Dự báo tác động của Hiệp định TPP khi có hiệu lực đến hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Technology transfer from japan to viet nam after TPP implementation (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH TPP CÓ HIỆU LỰC

3.3. Dự báo tác động của Hiệp định TPP khi có hiệu lực đến hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầy tham vọng, toàn diện và sâu rộng nhất từ trước tới nay, tạo nên nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Hiệp đinh TPP hứa hẹn sẽ làm thay đổi một các bản chất nền kinh tế Việt Nam. Là hai nước thành viên của Hiệp định TPP, hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định.

Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về

“các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt đƣợc tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế. Hiệp định TPP không có một chương nào riêng biệt để điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, tuy nhiên là một hoạt động quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng sẽ bị tác động bởi những điều khoản liên quan đến nó, đặc biệt là những chương quy định về đầu tư, thương mại, quy định về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ.

3.3.1. Tác động của các điều chỉnh về đầu tư trong Hiệp định TPP đến chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Chuyển giao công nghệ là một hoạt động thường đi kèm với đầu tư nước ngoài nên những điều chỉnh về chính sách đầu tư sẽ có tác động lớn đến hoạt động chuyển giao công nghệ.

Trong Hiệp định TPP quy định các quốc gia phải có sự bảo hộ đầu tƣ cơ bản như trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm: đối xử quốc gia;

đối xử tối huệ quốc; “tiêu chuẩn đối xử tối thiểu” đối với đầu tƣ trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế; nghiêm cấm việc trưng thu không vì mục đích công cộng, không theo quy trình thủ tục và không có bồi thường; tự do chuyển tiền liên quan đến đầu tƣ với các ngoại lệ trong Hiệp định TPP nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, bao gồm thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử (chẳng hạn nhƣ kiểm soát vốn) nhằm hạn chế việc chuyển tiền liên quan đến đầu tư trong trường hợp khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính; nghiêm cấm “các yêu cầu thực hiện”

chẳng hạn nhƣ yêu cầu về hàm lƣợng nội địa hoặc tỷ lệ nội địa hóa công nghệ; và tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không quan tâm đến

quốc tịch. Các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các Thành viên đưa ra một ngoại lệ.

Với những cam kết chắc chắn và những hành động thực tế của Việt Nam trong việc tạo một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp nước ngoài từ những hiệp định thương mại tự do trước đây, cộng hưởng với những cam kết trong Hiệp định TPP, hứa hẹn sẽ đem lại một làn sóng đầu tư từ các nước TPP, tạo ra một thị trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến và phát triển. Theo ước tính của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, chỉ tính riêng lợi ích từ Hiệp định TPP đem lại, đầu tƣ Việt Nam sẽ tăng khoảng 27%, tương ứng với 11,5 tỷ USD.

Nhật Bản đƣợc nhận định là quốc gia có dòng vốn đầu tƣ mạnh mẽ vào Việt Nam những năm gần đây với số vốn cam kết hơn 35 tỷ USD và luôn đứng trong top những nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Các lĩnh vực đƣợc chú trọng chủ yếu là công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp… Tuy nhiên, tác động của TPP đến FDI từ Nhật sang Việt Nam là không lớn bởi vì cả hai quốc gia đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế song phương từ năm 2008 và hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản đều đã có mặt tại Việt Nam. Mặc dù vậy, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục đầu tƣ mở rộng sản xuất sang Việt Nam, khi mà hàng rào thương mại, thuế quan đƣợc gỡ bỏ thông qua các hiệp định FTA hay TPP. Khi dòng vốn đầu tƣ từ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ mạnh mẽ hơn nữa vào Việt Nam, hứa hẹn sẽ đi kèm nhiều hơn nữa những hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị cho Việt Nam.

3.3.2. Tác động của các điều chỉnh về thương mại và xuất xứ hàng hóa trong Hiệp đinh TPP đến hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Trong các FTA đã ký kết đến nay, mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa trong TPP là cao nhất. TPP yêu cầu mở cửa hoàn toàn thị trường thương mại hàng hóa trong lộ trình rất ngắn, chỉ trừ một số rất ít mặt hàng nhạy cảm sẽ qua cơ chế song phương. Đối với hàng hóa công nghiệp, hầu hết toàn bộ dòng thuế đƣợc xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực và doanh nghiệp không bị áp dụng các yêu cầu về thực hiện để được hưởng các ưu dãi thuế quan. Không chỉ xóa bỏ thuế quan, TPP còn tạo thuận lợi hóa thương mại thông qua đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng cơ chế chung về chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ, minh bạch hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật…Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, các nước TPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan nhập khẩu đối với 97% - 100% dòng thuế. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngày sau khi Hiệp định có hiệu lực nhƣ nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…nên lợi ích thu lại là tương đối lớn. Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi thuế quan trọng trong TPP, các nước cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, theo đó hàng hóa phải được sản xuất tại các nước thành viên với một tỷ lệ nhất định mới được hưởng ưu đãi thuế quan.

Với mức độ tự do hóa thương mại lớn chưa từng có trong nội khối khi Hiệp định TPP có hiệu lực, hàng hóa lưu thông cách dễ dàng với giá thành, chi phí thấp hơn, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với những máy móc, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản phục vụ cho việc nâng cao năng lực công nghệ cũng nhƣ phục vụ cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản. Đặc biệt, những ngành Nhật Bản có thế mạnh và đang có xu hướng chuyển giao công nghệ mạnh cho Việt Nam thời gian gần đây nhƣ: nông, thủy sản công nghệ cao, hàng điện, điện tử đều là những ngành hàng được hưởng thuế xuất 0% ngay lập tức hoặc chỉ một thời gian

ngắn sau khi Hiệp định có hiệu lực sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy hơn nữa hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong TPP được dự báo cũng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong những ngành công nghiệp phụ trợ và những ngành mà Việt Nam được hưởng ưu đãi lớn về thuế quan để được hưởng những ưu đãi đó, chuyển giao công nghệ trong các ngành này cũng sẽ tăng lên mạnh mẽ.

3.3.3. Tác động của các điều chỉnh về sở hữu trí tuệ trong Hiệp đinh TPP đến hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam

Các điều khoản điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ của Hiệp định TPP đƣợc xây dựng từ Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) của WTO và những thông lệ quốc tế tốt nhất. Các điều khoản này điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng nhƣ các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp tác.

So với Hiệp định TRIPS của WTO thì TPP có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, chi tiết hơn, với mức độ bảo hộ cao hơn ở nhiều vấn đề. Do đó, việc thực hiện cam kết về sở hữu trí tuệ trong TPP có thể sẽ làm thay đổi đáng kể hệ thống luật pháp của Việt Nam trong phần lớn các chế định liên quan. Hiệp định TPP có tiêu chuẩn cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm quy định phải thực hiện thủ tục tố tụng và chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ quy mô thương mại, điều được coi là nghiêm ngặt hơn các quy định trong khuôn khổ WTO.

Cũng vì phạm vi như vậy, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hoặc tác động từ các cam kết TPP và sở hữu trí tuệ sẽ không chỉ bao gồm các doanh nghiệp sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà còn là tất cả những doanh nghiệp đang

hoặc sẽ sử dụng các sản phẩm sở hữu trí tuệ (công nghệ, máy móc thiết bị, chương trình máy tính…) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Việc thực thi các quy định nhƣ vậy sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc bảo hộ tài sản trí tuệ tốt hơn đƣợc kỳ vọng là sẽ giúp các doanh nghiệp có động lực mạnh mẽ hơn để đầu tƣ vào các ngành công nghiệp sáng tạo mà Việt Nam đang tìm cách phát triển.

Mục đích siết chặt các quy định về tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kéo dài quyền sở hữu trí tuệ cũng nhƣ tăng khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ đem lại những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, là chủ thể đi chuyển giao công nghệ nhƣ các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn dễ dàng vi phạm sở hữu trí tuệ như trước đây mà bắt buộc phải tìm các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ nhƣ nghiên cứu – phát triển và thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ sản xuất tiên tiến. Nền tảng công nghệ đƣợc nâng cao cũng là một tiền đề thuận lời để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả hơn. Do đó, hoạt động chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào Việt Nam đƣợc dự báo sẽ gia tăng khi các điều chỉnh về sở hữu trí tuệ của Hiệp định TPP có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Technology transfer from japan to viet nam after TPP implementation (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)