CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CÁC BỘ
2.1. Giới thiệu chung về các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ
2.1.1. Vị trí pháp lý của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ
Theo Điều 2, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ la cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Theo Điều 17 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP, trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ có các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức, Học viện thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ. Tên gọi cụ thể từng trường sẽ được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.
Đến nay chƣa có văn bản pháp lý quy định chung về vị trí, nhiệm vụ của các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ. Căn cứ quy định tại Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 của Chính phủ quy định về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động đối với trường của cơ quan xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lƣợng vũ trang nhân dân; Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi bộ, Quyết định của Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ và qua nghiên cứu thực tế, có thể khái quát về vị trí và chức năng
của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ như sau:
Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, pháp luật, hành chính nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; nghiên cứu khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng của Bộ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong số các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng thuộc bộ, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị có vị trí pháp lý đặc biệt, khác với các trường đào tạo, bồi dƣỡng thuộc bộ khác. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Nội vụ, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dƣỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tƣ vấn trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước. Học viện Hành chính Quốc gia có con dấu hình Quốc huy.
2.1.2. Nhiệm vụ của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ
Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các bộ có nhiệm vụ và quyền hạn chung sau:
1. Xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển trường theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.
2. Về đào tạo, bồi dƣỡng:
a) Xây dựng, đề xuất với cấp có thẩm quyền chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, tổ chức thực hiện theo phân công của Bộ;
b) Tổ chức hoặc tham gia với các đơn vị liên quan biên soạn và lựa chọn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của Bộ và quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ xây dựng kế hoạch:
đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức; kinh phí hoạt động của Trường cho các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng hàng năm trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo vị trí việc làm, theo tiêu chuẩn ngạch công chức (cán sự, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương), theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cho cán bộ, công chức, viên chức;
f) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp cho các đối tượng công chức, viên chức ngành thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ;
g) Thực hiện quản lý và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học, sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy chế văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
a) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, tƣ vấn trong lĩnh vực công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuộc
chức năng quản lý nhà nước của Bộ theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;
b) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án, đề tài công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực ngành theo phân công của Bộ;
c) Thực hiện hợp tác với các tổ chức liên quan trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, viên chức theo nhiệm vụ đƣợc giao và quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê kết quả hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng công chức hằng năm theo quy định.
5. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của Trường; thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức, đội ngũ giảng viên theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
6. Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao, tổ chức sử dụng và quản lý ngân sách, kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc phân bổ theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.
Về phân công, phân cấp tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo bồi dƣỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các trường đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc bộ, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức quy định nhƣ sau:
- Học viện, Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là cơ
sở đào tạo, bồi dƣỡng) tổ chức biên soạn tài liệu bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng theo chương trình do Bộ Nội vụ ban hành; tài liệu bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
- Các Học viện, Trường, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính và tương đương;
+ Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo chuyên môn nghiệp vụ và các đối tƣợng khác do cấp có thẩm quyền giao.
Ngoài các nhiệm vụ chung trên, riêng Học viện Hành chính Quốc gia còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ,cấp sở và tương đương; Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật; Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước; tư vấn chính sách cho Bộ Nội vụ và Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
2.1.3. Các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ và 4 Cơ quan ngang Bộ.
18 Bộ bao gồm: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.
4 cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, Văn phòng Chính phủ.
Các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ (không bao gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) tại Bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc bộ (không bao gồm Bộ Công an và Bộ Quốc phòng)
STT Tên trường
Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ
quản 1 Trung tâm bồi dƣỡng cán bộ ngoại giao Bộ Ngoại giao
2 Học viện Hành chính Quốc gia Bộ Nội vụ
3 Trường Đại học Nội vụ Bộ Nội vụ
4 Trường ĐTBD CBCC Bộ Nội vụ Bộ Nội vụ
5 Học viện Tƣ pháp Bộ Tƣ pháp
6 Trung tâm Bồi dƣỡng Cán bộ Kinh tế -Kế hoạch Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ
7 Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài chính Bộ Tài chính 8 Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương trung ương Bộ Công thương 9 Trường Cán bộ Quản lý và phát triển Nông thôn I
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
10 Trường Cán bộ Quản lý và phát triển Nông thôn II
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
11 Trường Cán bộ quản lý GTVT Bộ Giao thông
vận tải 12 Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Bộ Xây dựng 13 Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ quản lý TT&TT Bộ Thông tin và
truyền thông
14 Trường ĐTBD CBCC Lao động, xã hội
Bộ Lao động thương binh và xã hội
15 Trường Cán bộ quản lý Văn hóa thể thao và du lịch Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch 16 Trường Quản lý Khoa học và công nghệ Bộ Khoa học công
nghệ
17 Học viện Quản lý Giáo dục Bộ Giáo dục và
Đào tạo
18 Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP. Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo
19 Trung tâm Đào tạo, bồi dƣỡng Cán bộ Dân số - Y tế Bộ Y tế
20 Trường Bồi dưỡng Cán bộ Ngân hang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
21 Trường Cán bộ Thanh tra Thanh tra Chính
phủ
22 Trung tâm ĐTBD nghiệp vụ miền Trung - Tây Nguyên Thanh tra Chính phủ
Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay đang trong giai đoạn thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại 6 tổ chức, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức thuộc các đơn vị, gồm: Trung tâm Đào tạo và Truyền thông biển, hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông đất đai trực thuộc Tổng cục
Quản lý đất đai; Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dƣỡng nghiệp vụ khí tƣợng thủy văn trực thuộc Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn quốc gia; Trung tâm Đào tạo Việt - Hàn trực thuộc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và Bồi dƣỡng cán bộ công chức trực thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Theo Nghị định 34/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, Trường Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức Bộ Nội vụ không còn trong cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và chức năng, nhiệm vụ của Trường sẽ được hợp nhất với Học viện Hành chính Quốc gia. Tuy nhiên hiện nay chƣa có quy định pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia sau khi chuyển từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia về trực thuộc Bộ Nội vụ và khi sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng trực thuộc Bộ.
Qua Bảng trên có thể thấy, hiện nay, các cơ sở ĐTBD CBCC thuộc các bộ, ngành đƣợc tổ chức theo 3 hình thức cơ bản: (1) Học viện trực thuộc Bộ, ngành (nhƣ Học viện Tƣ pháp, Học viện Cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị); (2) Trường bồi dưỡng cán bộ (như Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ công thương trung ương, Trường bồi dưỡng Cán bộ tài chính); và (3) Trung tâm bồi dƣỡng (nhƣ Trung tâm Bồi dƣỡng Cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Trung tâm bồi dƣỡng cán bộ ngoại giao v.v)
Về thẩm quyền ra quyết định thành lập các cơ sở này cũng khác nhau, có trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định (như Trường bồi dưỡng Cán bộ Tài chính, Học viện Tƣ pháp), phần lớn các cơ sở còn lại là do Bộ trưởng hay lãnh đạo ngành ra quyết định thành lập. Đa số các cơ sở này là đơn vị trực thuộc bộ, ngành, nhƣng lại có đơn vị trực thuộc Vụ Tổ chức – Cán bộ (nhƣ Trung tâm Bồi dƣỡng Cán bộ Kinh tế - Kế hoạch).
Cơ cấu tổ chức các cơ sở ĐTBD CBCC thuộc các bộ cũng có sự khác nhau đáng kể. Trong khi đa số các cơ sở có số lƣợng viên chức, giảng viên từ
vài chục đến hàng trăm người, thì có những đơn vị rất nhỏ, có tổng số 9 người (Trung tâm Bồi dƣỡng Cán bộ Kinh tế - Kế hoạch). Một số Bộ có Học viện đào tạo hay Trung tâm bồi dƣỡng cán bộ, công chức (nhƣ Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ). Một số cơ sở đào tạo lớn nhƣ Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và Học viện Hành chính Quốc gia v.v có trụ sở tại Hà Nội và một số cơ sở, phân viện theo khu vực địa lý, và có trung tâm hay viện trong cơ cấu. Các cơ sở đã thành lập các phòng, ban tham mưu, tổng hợp và có khoa, bộ môn chuyên ngành. Cá biệt có đơn vị còn có phòng, ban tham mưu, có giảng viên kiêm chức song chưa có khoa, bộ môn.
Ngoài ra, trong cũng một bộ có Học viện thực hiện cả chức năng nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học và cả chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nhƣ Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Hành chính Quốc gia; Có Học viện thuộc Bộ chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo đại học, sau đại học nhƣ Học viện Ngoại giao, Học viện Ngân hàng, không thuộc trường đào tạo, bồi dưỡng CBCC mà có trung tâm ĐTBD CBCC thuộc Bộ. Có trường đại học thuộc Bộ nhưng vẫn thực hiện thêm một số nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng CBCC.
Sự thiếu nhất quán về cơ cấu tổ chức giữa các trường ĐTBD CBCC thuộc các bộ dẫn đến những khó khăn nhất định trong quản lý và hoạt động của một số đơn vị.
Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu, tổ chức bộ máy là do chƣa có văn bản quy định thống nhất về vấn đề này cho bộ, ngành cũng nhƣ quan tâm của các bộ, ngành về ĐTBD CBCC của mình.
2.1.2. Về đội ngũ lãnh đạo và quản lý cán bộ, giảng viên a) Số lượng và cơ cấu
Số lượng và cơ cấu tại các trường này có sự chênh lệnh rõ rệt. Các Học viện có quân số lớn nhất trên dưới 100 người (Học viện Hành chính Quốc gia có trên 800 người, Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị có 150