CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM KHI HIỆP ĐỊNH TPP CÓ HIỆU LỰC
3.4. Đánh giá chung về tác động của Hiệp định TPP đến hoạt động chuyển
3.4.1. Tác động của TPP làm gia tăng chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản nhờ vào thiết lập thương mại
Các nước TPP đang là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm vừa qua. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực sang thị trường TPP giai đoạn 2009-2014 có xu hướng tăng trưởng, ngoại trừ mặt hàng gạo. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam cao nhất ở mặt hàng thủy sản và gỗ. với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 14.7% và 17.6%. Hạt tiêu và hàng rau quả là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị xuất khẩu sang thị trường này giai đoạn 2009-2014 cao nhất so với các mặt hàng còn lại, lần lượt là 40.8% và 22.9%. Xuất khẩu gạo có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn đạt -2.6%.
Về cơ cấu sản phẩm, có thể thấy r ằng, gỗ và các sản phẩm t ừ gỗ, hàng thủy sản, hạt điều là các nông sản chủ lực xuất khẩu sang TPP.
Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng xuất một số nông sản chủ lực sang TPP Trong tổng xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Tổng cục hải quan
Giá trị xuất khẩu tuyệt đối của gỗ và thủy sản cũng t ăng nhanh trong giai đoạn 2009-2014:
Biểu đồ 3.3 Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường TPP giai đoạn 2009-2014
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Tổng cục hải quan
Các điều khoản về thuế suất cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng hết sức tiềm năng. Theo đó, các ngành hứa hẹn sẽ được hưởng nhiều cơ hội nhất đó là chế biến rau, quả khi theo cam kết chi tiết TPP của Nhật Bản, thuế suất thuế nhập khẩu với hoa quả và nước trái cây về 0% ngay lập tức, thuế nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ, Australia từ Việt Nam theo lộ trình cũng giảm đi đáng kể; về mặt hàng thủy sản, với hơn 40% thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khối TPP: lớn nhất là Hoa Kỳ chiếm hơn 22%, Nhật Bản hơn 17%, các thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩu giảm về 0%, đồng thời, thuế nhập khẩu đối với các thị trường nhỏ hơn nhƣ Australia, Singapore và Mexico cũng sẽ giảm xuống, và lối vào các thị
trường này sẽ rộng mở hơn với tôm, mực, cá ngừ, hiện thuế xuất khẩu chỉ từ 1- 10%; đối với mặt hàng ga ̣o , Viê ̣t Nam có c ơ hô ̣i lớn nếu có thể xuất sang Nhâ ̣t Bản trong trường hợp nếu thuế suất giảm từ 367% xuống 0%...
Tuy nhiên, khi Viê ̣t Nam tham gia TPP thì c ơ hô ̣i thương ma ̣i được mở ra khi thuế suất xuất nhâ ̣p khẩu các m ặt hàng về 0%, nhƣng cũng gặp phải thách thức không nhỏ. Một trong số những thách thức lớn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam là khi TPP được ký kết, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhƣng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn.
Để xâm nhâ ̣p và chiếm lĩnh được những thi ̣ trường giá tri ̣ cao và quy mô l ớn nhƣ Hoa Kỳ và Nhâ ̣t Bản , những sả n phẩm Viê ̣t Nam đang có l ợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản…cần v ượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn th ực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thi ̣ tr ường này. Nếu không, dù thuế suất nhâ ̣p khẩu của các thị tr ƣờng này b ằng 0% thì sản phẩm nông nghiê ̣p Viê ̣t Nam cũng không thể tiếp câ ̣n được. Bên ca ̣nh đó, các quy định khác TPP về b ảo vệ bản quyền (giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nông nghiệp), thuốc thú y), vấn đề lao đô ̣ng, nguồn gốc xuất x ứ... cũng rất ch ặt chẽ. Phía Việt Nam còn nhiều ha ̣n chế trong nh ững nô ̣i dung này . Nhƣ vậy, nếu Việt Nam không khắc phục đƣợc điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các doanh nghiê ̣p xuất khẩu thâm nhập vào các thi ̣ trường quốc tế.
Đây là một cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản, tại những ngành sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản yêu cầu chất lƣợng cao này, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu với kinh nghiệm và tiến bộ khoa học vượt bậc. Trước đây, trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản này, các doanh nghiệp Nhật Bản khá thờ ơ khi từ năm 1988 đến năm 2012, Nhật Bản chỉ có 32 số dự án đăng ký đầu tƣ tại Việt Nam trong ngành này (chiếm 1,96% tổng số dự án) với số vốn chỉ khiêm tốn xấp xỉ 70 triệu USD (chỉ chiếm 0,5% tổng
số vốn đầu tƣ). Tuy nhiên, sự hợp tác của hai chính phủ, các doanh nghiệp, địa phương Việt Nam và Nhật Bản thời gian gần đây trong ngành này đang có chiều hướng đi lên mạnh mẽ với những cam kết giữa hai chính phủ. Ông Kennichi Takashima, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp Nhật Bản, cho biết: “Nhật Bản muốn hợp tác chuyển giao nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, Hiệp hội máy móc nông nghiệp của Nhật Bản có cơ sở ở Trung Quốc và Thái Lan, hy vọng trong tương lai cũng sẽ xây dựng nhà máy này tại Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, máy móc được áp dụng sẽ giảm sức lao động cho người nông dân và năng suất sẽ được tăng cao". Để được hưởng những lợi thế thuế xuất mà Việt Nam có khi tham gia TPP và những ƣu thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhân công, Nhật Bản đƣợc dự báo sẽ còn đầu tƣ và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Các ngành chế biến, chế tạo hàng điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô, linh phụ kiện và các ngành chế biến sản xuất nông, thủy, hải sản là những ngành tiêu biểu đƣợc dự báo sẽ thu hút đƣợc nhiều hơn nữa đầu tƣ cũng nhƣ các công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp Nhật Bản khi Hiệp định TPP có hiệu lực.