Giai đoạn trưởng thành

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÕNG ĐỜI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ

2.3. Giai đoạn trưởng thành

Khi người con gái lớn lên khoảng từ 17 - 18 tuổi, theo phong tục người Êđê Mdhur thì người con gái đi hỏi con trai. Trước đây họ không có thói quen tìm hiểu, yêu nhau rồi lấy nhau, chủ yếu là do cha mẹ phía gái chỉ định sau đó tiến hành nghi lễ

hỏi chồng; hoặc khi cô gái ưng cái bụng, con mắt nó muốn nhìn, thì cô gái về thưa với cha mẹ. Cha mẹ xét chàng trai có thể đảm bảo được cuộc sống lâu dài cho con gái mình mới tính chuyện đi hỏi.

Ngày nay thường thì người nam và người nữ gặp, họ tìm hiểu nhau và yêu thương nhau. Sau đó người con gái báo cho cha mình đi đến gặp cha mẹ người con trai để hỏi cưới. Nếu cha mẹ người con gái mà không đồng ý thì cha mẹ không đi cưới hỏi.

Nhưng cũng có trường hợp cha mẹ người con gái gợi ý trước cho con; nếu người con gái đồng ý thì cha mẹ sẽ cử người đến nhà người con trai để hỏi cưới. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, người con gái và người con trai yêu nhau, nhưng cha mẹ hai bên không đồng ý, thì người con gái thường chọn cách uống thuốc tự tử.

Về nghi lễ hỏi chồng, thông thường nhà gái đến nhà trai phải 2 người (thường là người anh cả và chú) được cử đến nhà trai xin đặt vấn đề. Lễ vật gồm 01 chiếc cong đồng dài 01m và 01 cái mũ truyền thống do đồng bào dân tộc dệt (ngày nay mũ thường do người phụ nữ tự dệt).

Sau khi đại diện phía nhà gái đến gặp được cha, mẹ bên trai, thì cha mẹ bên trai phải gọi dòng họ và anh em những người có vai vế trong dòng họ đến nhà đầy đủ để hội ý và mời họ ngồi trên chiếu đặt ngay cửa sổ hướng Đông.

Gia đình phía gái lấy ra một chiếc cong đồng và một cái mũ len để trước mặt, trên chiếc chiếu. Đại diện phía nhà trai hỏi:

“Các chú đi đâu ?”

Đại diện nhà trai đáp:

“Con chim thì cũng có tổ con đực, con cái.

Ông bà, cha ta cũng có vợ, có chồng đã lập gia đình và sinh con, đẻ cái.

Hôm nay, anh em tôi đến nhà để hỏi chồng cho (em, cháu gái) của tôi”

Lúc này gia đình phía trai sẽ cử người đi hỏi ý của người con trai mà phía bên gái họ muốn bắt nó làm chồng, xem thử ý người con trai có đồng ý lấy con gái đó không. Nếu người con trai đồng ý, hoặc không đồng ý thì gia đình họ cũng trở lại để báo cho anh em phía con gái và gia đình phía trai biết.

Nếu trường hợp, người con trai họ đồng ý thì đại diện hai gia đình tiếp tục bàn để thống nhất về thời gian để đi đến nghi lễ thỏa thuận. Đồng thời đại diện bên phía nhà gái, một người tay cầm chiếc cong đồng đi đến phòng ngủ của người cha mẹ phía trai và họ lấy chiếc cong đồng móc vào đầu gường sát vách về phía Đông, thể hiện là hai bên gia đình đã thống nhất giao ước, móc cong đồng để làm tin. Riêng chiếc mũ len, thì gia đình phía gái họ đem về để báo cho gia đình mình biết là bên phía trai đã đồng ý.

Trường hợp, trong thời gian chờ làm nghi lễ thỏa thuận và nghi lễ cưới mà bên phía nào tự ý bỏ nhau, bỏ phía bên gái, thì bên nhà trai phải bồi thường danh dự cho bên gái là 01 con bò chết và 01 con bò sống và một số hiện vật khác.

Sau các thủ tục trên, phía nhà trai lấy một ché rượu mời đại diện phía nhà gái uống rượu và kết thúc Lễ hỏi chồng.

2.3.2. Nghi lễ thỏa thuận

Người Êđê Mdhur thỏa thuận chủ yếu là bò hoặc heo và các vật dụng theo phong tục. Sau 03 đến 05 ngày, đại diện hai gia đình gặp nhau tại nhà trai để thống nhất lễ vật và thời gian tổ chức cưới.

Lễ vật thông thường gồm: 03 con bò choai choai (không nghé không già); quần, áo truyền thống cho nhà gái (tính cả mẹ, con gái và dì), ví dụ: Mẹ, 02 người dì là 3 bộ quần áo; cha con gái và dượng (chồng dì) mỗi người 01 bộ quần áo; 01 con bò để bán chia tiền cho anh, em phía con trai; 01 cái tô đồng và 01 cái đĩa đồng và 01 cái chén ăn cơm. Ngày nay không có quần áo thay bằng tiền, không có bò để bán chia tiền cho anh, em phía con trai, thì họ quy ra bằng tiền hoặc quy ra bằng vàng và 01 con heo; đối với 01 cái chén đồng và 01 cái xoong đồng, nếu không có chén đồng, xoong đồng họ cũng quy ra bằng tiền. Ngày nay nếu gia đình không có bò thì họ quy ra bằng tiền và họ trả thêm khoản tiền xăng, xe đi về của phía dòng họ gái. Nếu trả một lần không đủ thì cho nợ 2 - 3 năm sau.

2.3.3. Nghi lễ bắt chồng

Nghi lễ cúng bắt chồng còn gọi được gọi là lễ cưới, lễ này được tổ chức sau, nghi lễ thỏa thuận có nghĩa là ngày hôm sau.

Từ sáng sớm hôm sau, dòng họ phía nhà trai đến nhà gái để tổ chức nghi lễ bắt chồng.

Con rể và con dâu mặc trang phục truyền thống đồng bào Êđê Mdhur. Con rể trên cổ đeo cườm màu đen. Cô dâu và chú rể ngồi ngay cửa sổ về phía Đông, mỗi người ngồi trên một tấm ván nhà sàn và cạnh nhau, mặt đối diện thầy cúng. Trước mặt thầy cúng có 01 chén nước và 01 chiếc cong đồng. Ché rượu được đặt ở giữa nhà và một cái cần uống rượu.

Trong lúc đó mọi người đã đốt bò, đốt heo, đốt gà và đã mổ thịt xong; đồng la cũng bắt đầu nổi lên và đánh theo lời khấn của thầy cúng. Thầy cúng mặc trang phục truyền thống và bắt đầu khấn:

“Ơ…Yang !

Hôm nay dòng họ bên nhà gái tổ chức làm lễ kết hôn cho thằng Y... với con Hờ

… thành vợ chồng.

Ơi thần trời, thần nước, thần sông, thần suối, thần núi xuống đây để phù hộ chứng kiến cho hai đưa nó thành vợ, thành chồng.

Để thằng Y… thành chồng, con Hờ… thành vợ, để được hạnh phúc bền lâu.

Đi làm rẫy trồng chuối, chuối nảy mầm, mộc cây con xung quanh, ra nhiều buồng. Vợ chồng thằng Y… và con Hờ…. sau này cũng như cây chuối, sinh con trai, đẻ con gái. Quan hệ vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Con mểnh trong rừng đừng sửa, con hưu đừng kêu. Vợ chồng thằng Y…. và con Hờ…. sau này sống hòa thuận không có cãi kình.

Cầu mong vợ chồng nó đi xúc cá thì có tôm, có cá. Cầm cây cuốc đi làm rẫy thì lúa đầy nhà; nuôi gà, gà đầy chuồng; bò, heo đầy gầm nhà.

Sau này thành vợ thành chồng. Ông trời phù hộ cho nó có nhiều bạn bè, nhiều vàng bạc quý mến. Khi vợ chồng nó nói, thì không có ai bắt bẻ, thần linh không quể trách.

Ơ,… Yang!

Mời thần linh của hai dòng họ về đầy ăn thịt cho no, uống rượu cho say để chứng kiến và phù hộ cho vợ chồng nó sống đến đầu bạc, răng long, hạnh phúc. (lúc này dàn đồng la không đánh nữa)

Sau khi khấn xong. Đại diện nhà trai lấy 01 cái cần uống rượu bỏ tiếp vào ché.

Lúc này cô dâu và chú rể mỗi người cầm 01 cái cần để uống 01 tô rượu (thầy cúng rót nước) khi cạn hết 01 tô nước thì hai cô dâu và chú rể đều thả cần cùng một lúc. Sau đó cô dâu hút ra 01 tô rượu và chú rể hút ra 01 tô rượu.

Đại diện phía nhà trai, người này được lựa chọn trong số anh, em hoặc chú dòng họ bên trai Theo phong tục trước đây người này sau khi cúng xong được gia đình bên gái tặng lại một chiếc cong đồng. Ngày nay họ không có tặng cong đồng mà bồi dưỡng bằng tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng) lấy một cái cần từ trong ché ra ngoài, trong ché chỉ còn lại một cái cần. Cô dâu lấy một tô rượu để mời cha mẹ phía chồng;

chú rể một tô rượu để mời cha mẹ phía vợ.

Đại diện bên phía nhà trai hút ra 01 chai rượu và mời cô dâu, chú rể uống chung một chai rượu; người vợ uống trước, người chồng uống sau và phải uống hết một chai rượu. Sau khi uống xong chai rượu, thì cô dâu lấy chiếc cong đồng đeo vào tay trái của chú rể (theo phong tục của người Êđê Mdhur, lúc này cố dâu và chú rể mới chính thức thành vợ, thành chồng. khi đeo chiếc cong đồng vào tay người chồng, thì người vợ có quyền sai bảo người chồng đi xách nước, rót rượu để mời khách và dòng họ).

Sau thủ tục cúng và uống trên, thì dòng họ hai bên bắt đầu ăn uống bình thường và kết thúc nghi lễ bắt chồng.

2.3.4. Nghi lễ lại mặt

Sau 3 ngày, kể từ ngày làm nghi lễ bắt chồng. Gia đình phía nhà gái đến nhà chồng để làm nghi lễ lại mặt.

Lễ vật gồm có: 05 lít rượu ché (ché được gia đình phía gái lấy từ một ché mới) và 01 con gà mái luột, 01 đùm cơm (lấy lá chuối đùm lại) và 01 chiếc cong đồng.

Ngoài các lễ vật trên, nếu gia đình phía gái mà còn thiếu lễ vật bên phía nhà trai, thì hôm nay họ phải mang theo để trả cho nhà trai.

Thành phần đến nhà trai gồm: Vợ, chồng và cha, mẹ phía gái hoặc anh, dì, chú,

trai phải là người anh, chú hoặc anh dòng họ của cô dâu). Khi đến nhà trai gùi đựng lễ vật không được để xuống đất mà khi nào phía nhà trai chuẩn bị bước lên cầu thang thì đi theo thứ tự người mang gùi lễ vật đi trước, rồi tới vợ chồng, sau cùng là cha mẹ hoặc anh em,… Trong nhà dưới nền nhà sàng đã được trải chiếc chiếu từ cửa ra vào cho đến giữa nhà.

Khi vào đến giữa nhà, người mang lễ vật đứng giữa nhà và chờ đại diện một người phía nhà trai vào để lấy lễ vật từ trên vai xuống chiếu (theo phong tục người Êđê Mdhur cho rằng làm như vậy là hai bên tôn trọng lẫn nhau).

Khi để gùi lễ vật xuống chiếu, thì người đỡ chiếc gùi lễ vật xuống sẽ lấy tất cả lễ vật từ trong gùi bày ra chiếc chiếu trước sự chứng kiến của dòng họ hai bên và phía trai xem thử có thiếu lễ vật gì hay không. Sau đó đại diện phía nhà trai xé thịt gà, chia phần cơm cho dòng họ hai bên cùng ăn và rót rượu (rượu của bên gái đem đến) để hai bên cùng ăn và uống rượu.

Sau phần thủ tục ăn cơm, uống rượu của phía nhà gái. Nhà trai lấy 03 ché rượu để mời dòng họ bên phía nhà gái. Trong đó một ché mời cha mẹ phía nhà gái, 01 ché mời người mang lễ vật và một ché mời người con dâu.

Kết thúc phần nghi lễ lại mặt, thì dòng họ phía nhà gái về nhà. Con dâu cùng người chồng phải ở lại nhà chồng 07 ngày (theo phong tục người Êđê Mdhur là để trả ơn cho cha mẹ chồng và làm quen với dòng họ bên chồng và bà con buôn làng).

* Để bảo vệ hôn nhân, người Êđê Mdhur cũng có những quy định cho vợ chồng trẻ. Nếu một trong hai người vi phạm cuộc sống vợ chồng, muốn phá vỡ hạnh phúc sẽ bị cộng đồng lên án và xử phạt. Nguyên tắc sau hôn nhân cũng được thể hiện rất cụ thể bằng các tội sau hôn nhân như:

- Nhắc nhở khi không nộp đủ lễ vật: nếu gia đình nhà gái không nộp đủ lễ vật như ban đầu thỏa thuận thì từ lúc đó cho đến khi chết phải nộp cho đủ lễ vật. Trường hợp nhà gái khó khăn không nộp ít thì cũng nộp nhiều.

- Tội ngoại tình: người chồng ngoại tình, cả dòng họ con trai đền cho người vợ 03 - 04 con bò, nặng - ngoại tình lâu thì 8 con bò, của cải sau này về già không được gì hết); vợ ngoại tình với người khác lấy của cải hai vợ chồng làm ra đền lại cho người

chồng (nhẹ thì 02 con bò, nếu nặng thì 08 con bò, người chồng còn cúng cho nhà vợ 03 ché rượu, 01 con heo)

- Tội người vợ ngoại tình khi chưa làm lễ bỏ mã cho chồng: phía nhà chồng lấy hết của cải phía nhà vợ.

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)