Thực trạng về văn hóa công sở tại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (Trang 55 - 76)

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ

2.2. Thực trạng về văn hóa công sở tại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ

Để tìm hiểu thực trạng văn hóa công sở trong các trường đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế thông qua lấy phiếu điều tra giảng viên và học viên tại các trường (200 phiếu) và phỏng vấn trực tiếp giảng viên tại một số cơ sở đào tạo bồi dƣỡng cán bộ,

công chức trực thuộc các bộ bao gồm các Học viện, trường đào tạo bồi dưỡng và trung tâm. Ngoài ra, còn kết hợp với việc nghiên cứu một số số liệu, tài liệu tham khảo của một số công trình trước đó về việc thực hiện văn hóa công sở để có cái nhìn toàn diện và tổng quát về thực trạng văn hóa công sở trong các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức hiện nay.

2.2.1. Về việc ban hành quy chế văn hóa công sở

2.2.1.1. Về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các Bộ

Theo kết quả khảo cứu, trước khi có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, đã có một số cơ quan ban hành các văn bản cá biệt về việc thực hiện văn hóa công sở, trong đó có một số quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC, nhƣ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa - Thông tin (Công văn số 3079/BVHTT-VP ngày 10/7/2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin về xây dựng văn minh công sở)...

Thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg, nhiều bộ đã ban hành Quy chế văn hóa công sở (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tƣ pháp..) hoặc Quy tắc ứng xử của CBCC (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế...).

Dưới đây là Bảng thống kê những văn bản do một số Bộ ban hành có quy định về văn hóa công sở :

Bảng 2.3. Bảng thống kê những văn bản do một số Bộ ban hành có quy định về văn hóa công sở

SốTT Tên cơ quan ban hành văn bản Quy chế văn hóa công sở

Quy tắc giao tiếp ứng xử

1 Bộ Giao thông Vận tải X

2 Bộ Giáo dục Đào tạo X

3 Bộ Lao động thương binh và XH X

4 Bộ Nội vụ X

5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT X

6 Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch X

7 Bộ Y tế X

8 Bộ Tƣ pháp X

a) Về hình thức và kết cấu văn bản

Hầu hết các văn bản có quy định về giao tiếp, ứng xử của CBCC đều được ban hành dưới hình thức Quy chế văn hóa công sở hoặc Quy tắc giao tiếp, ứng xử. Theo thống kê, trong 08 cơ quan cấp bộ đã ban hành văn bản thì có 2/8 theo hình thức thứ nhất, 06/12 theo hình thức thứ hai. Các quy chế và quy tắc nói trên đều được ban hành dưới hình thức là quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, riêng Bộ Y tế được ban hành theo hình thức thông tƣ.

Về kết cấu, qua khảo sát Quy tắc giao tiếp, ứng xử của 06 bộ cho thấy, ngoài phần đầu (quy định các nguyên tắc chung) và phần cuối (điều khoản thi hành) là tương đối giống nhau, còn lại cấu trúc các chương, mục bên trong có liên quan trực tiếp đến trang phục, lễ phục, bài trí công sở hay các chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử của CBCC lại không thống nhất. Về trang phục, lễ phục có bộ gộp nhất lại trong một Điều như Bộ Tài nguyên – Môi trường có Bộ lại tách ra nhƣ Bộ Tƣ pháp. Có bộ kết cấu theo các mối quan hệ của CBCC nhƣ:

quy tắc ứng xử với lãnh đạo, đồng nghiệp, công dân (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…); có bộ lại kết cấu theo hoàn cảnh giao tiếp nhƣ: khi thi hành nhiệm vụ, khi tiếp công dân (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội…); có bộ lại kết hợp cả hai cách cấu trúc trên.

Ngoài ra, mặc dù một số nội dung tương tự nhau, nhưng cách đặt tên chương, mục và tiểu mục cũng khác nhau.

b) Về nội dung

Qua tìm hiểu, hầu hết các Quy chế và Quy tắc giao tiếp, ứng xử đều quy định những vấn đề cơ bản sau đây: 1) Những việc CBCC phải làm và không đƣợc làm và 2) Các chuẩn mực hành vi giao tiếp, ứng xử của CBCC khi thi hành công vụ (bao gồm thái độ, tác phong, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ và trang phục).

Trong nội dung thứ nhất, hầu hết các bộ đều tham khảo quy định về những việc CBCC phải làm và không đƣợc làm trong Luật cán bộ, giảng viên (2008) và Luật Phòng, chống tham nhũng (2005). Một số bộ căn cứ vào đó và có quy định cụ thể, chi tiết hơn (nhƣ Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhƣng có một số bộ chỉ đơn thuần là sao chép lại.

Ví dụ: Những việc CBCC không đƣợc làm:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ đƣợc giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn.

- Sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Ở nội dung thứ hai, tuy có khác nhau, nhƣng hầu hết các văn bản đều quy định về những vấn đề sau:

- Quy tắc giao tiếp, ứng xử của CBCC khi thực thi nhiệm vụ, khi tiếp công dân.

- Quy tắc giao tiếp, ứng xử của CBCC với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và khách.

- Quy tắc giao tiếp, ứng xử của CBCC với các cơ quan báo chí, tổ chức nước ngoài…

Trong các Quy tắc ứng xử, hầu hết các văn bản đều quy định những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp, ứng xử (tôn trọng đối tƣợng giao tiếp, tuân thủ pháp luật…); quy định thái độ cần có khi giao tiếp (thân thiện, cởi mở, hợp tác…); quy định về tác phong (nhanh nhẹn, tích cực…); quy định về cử chỉ, hành vi (cách bắt tay, cách đi đứng…) và lời nói (lịch sự, rõ ràng…).

Ví dụ: Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8, Quy chế văn hóa công sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2012 quy định về chuẩn mực ứng xử của CBCC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ: “Ứng xử có văn hóa, nhã nhặn, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của công dân khi giải quyết công việc, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, tận tình, cụ thể về các quy định để công dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; không sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà, tỏ thái độ hách dịch khi giải quyết công việc với công dân”.

Tại khoản 2 Điều 11 Quy chế văn hóa công sở của Văn phòng Chính phủ quy định: “Trong giao tiếp và ứng xử, giảng viên Văn phòng Chính phủ phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt”.

Về trang phục của CBCC, hầu hết các cơ quan đều quy định lễ phục và trang phục ngày thường, yêu cầu gọn gàng, lịch sự như quy định trong một số văn bản về lễ tân nhà nước. Một số cơ quan như Y tế, Công an có thêm quy định về đồng phục. Nhiều cơ quan có thêm quy định về việc đeo thẻ trong giờ làm việc.

Ngoài ra, hầu hết các văn bản đều có quy định rõ về trách nhiệm thực hiện và biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.

Tóm lại, đến nay nhiều bộ đã ban hành các quy định liên quan đến văn hóa công sở. Tuy nhiên nội dung và phạm vi điều chỉnh chủ yếu là đối với cơ quan hành chính thuộc Bộ. Riêng chỉ có Bộ Y tế có thêm quy định về giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh. Vì vậy, các trường ĐTBD thuộc Bộ chưa có cơ sở pháp lý thống nhất chung từ Bộ chủ quản để triển khai xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại cơ quan mình.

2.2.1.2. Về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các trường ĐTBD thuộc Bộ

Qua khảo sát cho thấy việc ban hành các quy định về văn hóa công sở tại các cơ sở ĐTBD CBCC thuộc Bộ hiện nay chƣa đƣợc sát sao. Hầu hết các văn bản còn đang ở trạng thái là dự thảo hay có Quy chế tạm thời nhƣ Học viện Hành chính Quốc gia hoặc lồng ghép trong Quy chế làm việc, trong các Công Văn, Hướng dẫn (Trường Cán bộ Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ). Đa phần việc thực hiện Văn hóa công sở đều căn cứ và áp dụng qua Quy chế văn hóa công sở hoặc Quy tắc giao tiếp, ứng xử do Bộ mà trường đó trực thuộc ban hành. Điều này tạo nên nhiều bất cập vì đối tƣợng, phạm vi các văn bản do Bộ ban hành có thể sẽ không bao quát đƣợc đến các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là các đơn vị có đặc thù riêng về giảng dạy như các trường đào tạo, bồi dƣỡng. Thực tế cho thấy, bản thân các cơ sở ĐTBD đã có những nỗ lực để khắc phục tình trạng trên nhƣ mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng Văn hóa công sở, giao tiếp ứng xử cho các cán bộ, giảng viên trong trường giúp họ đƣợc tiếp cận sâu rộng và có sơ sở thực hiện theo những chuẩn mực về văn hóa, từ trang phục tới kỹ năng giao tiếp hay bài trí công ở tại cơ quan.

2.2.1.3. Về việc ban hành quy chế nội bộ tại các Trường ĐTBD CBCC thuộc Bộ

Ngoài những quy định, quy chế về văn hóa công sở, quy tắc giao tiếp ứng xử, việc ban hành đầy đủ các quy chế, quy định nội bộ giúp cho việc thực

thi nhiệm vụ của cán bộ giảng viên đƣợc thuận lợi, có cơ sở để đánh giá năng lực cũng nhƣ tạo nề nếp làm việc một cách quy chẩn và có hệ thống.

Qua khảo sát thực tế, nhiều cơ sở đã xây dựng hệ thống quy chế nội bộ cụ thể nhƣ sau:

- Trường Cán bộ Thanh tra ban hành quy chế làm việc của Trường Cán bộ Thanh tra (Quyết định số 09/QĐ-TTCP ngày 12/1/2015 của Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra về việc ban hành Quy chế làm việc của Trường Cán bộ Thanh tra), Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy định cấm hút thuốc lá, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường cán bộ thanh tra.

- Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ quản lý Thông tin, truyền thông ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng, chỉ đạo, định hướng của công cuộc cải cách hành chính tới từng viên chức đó là “xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa” và “thể chế hóa ý chí quyết tâm cao trong việc triển khai, thực hiện”. Ngày 14 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1332/QĐ- BNV về việc tăng cường công tác tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2013- 2015, cùng với đó, nhiều Bộ đã ban hành các quy định thủ tục hành chính mới, sửa đổi bổ sung và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vị quản lý của các bộ. Ví dụ như Bộ Công thương với Quyết định số7970/2012/QĐ-BCT ngày26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương về công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương hay Quyết định số 1297/2012/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội…..

Bảng 2.4. Nhận xét của giảng viên về quy chế, quy định trong trường 1 Có đầy đủ các quy chế, quy định, quy trình chuẩn

làm cơ sở để thực thi công việc

87,5%

2 Các quy chế, quy định rõ ràng 89,5%

3 Các quy chế, quy định phù hợp với thực tiễn 80%

4 Các quy chế, quy định đƣợc tuân thủ nghiêm túc, tự giác

78,5%

(Tổng hợp Phiếu khảo sát bằng phiếu tại các trường ĐTBD CBCC thuộc Bộ) Số liệu bảng cho thấy, tỷ lệ các cơ sở ĐTBD CBCC thuộc các bộ đều có đầy đủ các quy chế, quy định, quy trình chuẩn làm cơ sở để thực thi công việc (87,5%), các quy chế, quy định rõ ràng (89,5%), các quy chế, quy định phù hợp với thực tiễn (80%), các quy chế, quy định đƣợc tuân thủ nghiêm túc, tự giác (78,5%). Nhìn chung, về cơ bản các nội quy, quy chế, của từng trường đều được xây dựng tương đối đầy đủ, chỉ còn một số cơ sở chưa xây dựng quy chế riêng cho cơ quan, hoặc mới chỉ là quy chế tạm thời, quy chế đã cũ và còn nhiều bất cập về nội dung quy chế.

Nhìn chung, các cơ sở đã ban hành các quy chế, quy định theo đúng tinh thần chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành công sở. Các nguyên tắc, quy trình làm việc đƣợc công khai ở một số cơ sở nhƣ một yêu cầu bắt buộc.

Tuy nhiên, các quy chế, quy định ban hành chƣa đầy đủ, có nơi có quy định, quy chế này nhƣng chỗ khác lại không có. Chính vì không ban hành đầy đủ quy chế, quy định cụ thể nên một số cơ quan, đơn vị tổ chức hội họp, hội nghị, các đại biểu tham dự chƣa nghiêm túc, ra ngoài khi không có việc cần thiết và tùy tiện là tình trạng rất phổ biến hiện nay hoặc bỏ ra về trước khi cuộc họp, hội nghị chƣa kết thúc. Hành vi trên cũng chƣa đƣợc phê bình và chƣa đƣợc xử lý nghiêm.

2.2.2. Về trang phục, đeo thẻ của cán bộ, giảng viên a) Về trang phục của cán bộ, giảng viên

Ngày nay khi đời sống ngày một đƣợc cải thiện và nâng cao thì nhu cầu về mặc của xã hội nói chung và của cán bộ, công chức nói riêng cũng theo đó mà phong phú, đa dạng. Do đó, thực hiện thống nhất trang phục, lễ phục, đặc biệt trong môi trường giảng dạy là một nội dung quan trọng trong văn hóa công sở. Tất nhiên không yêu cầu cán bộ, giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phải có trang phục riêng hay đồng phục tùy một số ngành đặc thù mà điều quan trọng là cán bộ, giảng viên phải tự ý thức đƣợc cần phải mặc nhƣ thế nào cho phù hợp hoàn cảnh, công việc và vị trí bản thân

Nhìn chung, trang phục của cán bộ, giảng viên trong giờ làm việc tại cơ quan và khi giảng dạy đảm bảo trang trọng, lịch sự, đúng quy định. Một số trường như Trường Hải quan Việt Nam, Học viện Tư pháp… đã có quy định về trang phục riêng, thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo nghiêm túc, lịch sự.

Đối với những buổi lễ lớn, cuộc họp trọng thể, tiếp khách nước ngoài,… cán bộ, giảng viên mặc lễ phục và trang phục nhƣ áo vest, comple đối với nam, áo dài truyền thống đối với nữ..

Trong hoạt động đối ngoại, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ ngoại giao thuộc Học viện ngoại giao thực hiện theo quy chế văn hóa công sở của Bộ Ngoại giao đã có quy định riêng về trang phục, lễ phục phù hợp với tính chất và mức độ của từng sự kiện và đƣợc cán bộ, giảng viên nghiêm túc thực hiện. Trong các hoạt động đối ngoại lớn, Bộ Ngoại giao đã có hướng dẫn, phổ biến cụ thể về trang phục cho các đối tƣợng tham gia, đảm bảo tính trang nghiêm, văn hóa của các sự kiện.

Bảng 2.5. Nhận xét của học viên về trang phục của cán bộ, giảng viên khi giảng dạy tại các trường ĐTBD CBCC thuộc các bộ

1. Trang phục của CBGV gọn gàng, lịch sự, phù hợp công việc

80%

2. Trang phục của CBGV còn luộm thuộm 4%

3. Trang phục của CBGV không phân biệt đƣợc trang phục của cán bộ, giảng viên với học viên

6,7%

4. Chƣa có trang phục riêng cho CBGV 78%

(Tổng hợp Phiếu khảo sát bằng phiếu tại các trường ĐTBD CBCC thuộc Bộ)

Qua bảng khảo sát có thể thấy, khi hỏi học viên về vấn đề trang phục của cán bộ, giảng viên khi giảng dạy thì có đến 80% học viên đánh giá là trang phục của cán bộ, giảng viên là gọn gàng, lịch sự phù hợp với công việc, 4% học viên cho rằng trang phục của cán bộ, giảng viên còn luộm thuộm, 6,7% đánh giá là không phân biệt đƣợc trang phục của cán bộ, giảng viên với học viên, 78% cán bộ, giảng viên trả lời là cơ sở đào tạo chƣa có trang phục riêng. Qua kết quả trên cho thấy cán bộ, giảng viên đã coi trọng việc ăn mặc, điều này thể hiện ý chí và ý thức tôn trọng của người cán bộ, giảng viên với trách nhiệm công việc của mình.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ chuyên môn của người cán bộ, giảng viên dù ở bất kỳ địa bàn hay cơ sở nào họ luôn phải thể hiện mình là đại diện của trường đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ chuyên môn với học viên nên trang phục phải gọn gàng, lịch sự và phù hợp với hoàn cảnh. Đây cũng là một nét văn hóa công sở giúp tạo đƣợc một hình ảnh nghiêm trang và chuyên nghiệp.

Những trường hợp cán bộ, giảng viên được hỏi tại sao không mặc trang phục theo quy định thì họ lại cho rằng đôi khi việc ăn mặc nhƣ thế giúp họ có

Một phần của tài liệu Văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)