Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Thực trạng việc phát triển năng lực giải toán "Cực trị hình học" cho HS ở trường THPT
1.4.1. Mục đích khảo sát
Để nghiên cứu cơ sở thực tiễn, chúng tôi xây dựng phiếu điều tra GV và tiến hành dự giờ quan sát quá trình học tập của HS nhằm tìm hiểu thực tiễn dạy học nội dung “cực trị hình học” thông qua trang bị một số thủ pháp toán học. Việc khảo sát thực tiễn giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng: Nhận thức của GV về nội dung, cách thức trang bị các phương pháp giải toán cho HS; Yếu tố ảnh hưởng đến trang bị thủ pháp cho HS; Mức độ quan tâm đến nội dung cực trị hình học cho HS của GV; Mức độ vận dụng các phương pháp giải toán của HS. Những thông tin thu thập được từ việc khảo sát thực trạng cùng với cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc đề xuất xây dựng các biện pháp sư phạm phù hợp nhằm giúp khắc phục dần những khó khăn đó góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.
1.4.2. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng dạy học cực trị hình học không gian cũng như việc tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực giải toán cho HS, chúng tôi đã chọn 14 GV trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh và 80 HS thuộc 02 lớp 12A2, 12A4 của trường THPT Thuận Thành số 2, Bắc Ninh.
1.4.3. Kết quả khảo sát
- Về phía GV: Để tìm hiểu về thực trạng dạy học nội dung cực trị hình học không gian lớp 11, 12 chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra xin ý kiến của 14 giáo viên dạy toán thuộc trường THPT Thuận Thành số 2, tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung tổng hợp từ các phiếu điều tra được thể hiện trong các biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ vận dụng các phương pháp dạy học vào chủ đề:
“cực trị hình học” cho HS THPT
Từ đó chúng tôi đưa ra một vài nhận xét sau: Giáo viên chưa quan tâm tới việc phát huy khơi dậy các biện pháp tiềm năng kiến thức của HS. Giáo viên chưa khai thác một cách có hiệu quả các bài toán có yếu tố thực tiễn nhằm gợi động cơ cho HS. Giáo viên hầu như không chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải toán của học sinh. Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho học sinh. Hơn nữa, do thời gian hạn chế, khối lượng kiến thức và yêu cầu truyền đạt theo sách giáo khoa thì nhiều và phải dạy đúng lịch phân phối chương trình nên chưa phát huy được tính độc lập của học sinh. Giáo viên chưa tạo được môi trường để học sinh độc lập khám phá, độc lập tìm tòi và độc lập nghiên cứu.
- Về phía HS: Để tìm hiểu về tình hình học tập của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra 80 học sinh lớp 12A2, 12A4, trường THPT Thuận Thành số 2. Kết quả thu được từ phiếu điều tra được thể hiện thông qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2. Thái độ của học sinh khi học nội dung cực trị hình học.
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Chƣa bao giờ 14.3% 25.7%
43.6%
16.4%
10%
21%
26%
43% Rất thích
Thích Bình thường Không thích
Trong thực tế học nội dung Hình học không gian đặc biệt là nội dung cực trị hình học của học sinh hiện nay ở một số trường phổ thông có thể mô tả như sau:
Vì không hiểu các vấn đề cần giải quyết, không rõ đường lối giải quyết nhiệm vụ học tập nên học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ, bắt chước, nắm bắt kiến thức một cách thụ động, nên khi vận dụng kiến thức để giải bài tập Hình học không gian, học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt các bài toán thực tiễn các em con không biết chuyển hóa ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học.
- Về phương pháp học của học sinh: Học sinh chưa được đưa vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, do đó các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc, mang nặng tính chất ghi nhớ, tái hiện, bắt chước, rất ít tự lực suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề để nâng cao năng lực giải toán cũng như học tập, khả năng tự học còn yếu.
Thông qua khảo sát và hỏi ý kiến GV chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần nâng cao năng lực giải toán cho HS sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn.
Tiểu kết chương 1 Ở chương này, luận văn đã làm rõ một số vấn đề:
- Làm rõ một số khái niệm về năng lực và năng lực giải toán, cách phát triển năng lực giải toán cho HS THPT.
- Làm rõ khái niệm bài toán, dạy học giải bài tập toán, các yêu cầu đối với lời giải một bài toán, đồng thời chỉ ra phương pháp chung để dạy học giải toán.
- Phân tích đặc điểm của nội dung cực trị hình học trong chương trình toán THPT và khả năng phát triển năng lực giải toán cho HS thông qua nội dung dạy học mà luận văn đề cập.
- Tìm hiểu thực trạng việc phát triển năng lực giải toán "Cực trị hình học" cho HS ở trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.
Từ những kết quả trên, chúng tôi lấy làm cơ sở để đề ra các biện pháp sư phạm ở chương 2.
Chương 2