Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của nghi lễ vòng đời của người Êđê

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHI LỄ VÕNG ĐỜI CỦA NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN

3.4. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của nghi lễ vòng đời của người Êđê

Cộng đồng các dân tộc ở Phú Yên nói chung và huyện Sông hinh nói riêng phát triển đa dạng và phong phú với 20 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có dân tộc Êđê Mdhur, Chăm, Ba na, Tày, Nùng, …. Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số chủ yếu là ở miền núi. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa của huyện Sông Hinh mà chủ yếu là người Êđê Mdhur.

Theo nhà văn Y Điêng (người Êđê đầu tiên vào Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp Hành của Hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện đang sống tại Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) “Trước đây khi con người có mặt trên trái đất, thì con người sinh sống đều dựa vào thần linh, vì hồi ban đầu ấy không thể có đầy đủ như ngày nay, nên trên thế giới cũng như ở nước ta mới sinh ra Thiên chúa giáo, đạo Phật,… nhằm phù hộ cho cuốc sống của mình ngày một mạnh khỏe và làm ăn giàu có,… các dân tộc thiểu số Êđê cũng vậy, họ nghĩ và tin là có sự chi phối của thiên nhiên, có thần linh trông coi sự sống của mình nên họ mới nghĩ ra mình sống là nhờ thần linh nuôi dưỡng, che chở. Để đền đáp lại sự nuôi dưỡng, đền bù của thần linh, mới sinh ra cúng tạ ơn thiên nhiên, tại ơn thần linh,... sau đó họ mới nghĩ đến cúng cho con cái khỏe mạnh, thì gia đình và xã hội mới tốt lành hơn và phải lo cúng cho con cái từ cái nhỏ nhất, đến lớn, từ con gà đến heo, con bò và cả con trâu, từ một gia đình nay đến cả buôn làng tham dự. Rồi ai cũng phải tuần tự tiến hành cầu cúng cho con trai, con gái từ nhỏ đến lớn theo ý muốn của mình. Từ đây trong xã hội sinh ra các thứ

cúng khác như thần nhà, thần rẫy, thần nước,… cũng tuần tự từ nhỏ đến lớn và những hình thức này dần dần trở thành thói quen, nề nếp từ lâu đời và sau đó trở thành một vấn đề lớn là văn hóa tâm linh và văn hóa của một dân tộc không thể thiếu được trong đời sống của dân tộc mình. Nghi lễ cúng vòng đời cũng là một cái nếp của nền văn hóa dân tộc tồn tại cho đến ngày hôm nay; nó vẫn bám lấy họ (người Êđê) như bám lấy họ mẹ, những sinh hoạt tăng gia sản xuất đều dựa vào thần linh, nằng nền lắm, không những đối với người lơn tuổi mà đổi với nam nữ thanh niên chưa thoát khỏi sự ràn buộc ấy. Con trai lấy vợ là bám gia đình vợ, dàn bà đương đương là giữ lấy họ của mình. Nhưng từ ngày thống nhất đất nước, ta có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Chính phủ do dân, vì dân và dân làm chủ trên quê hương của mình. Đời sống nhân dân dần được cải thiện mọi mặt kinh tế lẫn tinh thần. Người Êđê đã biết vận dụng những tập quán cũ, lựa chọn cái nào tốt có lợi cho gia đình, cho buôn làng thì giữ lại, còn tập quán nào không có lợi thì kiên nhẫn vận động từ bỏ dần; không phải ngày một, ngày hai mà tự bỏ được, vì ai cũng có cái tai để nghe, có con mắt để nhìn thấy những cái đúng có lợi cho cuộc sống lao động hiện tại. Các tập quán tốt xuất phát từ tâm linh dần dà trở thành là tập quán văn hóa chung hàng năm thường diễn ra và giữ mãi nâng cao cho phù hợp với sự hòa nhập trong nước và quốc tế. Nghi lễ cúng vòng đời của người Êđê cũng không thoát khỏi sự biến đổi đó, nó thay đổi một cách tự nhiên theo cuộc sống phát triển, không phải thay đổi từ người lớn tuổi, mà chính tụi nam nữ thành niên đã tác động làm cho Nghi lễ vòng đời không còn như xưa nữa. Những những giá trị văn hóa, tinh túy nhất của nghi lễ vòng đời vẫn còn nguyên giá trị, vì vậy cần phải Đảng, Nhà nước phải có chính sách cụ thể để bảo tồn và phát huy những giá trị ấy.”

Trong thời gian qua, Đảng và chính quyền các cấp đã có sự quan tâm đầu tư hơn về công tác phát triển văn hóa. Ngày 07 tháng 12 năm 1998, Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Hinh đã ban hành Chương trình hành động số 03 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong chương trình hành động có nêu rõ về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Sông Hinh, đó là: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm để xây dựng nhà bảo tàng, bảo tồn các hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa của đồng bào các dân tộc như: Đinh năm, Trống, Cồng chiêng của đồng bào Êđê, Ba Na, các loại nhạc cụ của

đồng bào Tày, Nùng, Dao và một số dân tộc khác. Bảo tồn trang phục của các dân tộc, các nghề truyền thống, lễ hội dân gian, thuần phong mỹ tục”.

Theo ông Lơ Mô Tu – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cho biết: “Nghi lễ vòng đời người là hệ thống nghi lễ chính phản ánh đặc trưng văn hóa truyền thống của người Êđê Mdhur ở Phú Yên. Là một chỉnh thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur đã bộc lộ rõ nét những giá trị văn hóa đặc sắc. Các giá trị văn hóa của các nghị lễ đó chi phối và phản ánh quan hệ đa chiều của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, không gian, thời gian. Đồng thời là kết tinh trí tuệ kinh nghiệm, sức sống, sức sáng tạo của cư dân người Êđê Mdhur. Nó ảnh hưởng tác động đến sự phát triển chung của cả cộng đồng về nhiều mặt, chi phối đến cuộc sống của mỗi thành viên trong cộng đồng, từ khi ra đời đến khi chết đi. Hiện nay, dưới tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa, xã hội,… đời sống của người Êđê Mdhur ở Phú Yên đã có nhiều thay đổi. Nghị lễ vòng đời của người Êđê Mdhur vì thế cũng có sự biến đổi, tích hợp thêm những giá trị văn hóa mới phù hợp sự phát triển của thời đại. Đó là xu thế hợp lý. Tuy nhiên, cần hiểu rõ những giá trị văn hóa độc đáo của nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur nhằm phát huy những yếu tố tích cực tạo sức mạnh và động lực nội sinh duy trì bản sắc văn hóa tộc người”.

Văn hóa Êđê nói chung và văn hóa Êđê Mdhur nói riêng từ xưa đến nay luôn thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng chủ yếu họ chỉ đi vào những lĩnh vực như: ngôn ngữ, phong tục, xã hội,… nhưng chưa chú trọng đến tín ngưỡng và hệ thống nghi lễ. Sau năm 1975, tuy văn hóa người Êđê đã được nghiên cứu nhiều, nhưng hầu hết cá các công trình nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở tính khái quát, ít có công trình nào nghiên cứu cụ thể. Những vấn đề nóng hổi về thực trạng đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng người Êđê Mdhur ở tỉnh Phú Yên nói chung và người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh nói riêng ít được chú trọng. Đó là những hạn chế cơ bản của công tác nghiên cứu văn hóa Êđê, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Từ những thực trạng trên, việc sớm tìm ra những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những khó khắn, tồn tại vừa nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh

Phú Yên là điều cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số giải pháp như sau:

Một là, cần có tổng điều tra, kiểm kê kho tàng các giá trị văn hóa phi vật thể của người Êđê Mdhur, đồng thời tiến hành nghiên cứu những nghi lễ đang dần bị mai một, những lời cúng, dịch lời cúng, các loại hình âm nhạc trong các lễ cúng, các bộ sử thi,... Biên soạn và xuất bản thành sách để làm tài liệu tham khảo sau này. Thường xuyên trao đổi những ý tưởng hay trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa tộc người đã được thực hiện kiểm nghiệm, để kế thừa cái hay, cái đẹp trong đời sống văn hóa người Êđê Mdhur góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Hai là, cần tập trung khôi phục những nghi lễ cho con người khi còn sống. Vì tất cả các nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur đều chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa. Trang phục và các sản phẩm thủ công là nét đặc trưng tiêu biểu tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc; trước kia mỗi dân tộc đều tự dệt trang phục cho mình thế nhưng hiện nay, tình trạng mất dần nghề thổ cẩm đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Thanh niên không còn mặn mà với việc mặc quần áo dân tộc của mình ngay cả trong những ngày diễn ra lễ hội; nhiều gia đình tổ chức đám cưới ở nhà hàng khách sạn thiên về hướng “kinh doanh” hơn là tổ chức ở buôn làng để chúc phúc như trước kia nữa,…

Ngược lại, cần loại bỏ những việc như: tổ chức ăn uống linh đình, uống rượu say sưa, hủ tục nối dây, mời thầy cúng đến cúng khi mắc bệnh tật,…

Ba là, cần chú trọng đến tăng cường đội ngũ giáo viên, xây dựng trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí của người dân, có như vậy mới sớm loại bỏ những quan niệm và lễ thức không còn phù hợp ra khỏi đời sống người dân. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thuần phong mỹ tục, làm cho mọi người hiểu và tự bảo vẹ những giá trị văn hóa tộc người trong nghi lễ, thay đổi những suy nghĩ và những thành tố văn hóa không phù hợp đang thâm nhập vào đời sống của đồng bào hiện nay.

Bốn là, xây dựng các chính sách đãi ngộ phù hợp đối với các nghệ nhân, những người đang lưu giư những giá trị văn hóa của tộc người, Đồng thời, cần có những chính sách khuyết khích trao truyền hiểu biết cho con cháu, đây là biện pháp bảo tồn có lẽ là tích cực nhất.

Năm là, cần tạo dựng lại những sinh hoạt cộng đồng truyền thống đã mất đi hay đang bị suy giảm. Đây là việc làm mang tính chất tình tế nhưng cũng sẽ hữu ích nếu việc phục dựng và thực hiện các nghi lễ được chính chủ thể tiến hành dưới sự tư vấn và hỗ trợ của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý văn hóa, tín ngưỡng.

Nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur thể hiện khá rõ nét sắc thái văn hóa truyền thống Êđê. Sắc thái văn hóa ấy thể hiện ở những giá trị xã hội, giá trị đạo đức và giá trị nghệ thuật cần được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó, trong nghi lễ vòng đời của người Êđê Mdhur ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên cũng đang tồn tại những hạn chế. Đó là sự nặng nề, rườm rà, tốn kém đang là gánh nặng, là lực cản cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người Êđê Mdhur. Để làm được điều này, chỉ có chính quyền, các cấp ban ngành thôi thì chưa đủ mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ của các ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói chung là huyện Sông Hinh nói riêng và sự cố gắng của tất cả chúng ta thì mới thành công được.

Tiểu kết

Nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur chứa đựng nhiều lớp văn hóa, những yếu tố ngoại sinh, nội sinh đã tích hợp, tiếp biến, loại trừ lẫn nhau trong suốt quá trình lịch sử văn hóa của tộc người Êđê Mdhur.

Nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur thể hiện khá rõ nét sắc thái văn hóa truyền thống người Êđê Mdhur. Sắc thái ấy thể hiện rõ nét ở những giá trị đạo đức, giá trị xã hội và giá trị nghệ thuật cần được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó, trong nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur cũng đang tồn tại những hạn chế, đó là sự nặng nề, rườm rà, tốn kém đang là gánh nặng, là lực cản cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Êđê Mdhur.

Các nghi lễ vòng đời người Êđê Mdhur hiên nay đang nhanh chóng bị biến đổi, những yếu tố văn hóa truyền thống chưa đựng trong các nghi lễ đang dần bị mai một.

Từ đó, Chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất và những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa người Êđê Mdhur nói chung và nghi lễ vòng đời nói riêng.

Một phần của tài liệu NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI ÊĐÊ MDHUR Ở HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊ (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)