vụ.
d) Về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, giảng viên
Trong giao tiếp với đồng nghiệp, các cán bộ, giảng viên luôn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã, có tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, hạn chế để xảy ra các trường hợp mất đoàn kết trong nội bộ. Đại bộ phận cán bộ, giảng viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giữ gìn và bảo vệ tài sản công. Các đơn vị đã đƣợc tổ chức, chấn chỉnh theo hướng xây dựng một phong cách làm việc văn minh, lịch sự, hiện đại và
Trong giao tiếp với học viên, hầu hết cán bộ, giảng viên luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, hướng dẫn tận tình. Nhiều cơ quan đã bố trí hòm thư góp ý tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả và công khai số điện thoại của cơ quan để học viên, người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện thủ tục hành chính và phong cáchgiảng dạy của cán bộ, giảng viên. Nhiều cơ sở đã thường xuyên mở lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử trong giảng dạy và giao dịch hành chính, đặc biệt là các giảng viên tiếp xúc giảng dạy trực tiếp. Qua đó, bước đầu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ, giảng viên, tạo sự hài lòng của người học.
Bên cạnh đó, nhiều trường đã ban hành văn bản quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, giảng viên, trong đó quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, giảng viên khi thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội. Việc ban hành quy tắc ứng xử nhằm thiết lập các nguyên tắc và chuẩn mực điều chỉnh tư tưởng, hành vi và quan hệ giao tiếp, phục vụ của cán bộ, giảng viên trong hoạt động giảng dạy học viên, tổ chức trong và ngoài công sở.
Đồng thời, việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức trong hoạt động công vụ của cán bộ, giảng viên trong các cơ sở ĐTBD cũng đã làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, giảng viên, củng cố vai trò, uy tín của đội ngũ cán bộ, giảng viên, góp phần tạo dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ, giảng viên.
e) Về treo Quốc kỳ, bài trí khuôn viên công sở, phòng làm việc
Việc treo Quốc kỳ đều đƣợc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định. Mặc dù điều kiện diện tích trụ sở của nhiều trường còn chật hẹp và rải rác nhiều nơi, nhƣng việc bài trí khuôn viên công sở về cơ bản đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, giảng viên. Biển tên cơ quan đƣợc đặt tại cổng chính; việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp.
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đã và đang tiến hành thực hiện việc sắp xếp, bài trí công sở, trụ sở làm việc phù hợp với quy hoạch xây dựng nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Phần lớn công sở đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khang trang, hiện đại từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa hệ thống công sở các cấp theo tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ƣơng. Việc xác lập hồ sơ để quản lý và việc ban hành quy chế nội bộ về quản lý sử dụng công sở đã đƣợc các cơ quan trực tiếp quản lý sử dụng quan tâm; công tác bảo trì công sở đã được một số trường ĐTBD đƣa vào kế hoạch hàng năm để thực hiện. Chính vì vậy, nhiều trụ sở của cơ quan, đơn vị có cảnh quan, môi trường tốt, phù hợp với môi trường làm việc. Các cơ quan, đơn vị hầu hết đều cố gắng đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu chỗ để phương tiện giao thông của cán bộ, giảng viên và của khách và học viên đến học tập và làm việc; khu vực gửi xe cho khách và học viên đến giao dịch, học tập, làm việc đƣợc bố trí thuận tiện.
f) Về trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ, giảng viên
Việc trang bị phương tiện làm việc hiện nay ở các trường về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu làm việc tối thiểu cho cán bộ, giảng viên. Các cơ quan, đơn vị đều trang bị đầy đủ máy tính, máy photocopy, máy fax, điện thoại...
nhằm đảm bảo cho các cán bộ, giảng viên làm việc. Đồng thời, nhiều cơ quan còn tổ chức các lớp cơ bản hoặc nâng cao về tin học nhằm giúp cán bộ, giảng viên thành thạo sử dụng máy tính, góp phần giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
g) Về cơ sở vật chất của cơ sở ĐTBD
Đánh giá chung cho thấy các cơ sở ĐTBD CBCC có mặt bằng tương đối hợp lý, có hệ thống hội trường và phòng học đáp ứng một phần yêu cầu.
Nhiều cơ sở đã và đang đƣợc bố trí diện tích rộng hơn để xây dựng. Các
phương tiện làm việc của viên chức, giảng viên như máy tính, máy in, máy chiếu v.v. dần đƣợc trang bị. Hệ thống âm thanh, ánh sáng phục vụ tahi phòng học cũng có tiến bộ. Bên cạnh đó, một số cơ sở đã quan tâm đầu tƣ cho thƣ viện, phòng đọc, khu ký túc xá và căng tin phục vụ học viên.
2.3.2. Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế a) Hạn chế
- Về việc ban hành các văn bản, quy định về văn hóa công sở của Nhà nước đối với cơ sở ĐTBD:
+ Văn bản chƣa đủ, chƣa thống nhất, chƣa tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiếp cận các nguồn lực của các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng phục vụ có hiệu quả trong công tác xây dựng và thực thi văn hóa công sở;
+ Còn một số điểm chƣa nhất quán về thể thức (trích yếu) và thẩm quyền ban hành văn bản;
+ Còn một số quy định chƣa sát với thực tiễn, khó khăn khi thực hiện, một số quy định đã lạc hậu không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, thiếu tính khả thi.
- Nhận thức về văn hóa công sở của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn chƣa đầy đủ, chƣa thấy rõ đƣợc mối liên hệ giữa xây dựng và nâng cao văn hóa công sở với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ. Việc thực hiện các quy định về trang phục, giao tiếp ứng xử, đeo thẻ… chƣa trở thành việc làm thường xuyên của một số cán bộ, giảng viên khi làm việc. Một số hành vi bị cấm nhƣ hút thuốc lá, tổ chức ăn uống trong phòng làm việc, chƣa đeo thẻ khi làm nhiệm vụ, đi làm muộn so với thời gian quy định… vẫn còn diễn ra ở một số cơ quan, đơn vị.
- Vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ, giảng viên thiếu rèn luyện, tu dƣỡng, vì vậy trong khi thi hành công vụ đã bộc lộ sự yếu kém trong giao tiếp, ứng xử, còn thiếu lịch sự, chƣa có thái độ tôn trọng, hòa nhã với học viên, có biểu
hiện thiếu thân thiện, thiếu hợp tác với đồng nghiệp; chƣa nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định làm việc của cơ quan, đơn vị. Việc sử dụng thời gian làm việc chƣa hợp lý, hiệu quả chƣa cao. Tình trạng làm việc riêng trong giờ hành chính còn phổ biến, gây lãng phí nguồn lực công. Tình trạng không đeo thẻ giảng viên hoặc đeo thẻ không đúng mẫu quy định vẫn còn diễn ra.
- Phương thức, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính chưa có sự chuyển biến, thay đổi mang tính căn bản. Quy chế làm việc của các trường còn mang tính hình thức, chƣa phù hợp với đặc điểm và thực tế công tác của từng cơ quan, đơn vị. Quy trình giải quyết công việc kéo dài; chƣa rõ trách nhiệm của cán bộ, giảng viên. Chế độ họp chậm đƣợc đổi mới, thiếu quy định cụ thể để nâng cao chất lƣợng các cuộc họp, vẫn còn tình trạng hội họp nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng.
- Việc xây dựng, bài trí công sở vẫn còn nhiều bất cập cả về quy hoạch, kiến trúc, quy mô đầu tƣ, công năng sử dụng, chất lƣợng và công tác quản lý sử dụng. Không ít trụ sở có thiết kế phô trương, lòe loẹt không phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của cơ quan công quyền.
- Việc trang bị phương tiện làm việc cho cán bộ, giảng viên các Bộ, ngành và các địa phương chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ cho cùng một chức danh giữa các Bộ về số lƣợng thiết bị, chủng loại, chất liệu và giá trị mua sắm. Đặc biệt riêng đối với các Trung tâm ĐTBD, nhiều trụ sở chƣa đƣợc đảm bảo đủ trang thiết bị làm việc cho cán bộ, giảng viên, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.Hiện nay trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của các cơ sở ĐTBD CBCC còn thiếu nhiều;
Phần lớn các cơ sở ĐTBD thiếu các phòng học loại nhỏ (30 - 40 học viên) với các trang thiết bị phù hợp để có thể áp dụng các phương pháp đào tạo mới;
Một số cơ sở ĐTBD của bộ ở Trung ƣơng hay các quận nội thị hiện có
lúc phải đi thuê chỗ làm việc và mở lớp. Một số cơ sở ĐTBD có đặc thù chuyên môn nhƣ Văn hóa thể thao du lịch thiếu các phòng chức năng phù hợp với công tác chuyên môn
b) Nguyên nhân
- Nhận thức về vai trò của các cơ sở ĐTBD chƣa cao. Nhiều cơ sở vẫn đƣợc coi chủ yếu là để tuyên truyền chính sách, pháp luật nên trong bố trí xây dựng mới chú ý các diện tích phòng học, hội trường lớn, chứa được nhiều người đến để nghe thuyết trình là chủ yếu;
- Quan điểm đổi mới phương pháp ĐTBD chưa được chú ý đúng mức, chưa gắn với đổi mới ĐTBD; còn nặng về thuyết trình tại các giảng đường lớn, do đó việc đầu tƣ, xây dựng chƣa chú ý xây dựng các phòng học nhỏ, mua sắm trang thiết bị chƣa thật sự phù hợp, trang bị thƣ viện còn nghèo nàn.
- Mặc dù các trường ĐTBD CBCC đã được thành lập khá lâu về thời gian, có số lượng lớn, có chương trình đặc thù và các học viên là các đối tƣợng đặc biệt, nhƣng cho tới nay chƣa có một tiêu chuẩn thiết kế xây dựng thống nhất, do vậy việc bố trí xây dựng, cải tạo và nâng cấp trang thiết bị thiếu cơ sở khoa học, phụ thuộc vào nguồn vốn và nhà thiết kế.
- Chƣa có quy định chung, thống nhất về quy chế văn hóa công sở tại các trường ĐTBD.
Tiểu kết Chương 2
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương thứ nhất, thực trạng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được phân tích và làm rõ tại chương thứ hai. Việc đánh giá thực trạng văn hóa công sở dựa trên các biểu hiện: Hệ thống các văn bản thực hiện văn hóa công sở của đơn vị, trang phục, phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử của viên chức, giảng viên và người lao động, cách bài trí khuôn viên, trụ sở làm việc, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị.... Thực trạng văn hóa công sở của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ cho thấy văn hóa chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: văn hóa truyền thống, yếu tố kinh tế thị trường, và nhận thức của đội ngũ viên chức, giảng viên về văn hóa công sở.
Kết quả nghiên cứu chương hai cho thấy văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trực thuộc bộ muốn thành công thì cần có những giải pháp cụ thể giúp viên chức, giảng viên, người lao động của những cơ sở này thực hiện tốt các nội dung trong Quy chế văn hóa công sở.
CHƯƠNG 3