Những yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

3.2. Những yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

3.2.1. Về kinh tế

Với chủ trương đổi mới toàn diện trong Đại hội VI của Đảng, sau gần 3 thập kỷ Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt về kinh tế - văn hóa – xã hội. Có thể kể đến như: GDP hằng năm tăng trưởng cao, công tác y tế - giáo dục – văn hóa – xã hội được chăm lo; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt; các chính sách dân tộc cũng đã được triển khai và dần đi vào chiều sâu. Có thể nói, với những đột phá này cũng đã tác động mạnh mẽ đến dời sống văn hóa và là tiền đề cho những biến đổi trong nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur nói riêng và các dân tộc trên khắp cả nước nói chung.

Thời gian qua, các cấp chính quyền từ Trung ương cho đến địa phương đã rất quan tâm đến đời sống nhân dân, từng bước cải thiện tình hình đói nghèo, đẩy lùi lạc hậu thông qua các công tác quản lý xã hội, phát triển kinh tế, định hướng cho người dân thay đổi các hoạt động kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng nguồn thu nhập, tận dụng các thế mạnh, hạn chế những điểm yếu để cải thiện đời sống.

Đặc biệt là các dự án được sự đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước như: chương trình 132, chương trình 134, chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ vay vốn tín dụng, đào tạo nghề, ưu đãi thuế,… Đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của cả nước trong đó có các buôn làng người Êđê Mdhur. Đường ô tô đã được bê tông hóa vào các làng xã; một số buôn làng đã có điện lưới quốc gia; hệ thống trường học từ mẫu giáo cho đến cấp 2 được triển khai tới các buôn làng; cơ sở y tế và đội ngũ y bác sĩ đã được xây dựng tại mỗi xã để chăm lo đời sống người dân,…

Với nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, phương thức sản xuất truyền thống, người Êđê Mdhur cũng đã biết chăm nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác như:

trâu, bò, dê,… Họ cũng đã biết áp dụng một số kỹ thuật gieo trồng được các cán bộ khuyến nông chỉ dạy; sản phẩm nông sản và thủ công làm ra họ đem ra chợ bán để mua về những vật dụng cần thiết mà họ không tự làm ra được. Bên cạnh đó, nhiều họ gia đình đã chuyển từ làm nông sang làm dịch vụ như: bán hàng ở nhà (tạp hóa), làm thợ hồ, thợ mộc,… Nhiều gia đình đã có ti vi, xe máy,… và các thiết bị hiện đại khác.

Hệ thống giao thông thuận tiện nên các loại hàng hóa đáp ứng đời sống hằng ngày được phổ biến hơn từ thức ăn, nội thất trong nhà, vật tư nông nghiệp, đồ điện tử,... Đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của người Ê đê Mdhur. Từ đây, những giá trị mới được người dân biết tới nhiều hơn và chấp nhận nhiều hơn. Đó là một trong nhiều yếu tố dẫn tới sự biến đổi nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur.

3.2.2. Về xã hội – văn hóa:

Sau năm 1945, Cách Mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa đã được chú ý và đặt lên hàng đầu cùng với đó là giải quyết vấn đề nghèo đói. Con em người Êđê Mdhur đã được tới trường, chăm sóc y tế,… Từ đó giặc đói, giặc dốt từng bước bị đẩy lùi, đời sống người dân dần dần đi lên.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa và xã hội kéo theo sự phát triển của thông tin truyền thông, có thể kể đến như: tivi, báo chí, đài, sách, loa truyền thông, các ấn phẩm văn hóa,... là những yếu tố quan trọng góp phần làm thay đổi đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của người Êđê Mdhur giúp người Êđê Mdhur dường như xích lại gần hơn với các tộc người khác. Qúa trình tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, cải biến những nét văn hóa truyền thống không còn phù hợp, nhân lên những giá trị cốt lõi trong văn hóa cổ tuyền đã phục vụ tố hơn nhu cầu tinh thần của người dân. Trong quá tình tiếp nhận ấy, nhiều giá trị văn hóa của người Êđê Mdhur cũng bị mai một bởi một số nguyên nhân khác nhau mà sự yếu thế của nền văn hóa truyền thống trong xã hội hiện nay là một trong những lý do quan trọng.

Giao lưu tiếp biến văn hóa là quy luật mang tính khách quan, phổ biến đối với sự phát triển văn hóa – xã hội. Văn hóa tộc người Êđê Mdhur cũng nằm trong sự vận hành chung của quy luật ấy, nhất là trong bối cảnh văn hóa người Êđê Mdhur bị ảnh hưởng rất nhiều từ người Jarai và người Chăm; vì vậy, sự giao lưu, tiếp biến diễn ra thường xuyên hơn đã làm cho văn hóa người Êđê Mdhur ngày càng phong phú, đa dạng. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của người Êđê Mdhur với các dân tộc khác được thể hiện khá toàn diện trong đời sống văn hóa tinh thần, vật chất, đặc biệt là trong ngôn ngữ với người Kinh, ngôn ngữ của người Êđê Mdhur hiện tại đã bị “Kinh hóa”

rất nhiều, ví dụ như: cà phê, bột ngọt, mít,…

3.2.3. Về chính sách và pháp luật:

Một trong những lý do dẫn đến sự biến đổi nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur chính là sự tác động từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phổ cập giáo dục, chăm lo y tế, bảo tồn văn hóa và các chính sách an sinh khác. Những chính sách ấy một mặt làm nâng cao đời sống của người Êđê Mdhur nhưng mặt khác cũng làm biến đổi văn hóa của họ mà nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur là một đối tượng chịu ảnh hưởng.

Nghị quyết TW 9 khóa XI của Đảng diễn ra vào ngày 16 tháng 07 năm 1998 về việc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chính là văn bản có tác động to lớn tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và là công cụ pháp lý căn bản cho việc triển khai các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa,... Đồng thời, đây cũng là dấu mốc quan trọng xác định vai trò của văn hóa trong phát triển, là động lực và nền tảng của sư phát triển.

Liên quan trực tiếp đến nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur có các Chỉ thị, Thông tư, Quy chế của Thủ tưởng Chính phủ và các Bộ ban ngành như: Chỉ thị số 27- TC/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị về việc Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn Thực hiện nếp

sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2005, … đã ít nhiều ảnh hưởng tới nghi lễ của các tộc người ở Việt Nam, trong đó có nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đặc biệt trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sông Hinh nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng xác định rõ cần phải tiếp tục các đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, quan tâm phục dựng những bản sắc văn hóa đã bị mai một,... cũng tác động mạnh mẽ đến việc bảo tồn và phát huy nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur.

Về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, công cụ pháp lý căn bản để thực hiện vấn đề này phải kể đến Nghị quyết TW 9 Khóa XI về văn hóa, Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 về đẩy mạnh công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Nghị quyết số 46-NQ/TƯ ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân trong thời kỳ mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Trên tinh thần của các văn bản này, người Êđê Mdhur đã được các cấp chính quyền và triển khai các chương trình y tế công cộng như: uống vitamin A, tiêu chủng mở rộng, hỗ trợ cấp và phát thuốc cho các đối tượng khó khăn,… Qua đó người dân được tiếp cận nhiều hơn với nền y tế hiện đại.

Về hôn nhân và gia đình: ngay từ lần đầu tiên ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, lần thứ hai năm 1986; Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000 cho đến Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014 đã có tác động mạnh mẽ tới những biến đổi trong đời sống hôn nhân và gia đình của người Êđê Mdhur. Đây được xem là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đảm bảo tự do hôn nhân, quyền được kết hôn, độ tuổi kết hôn, mối quan hệ hôn nhân, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong gia đình,… để phát huy hơn nữa các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình, đảm bảo sự phát triển bền vững của các gia đình, hướng người dân thực hiện hôn nhân và gia đình theo một quy chuẩn hài hòa và tiến bộ, hạn chế những gánh nặng về tài chính, sự ép gả trong hôn nhân của một số tộc người. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để người dân xóa bỏ những tập tục lỗi thời, không còn phù hợp để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)