CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TPP
4.3. Những hàm ý đối với chính phủ Việt Nam
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ
4.3.1.1. Hoàn thiện Luật chuyển giao công nghệ
Luật chuyển giao công nghệ đƣợc Việt Nam ban hành năm 2006, là một luật tiên tiến so với thời kỳ bấy giờ. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm áp dụng, luật đã có những điểm lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ hiện tại. Doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng gặp khá nhiều vướng mắc do sự chồng chéo và bất hợp lý của Luật chuyển giao công nghệ. Ví dụ nhƣ trong điều 32 Luật CGCN 2006, chỉ hoạt động dịch vụ giám định công nghệ đƣợc quy định là hoạt động kinh doanh có điều kiện, còn dịch vụ đánh giá và định giá công nghệ thì lại không quy định. Tuy nhiên, theo Luật KHCN mới đƣợc sửa đổi năm 2013 thì hoạt động của tổ chức KH&CN dạng này lại thuộc phạm trù hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Xây dựng một bộ luật mới để điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ là hợp lý. Luật mới phải được xây dựng theo hướng kế thừa các nội dung tiến bộ của Luật hiện hành, xác định, lựa chọn các vấn đề thực sự vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở nước ta, góp phần cải thiện trình độ công nghệ quốc gia và năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Dự án luật mới phải bao quát: cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển tổ chức trung gian, nâng cao năng lực nguồn cung và cầu để phát triển thị trường khoa học công nghệ; cơ chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các cơ quan liên quan về chống chuyển giá trong
hoạt động chuyển giao công nghệ; tổ chức điều tra, thu thập thông tin về chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ... Cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, cần điều chỉnh quy định bắt buộc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ chuyển giao theo các dự án FDI và từ nước ngoài vào Việt Nam để đảm bảo việc kiểm tra, quản lý Nhà nước, tránh chuyển giao công nghệ trùng lặp gây lãng phí. Hiện nay, luật chỉ quy định cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân tự nguyện đăng ký để được hưởng ƣu đãi theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, đối với chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài nhận công nghệ từ công ty mẹ, cần quy định mức phí thanh toán tối đa, vì đây thực chất là chuyển dịch công nghệ. Vì quy định hiện hành của Luật Chuyển giao công nghệ cho phép các Bên có thể thỏa thuận mức phí thanh toán cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đối với loại hình doanh nghiệp loại này sẽ bị phía nước ngoài lợi dụng, nâng khống mức phí và có thể thực hiện hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ.
Nhƣ vậy, mục tiêu chính sách thu hút nguồn vốn FDI nói chung và công nghệ nước ngoài vào Việt Nam để tăng trưởng sẽ không thực hiện được.
- Thứ ba, cần sớm cụ thể hóa các danh mục công nghệ để có thể quản lý và thúc đẩy, khuyến khích chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam ban hành Luật chuyển giao công nghệ, chƣa có một hợp đồng chuyển giao công nghệ nào thuộc danh mục hạn chế chuyển giao đƣợc cấp giấy phép chuyển giao công nghệ vào lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, chính sách thu hút công nghệ nước ngoài của ta không phù hợp và không đi vào cuộc sống.
- Thứ tƣ, đối với chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI:
Việt Nam đã qua giai đoạn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sử dụng nhiều lao động, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hay nói cách
khác chúng ta đã qua thời kỳ phải thu hút nguồn vốn FDI bằng mọi cách nên hiện nay phải lấy tiêu chí thu hút, chuyển giao công nghệ tiên tiến là tiêu chí quan trọng nhất để thu hút FDI. Nhƣ vậy, phải quy định về hồ sơ dự án bao gồm đầy đủ các nội dung về công nghệ của dự án đầu tƣ, nhƣ: phân tích về các giải pháp công nghệ, quy trình công nghệ, nguồn công nghệ, máy móc thiết bị và công nghệ xử lý chất thải…để tránh bị phía nước ngoài đưa các dự án có công nghệ lạc hậu mà họ đang muốn thay thế và đẩy sang Việt Nam.
Các biện pháp xoá bỏ mọi thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ, thực sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật - không can thiệp vào hoạt động tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các doanh nghiệp, không làm thay hay chịu trách nhiệm thay các doanh nghiệp, thực sự tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Các biện pháp đẩy mạnh đầu tƣ và khuyến khích đầu tƣ phát triển mạnh các hình thức, các cơ sở giao dịch, môi giới chuyển giao công nghệ.
Cần bổ sung các quy định để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thẩm định công nghệ các dự án đầu tư nhằm hạn chế, ngăn chặn công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, môi trường và phát triển bền vững của quốc gia. Cần phải kiến nghị bổ sung, sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, trong đó quy định rõ nội dung công nghệ là một trong những nội dung quan trọng nhất khi xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Đây là một khâu còn ít đƣợc quan tâm trong thời gian vừa qua, gây ra hậu quả Việt Nam đã nhập một số công nghệ lạc hậu, có hại cho môi trường.
4.3.1.2. Hoàn thiện về chính sách bảo vệ tài sản hữu hình, vô hình của nhà đầu tư nước ngoài.
- Luật sở hữu trí tuệ cũng là một trong những bộ luật cần đƣợc sửa đổi để đáp ứng với những quy định khắt khe mà Hiệp định TPP đặt ra để đảm bảo quyền lợi của người chuyển giao công nghệ và nghĩa vụ của người nhận chuyển giao công nghệ. Hiệp định TPP quy định chặt chẽ hơn rất nhiều về những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và gia tăng một cách đáng kể quyền lợi của người sở hữu những phát minh, sáng chế, hình phạt đối với các hoạt động vi phạm cũng trở nên nghiêm khắc hơn rất nhiều khi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vụ việc vi phạm. Việc thực hiện cũng cần đƣợc giám sát một cách sát sao hơn, tránh tình trạng nhƣ hiện nay, phổ biến các hình thức vi phạm sở hữu trí tuệ nhƣng không bị xử lý.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi quy định về sở hữu tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất trong các quy định của pháp luật để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu tài sản trí tuệ; đặc biệt là các quy định của pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự, doanh nghiệp, tài chính, hải quan, thương mại,…, đồng thời bảo đảm đáp ứng được yêu cầu của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà nước ta là thành viên.
- Hạn chế việc đƣa ra các quy định chung, thiếu cụ thể, gây khó khăn trong việc thi hành pháp luật, do phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khiến hệ thống văn bản pháp luật trở nên cồng kềnh, phức tạp, chậm triển khai; rà soát và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo nhau trong quy định giữa Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ.
- Việc Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh chung tất cả các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có nhiều đối tƣợng mang bản chất khác biệt nhau đã khiến cho nội dung của Luật trở nên phức tạp, khó theo dõi, chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ và các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn khi vận dụng pháp luật, do vậy, cần nghiên cứu khả năng xây dựng các đạo luật riêng để điều chỉnh đối với từng đối tƣợng của quyền SHTT, nhƣ Luật Sáng chế, Luật Nhãn hiệu, Luật về quyền tác giả và quyền liên quan, Luật về giống cây trồng… nhằm tạo thuận lợi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong việc vận dụng các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ vào thực tiễn.