CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ
3.1. Quan điểm, căn cứ xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ
3.1. Quan điểm, căn cứ xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ
3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã đề ra phương hướng “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đƣợc thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã đề ra định hướng lớn để phát triển văn hóa là “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.”
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã tiếp tục đề ra mục tiêu chung: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện -
mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Để thực hiện mục tiêu chung đó, Nghị quyết cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong đó có: “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
3.1.2. Quan điểm xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng thuộc bộ
- Quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
- Xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc bộ nhằm giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo phong cách ứng xử của đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn chuẩn mực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trường, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đáp ứng sự hài lòng của người học và các tổ chức.
- Xây dựng văn hóa công sở phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của hoạt động công vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, chú trọng đến đặc thù trong tổ chức, hoạt động của từng ngành, địa phương đòi hỏi phải có những quy định riêng về văn hóa công sở.
- Xây dựng văn hóa công sở phải hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc tổ chức thực hiện đúng các quy định pháp luật về văn hóa công sở tại cơ quan, đơn vị mình.
3.1.3. Căn cứ pháp lý xây dựng văn hóa công sở tại các trường đào tạo, bồi dƣỡng thuộc bộ
- Luật Cán bộ, Công chức tại Mục 3, Chương 2, trong các điều 15,16,17 quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC. Ngoài ra, tại Mục 4, Luật này còn có thêm Điều 18 quy định những việc CBCC không đƣợc làm liên quan đến đạo đức công vụ.
- Luật Viên chức tại Mục 2, Chương 2 trong các điều từ 16, 17,18 19 quy địnhvề nghĩa vụ và quy tắc đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp viên chức, những việc viên chức không đƣợc làm.
- Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP đã xác định nhiệm vụ: Xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; hiện đại hoá nền hành chính;xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐTngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Mặc dù Quy chế này áp dụng tại các cơ quan hành chính nhà nước nhƣng nhiều nội dung của Quy chế có thể vận dụng để xây dựng Quy chế văn hóa công sở tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại các trường đàotạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói riêng. Luận văn cũng xem đây là cơ sở quan trọng và trực tiếp để đề xuất xây dựng văn hóa công sở tại các trường đàotạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức.
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm 3 chương, 16 điều. Cụ thể như sau:
+ Ở chương 1 là những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, mục tiêu, nguyên tắc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Bộ, các cơ quan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Mục tiêu của quy chế nhằm đảm bảo tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của công chức có phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Quy chế cũng đƣa ra những nguyên tắc khi thực hiện văn hóa công sở phải tuân thủ là phải phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc, phù hợp với định hướng và phù hợp với các quy định của pháp luật, yêu cầu của cải cách hành chính.
Quy chế cũng đƣa ra những hành vi bị cấm nhƣ không hút thuốc lá trong phòng làm việc, không sử dụng đồ uống có cồn tại công sở, trừ những trường hợp được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao, quảng cáo ngoại giao tại công sở.
+ Chương 2 là những quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán công chức.
Về trang phục, khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự; trường hợp có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Tại Điều 6 của Quy chế có quy định cụ thể về lễ phục nhƣ sau:
Lễ phục của công chức là trang phục chính thức đƣợc sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. Lễ phục của nam công chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat; Lễ phục của nữ công chức:
áo dài truyền thống, bộ comple nữ. Đối với công chức là người dân tộc thiểu
Thẻ công chức đƣợc quy định khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải đeo thẻ. Thẻ công chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu công chức. Việc quy định đeo thẻ tạo thuận lợi cho quá trình thực thi công vụ, giao tiếp, tiếp dân của công chức. Tuy nhiên để thống nhất về mẫu thẻ và cách đeo thẻ thì Bộ Nội vụ cần có những hướng dẫn cụ thể.
Về giao tiếp và ứng xử, không chỉ là hai hoạt động có mục đích của con người mà là yêu cầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức. Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử của công chức bao gồm: Giao tiếp và ứng xử với nhân dân; Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp; Giao tiếp qua điện thoại.
+ Chương 3 là những quy định về bài trí công sở.
Việc treo Quốc kỳ, Quốc huy đƣợc quy định tại Điều 11, Điều 12 của quy chế trong đó quy định quốc kỳ, quốc huy phải treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc tòa nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo. Tuy nhiên cần lưu ý không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng, treo Quốc kỳ cũng quy định cụ thể phải treo ở những nơi trang trọng trước công sở hoặc tòa nhà chính. Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc đã đƣợc Hiến pháp quy định, việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo các nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang.
Về bài trí khuôn viên công sở đƣợc quy định cụ thể tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 quy định những vấn đề về biển tên cơ quan, phòng làm việc và khu vực để phương tiện giao thông.