Giai đoạn bào thai và sơ sinh

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÕNG ĐỜI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ

2.1. Giai đoạn bào thai và sơ sinh

Nghi lễ được cử hành khi người phụ nữ có mang thai từ tháng thứ 05 đến tháng thứ 08. Mục đích là cầu nguyện cho người phụ nữ sinh dễ dàng và gia đình tin tưởng rằng đứa trẻ sau khi ra đời sẽ khỏe mạnh, thông minh.

Lễ vật gồm: 01 ché rượu, 01 chén nước.

Người phụ nữ mang thai được cúng ngồi trên chiếc chiếu trải sát vách nhà ở phía Đông, mặt hướng về phía Tây đối diện với thầy cúng, trước mặt trên chiếc chiếu là một chén nước. Thầy cúng ngồi mặt hướng về phía Đông, đối diện với người phụ nữ

mang thai. Chính giữa thầy cúng và người phụ nữ mang thai là ché rượu được người ta buộc ở cột cây dựng chính giữa nhà sàn.

Sau khi chuẩn bị xong. Thầy cúng tay cầm cần rượu và bắt đầu khấn:

Ơ,… Yang.

Tôi gọi ông thần hướng Đông, thần hướng Tây, thần trời (Yang Adiê), Yang Lăn (thần đất), thần nước (Yang Ea), thần núi (Yang chứ) và các vị thần số mệnh (Bung sôk), thần bảo vệ sức khỏe (oi Mghi) trong vùng.

Hôm nay tôi cúng một ché rượu, một chén nước cho Yang. Mời thần hướng Đông, thần hướng Tây, thần trời (Yang Adiê), thần nước (Yang Ea), thần núi (Yang chứ) và các vị thần hộ mệnh (Bung sôk), thần bảo vệ sức khỏe (Oi Mghi) trong vùng,…

về đây uống rượu, phù hộ sức khỏe cho bà mang thai; sau này sinh con dễ dàng, khỏe mạnh, thông minh, không bệnh đau, mau chóng trưởng thành”.

Khi Thầy cúng khấn xong. Người phụ nữ mang thai lấy chén nước cúng đổ xuống sàn nhà mục đích là cho Yang uống trước.

Người phụ nữ mang thai cầm cần. Thầy cúng múc nước đổ vào ché cho người phụ nữ uống rượu. Sau khi uống xong một tô rượu, người phụ nữ mang thai hút một tô rượu mời thầy cúng. Thầy cúng uống xong, thì tiếp tục hút rượu và mời cha mẹ của người phụ nữ mang thai uống, sau đó mời đến chồng của người phụ nữ mang thai.

Sau khi uống xong, chồng của người phụ nữ mang thai có nhiệm vụ hút rượu ra tô và tiếp tục mời mọi người trong nhà uống rượu.

2.1.2. Nghi lễ rửa tay cho bà đỡ

Nghi lễ được tổ chức khi đứa trẻ sinh ra được một ngày. Mục đích của buổi lễ là trả ơn cho bà đỡ và mừng đứa trẻ gia nhập gia đình.

Lễ vật gồm: 01 con gà mái đang ấp, được luộc chín; 01 ché rượu, 01 chiếc cong đồng (01 con gà, khi ăn để lại 01 cái đùi gà cho bà đỡ đem về nhà; phần thịt gà còn lại được xé ra để mọi người cùng ăn).

Hiện nay do đời sống và điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nên các bà mẹ thường sinh tại trạm y tế, vì vậy thay cho việc cúng rửa tay cho bà đỡ, người ta cúng cho người mà đưa người mẹ đến trạm y tế để sinh; trường hợp không có người đưa đi

mà chỉ có gia đình người mẹ đưa đi thì lễ vật cúng cũng khác nhau. Nếu có người đưa người mẹ đi trạm y tế để sinh, thì lễ vật chỉ có 01 ché rượu, 01 chiếc cong đồng và 100.000 đồng trả công cho người đưa đi trạm y tế; nếu trường hợp không có người đưa đi thì lễ vật chỉ 01 chiếc cong đồng và 01 chén nước lã.

Ché rượu được buộc vào cây dựng chính giữa nhà sàn, gần cửa ra vào; trên nền nhà sàn dọc theo vách nhà hướng Đông họ trải chiếc chiếu ngay cửa sổ, trên chiếu họ đặt 01 chén nước; người mẹ và đứa trẻ ngồi trên chiếc chiếu, sát vách nhà, mặt nhìn về phía thầy cúng. Thầy cúng tay cầm cần rượu ché bắt đầu khấn:

Ơ,… Yang !

Tôi gọi ông thần hướng Đông, thần hướng Tây, thần trời (Yang Adiê), Yang Lăn (thần đất), thần nước (Yang Ea), thần núi (Yang chứ) và thần đất đai (Yang Lăn), thần bảo vệ sức khỏe con người (Oi Mghi) và các vị thần hộ mệnh trong vùng,…

Trước kia nó ở trong bụng mẹ. Hiện nay đã sinh ra và nhập vào gia đình. Hôm nay tôi cúng 01 chén rượu, 01 chén nước cho Yang. Cầu mong các vị thần linh phù hộ, giúp đỡ nó có nhiều nhiều sức khỏe, mau lớn, sinh sống bình thường như cha mẹ và anh em trong gia đình”.

Sau khi khấn xong, thầy cúng mời đứa nhỏ cầm cần (người mẹ cầm cần thay cho con); thầy cúng đổ nước vào ché rượu, người mẹ hút rượu và lấy ngón tay trỏ chạm vào 01 giọt rượu để vào miệng đứa trẻ.

Sau thủ tục cúng cho đứa trẻ. Chủ nhà lấy một ché rượu cột sát với ché rượu trước để mời bà đỡ uống. Mục đích là trả ơn cho bà đỡ.

Đại diện chủ nhà lấy chiếc cong đồng đeo cho bà đỡ và khấn: “Cầu mong sức của bà đỡ dẻo dai như chiếc coong đồng và cứng như đá”.

Sau khi khấn xong chủ nhà đổ 01 tô nước vào ché và mời bà đỡ cầm cần để uống. Khi uống xong bà đỡ cầm cần và hút ra 02 tô rượu để mời chồng bà đỡ uống 01 tô với chủ nhà và 01 tô bà uống với người đổ nước.

Sau thủ tục uống rượu. Chủ nhà xé gà ra thành nhiều miếng nhỏ và dành lại một cái đùi gà để cho bà đỡ đem về mục đích là trả ơn (những gia đình có điều kiện họ để

lại cho bà đỡ một nửa con gà). Cơm, canh lúc này được bày lên chiếu và mời bà đỡ cùng gia đình ăn. Rượu trong 02 ché được hút ra và tiếp tục uống.

2.1.3. Nghi lễ đặt tên

Nghi lễ đặt tên được tổ chức khi đứa trẻ sinh ra được 03 tháng tuổi.

Theo quan niệm của người Êđê Mdhur mỗi con người có một linh hồn gọi là Mngăt, khi chết hồn sẽ thoát khỏi thân xác bay lên trời và sống tản mạn trong không trung. Một đứa trẻ vừa ra đời, thì sẽ được một trong số các hồn nhập vào thân thể của đứa trẻ, làm cho đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, sau này trong cuộc sống con người, hồn thường tạo nên những giấc mơ trong lúc ngủ là linh hồn của con người.

Theo phong tục của người Êđê Mdhur, trong một gia đình nếu có nhiều người con thì họ chỉ đặt tên cho đứa đầu. Những đứa con sau thì họ lấy tên theo vần của đứa đầu. Người Êđê Mdhur quan niệm rằng khi đứa trẻ sinh ra mà thường hay khóc hoặc thường bệnh đau nhiều,... thì đứa trẻ đó đã bị hồn của người đã chết trong dòng họ nhập vào. Vì thế, cha mẹ phải mời thầy bói để nhà để xem linh hồn của những người nào đã nhập vào hồn của đứa trẻ. Ví dụ, khi thầy bói xem nếu trong dòng họ có người tên Oi Đông nhập vào đứa trẻ, thì đứa trẻ sẽ được lấy vần sau của người có tên là Oi Đông, tên của đứa sẽ được đặt là Y Long, nếu con gái là Hờ Long hoặc ông bà tên là Oi Khóa nhập vào đứa trẻ, thì đứa trẻ sẽ đặt tên là Y Lóa, hoặc là Hờ Khóa,… Ngày nay việc đặt tên theo vần của dòng họ ông bà vẫn còn, nhưng họ chỉ dùng để gọi trong nhà, còn tên trong khai sinh thì cha, mẹ đẻ đặt một tên khác. Còn đối với những đứa trẻ sinh ra mạnh khỏe thì mẹ và người cha tự đặt tên cho bé.

Lễ vật gồm: 03 ché rượu, 03 con gà (đã luộc chín và để nguyên con), 03 chén cơm, 03 cái cong đồng, 03 tô rượu (được hút từ 03 ché) và 03 cây nến.

Các ché rượu được buộc ở cột chính dựng giữa nhà sàn, gần cửa ra vào; trên nền nhà sàn dọc theo vách nhà hướng Đông họ trải chiếc chiếu ngay cửa sổ, trên chiếu họ đặt 03 con gà, 03 chén cơm, 03 chiếc cong đồng, 03 chén rượu và 03 cây nến được thắp sáng. Người mẹ và đứa trẻ trẻ ngồi trên chiếc chiếu sát vách, mặt nhìn về phía Tây nơi thầy cúng đang ngồi (trong thời gian thầy cúng khấn thì mọi người không được đi trước mặt thầy cúng).

Thầy cúng tay cầm cần rượu ché khấn:

“Ơ,… Yang !

Tôi gọi ông thần hướng Đông, thần hướng Tây, thần trời (Yang Adiê), Yang Lăn (thần đất), thần nước (Yang Ea), thần núi (Yang chứ) và thần đất đai (Yang Lăn), thần bảo vệ sức khỏe con người (Oi Mghi), thần Mnut hră (thần trông coi nguồn nước, đem lại sức khỏe cho trẻ sơ sinh và người dân trong làng) và các vị thần hộ mệnh trong vùng,…

Hôm nay gia đình tôi cúng ba ché rượu, ba cái cong đồng, ba chén rượu và một chén nước để đặt tên cho đứa trẻ. Xin mời các vị thần linh,... về đây ăn cơm, ăn thịt, uống rượu say xưa để chứng tên của đứa trẻ. Sau này thần linh phù hộ cho nó có sức khẻ, mau chóng lớn để làm ăn”.

Khấn xong, thầy cúng bước tới chiếc chiếu lấy một cái ly nhỏ để múc 03 ly rượu trong 03 tô và cho đứa trẻ uống 03 lần (thầy cúng lấy nước chạm vào môi đứa trẻ, người mẹ sẽ uống thay).

Tiếp tục thầy cúng lấy 03 miếng gan con gà (mỗi con một miếng) và 03 hạt cơm (tượng trưng cho 03 chén cơm) để đưa cho đứa trẻ ăn.

Sau thủ tục ăn, Người mẹ cầm cần rượu thay cho đứa trẻ. Thầy cúng lấy 03 chiếc cong đồng đeo vào tay của đứa trẻ và khấn:

Cầu mong đứa trẻ sau này có sức khẻo dẻo dai như chiếc cong đồng và cứng như đá. Cầu mong Yang giữ tên cho đứa trẻ đến khi tuổi già”.

Khấn xong thầy cúng đổ nước vào ché rượu mời đứa trẻ cầm cần uống rượu (người mẹ cầm thay) lần lượt đổ nước vào từng ché một cho đến ché thứ 03. Sau đó rượu trong 03 ché được hút ra xô.

Thầy cúng tay xé nhỏ thịt gà rồi chia đều cho mọi người cùng ăn, xương gà, cơm không được làm rớt xuống sàn (nếu rớt phải lấy lên) mà phải được bỏ vào ba lá chuối (Mỗi một con gà một tàu là chuối). Tất cả những gì không ăn, uống được như xương gà, hèm rượu phải được người nhà chôn cất cẩn thận, không cho súc vật đào bới ăn. Việc chôn cất được thực hiện vào sáng sớm ngày hôm sau, khi con gà vừa ra khỏi chuồng.

Tiếp theo phần ăn, thì rượu tiếp tục được hút ra và mời dòng họ và bà con trong buôn. Mọi người uống không được say và người nhà không được nhắc thêm ché rượu cần nào nữa, mọi người không được nói bậy hay cãi vã.

2.1.4. Nghi lễ thổi tai

Nghi lễ thổi tai được tổ chức đúng vào dịp đứa trẻ tròn một năm tuổi. Mục đích là cầu mong đứa trẻ nghe rõ, nói được, lớn lên tài giỏi thông minh. Hiện nay trên địa bàn huyện Sông Hinh, một số buôn đã bỏ phong tục này như: buôn Krông, buôn Nhum (xã Ea Bia), buôn Bầu (xã Ea Trol),…

Lễ vật gồm: Con gái 05 ché rượu (nếu là con trai 07 ché rượu), 01 con heo (được làm thịt luộc chín, nhưng chỉ dọn cúng 01 dĩa thịt luộc), 01 chén nước, 01 chiếc cong đồng, 01 nồi đồng (được đổ rượu đầy), 01 cái áo, 01 cái thúng (dùng để bỏ 01 sợi dây chuyền bằng vàng (hoặc) bạc có đính nhiều hạt ngọc trai, 01 áo, 01 cái kim, 01 củ gừng được giã nhỏ).

Trên nền nhà sàn trải chiếc chiếu và đặt trên đó các lễ vật để cúng. Ngồi bên chiếc chiếu là người mẹ và đứa trẻ được cúng (người mẹ và đứa trẻ được mặc quần áo truyền thống). Thầy cúng trong trang phục truyền thống Êđê mặt hướng về phía Đông, đối diện với đứa trẻ. Ché rượu được cột giữa nhà sàn.

Sau khi chuẩn bị xong, thầy cúng dùng miệng nhai củ gừng, tay cầm cây kim có luồng sợi chỉ và thổi vào hai tai, đồng thời lấy kim vòng bảy vòng trên đầu người đứa trẻ (nếu con gái thì thổi 05 lần thổi và 05 vòng kim trên đầu; nếu con trai thì thổi 07 lần và 07 vòng kim)

Đồng thời thầy cúng ôm đứa trẻ đưa lên trên trời và miệng hô:

“Chư hư, chư hư, chư hư (khỏe nhé).

Cầu mong cho đứa trẻ có đủ sức khỏe, tài giỏi, tai nó nghe được rõ, miệng nó nó được, không đừng có nói cà lăm,… Những cái xấu đưa về trời, đi theo dòng sông, dòng suối, đi ra biển,...”

Sau đó chủ nhà mời 03 người hoặc 05 người (số người phải lẻ) là những người trong dòng họ phía gái của người mẹ đứa trẻ (trường hợp thiếu người phía gái, mới mời dòng họ phía trai tham gia) đây là những người có sức khỏe tốt, người có uy tín để

uống nồi đựng rượu. Khi uống tất cả cùng bưng nồi rượu lên và thứ tự uống xoay đủ 07 vòng cho đến khi hết rượu trong nồi đồng mới bỏ xuống, trong khi uống không được nói bậy (thể hiện sức mạnh, không bệnh đau).

Kết thúc phần uống rượu trong nồi đồng, chủ nhà bày ra một chiếc rổ tre, đựng 01 cục đá, cây viết, tiền, hòn bi, lá bài (trước kia lưỡi cày, con dao, cái cuốc, cây roi đi cày…) mục đích để cho đứa trẻ chơi và chọn một trong những thứ họ bỏ trên chiếu.

Nếu đứa trẻ đưa tay lấy hòn đá thì thể hiện sau này đứa trẻ có sức mạnh dồi dào; nếu lấy tiền, thì sau này làm ăn phát đạt; nếu lấy hòn bi hoặc bài thì thể hiện sau này đứa trẻ ham chơi nhiều; nếu lấy cây bút, thì sau này đứa trẻ sẽ làm cán bộ,… từ những cách lựa chon như vậy sẽ giúp cho người cha, người mẹ biết cách giáo dục và dạy con cái sau này.

Khi cúng xong bắt đầu ăn, họ mời thầy cúng và những người lớn tuổi đến dự và chủ nhà ăn trước; rồi đến những người phụ nữ, sau cùng là những người còn lại. Sau khi ăn xong tới phần uống rượu, theo thứ tự vợ trước, chồng sau, tới thầy cúng sau đó giao cần lại cho thanh niên hút rượu vào tô phân chia cho mọi người.

Tiếp theo muốn uống rượu nữa, thì người lấy rượu để uống, nhưng ché rượu không được cột giữa nhà và chung với năm ché hoặc bảy ché đã cột đầu tiền.

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)