CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG HÀM Ý CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TPP
4.4. Những hàm ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam
4.4.1. Tăng cường hoạt động R&D, nâng cao năng lực công nghệ
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đƣợc đánh giá là yếu về trình độ công nghệ, hoạt động R&D cũng chƣa đƣợc chú trọng phát triển đúng mực. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản còn chưa thực hiện chuyển giao công nghệ nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam, và khi hoạt động chuyển giao công nghệ đƣợc thực hiện nhƣng hiệu quả cũng không cao, doanh nghiệp Việt Nam không khai thác hết đƣợc các công nghệ tiên tiến.
Giải pháp đƣa ra là các doanh nghiệp Việt Nam phải tự lực đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tránh việc trở nên quá lạc hậu so với công nghệ của thế giới, thụ động trong việc tiếp nhận công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp chỉ có thể tự lực cải tiến phương thức sản xuất bằng cách đầu tư chú trọng hơn nữa đến hoạt động R&D, luôn đặt ra các mục tiêu về sáng kiến, sáng chế, có những khuyến khích kịp thời cho những sáng kiến, sáng chế của người lao động.
Cần phải khuyến khích hơn nữa đến việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nội địa, khuyến khích sự liên kết về công nghệ giữa các doanh nghiệp
trong nước, giữa doanh nghiệp với những đơn vị nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
4.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nếu so với các nước trong khối TPP thì người lao động của Việt Nam có trình độ không cao, khó có thể làm chủ đƣợc những dây chuyền sản xuất hiện đại. Ngày nay, giá nhân công rẻ của Việt Nam đã không còn là một ƣu thế lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Các doanh nghiệp Việt Nam, sau khi tuyển dụng cũng ít khi quan tâm đến việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thêm năng lực, tay nghề của người lao động. Theo một nghiên cứu của JAICA thì có đến hơn 50% các doanh nghiệp được hỏi không dành kinh phí để đào tạo người lao động. Và cũng có đến gần 50% số doanh nghiệp đƣợc khảo sát không có hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ quản lý. Nâng cao chất lượng người lao động không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ, của ngành giáo dục, mà các doanh nghiệp cũng phải ý thức được rằng nâng cao tay nghề người lao động là phục vụ cho chính lợi ích của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp, khóa huấn luyện nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động hoặc có những biện pháp khuyến khích để người lao động tự học tập nâng cao tay nghề của mình.
Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lí khoa học và công nghệ ở các cấp. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên gia khoa học và công nghệ trong các định hướng, lĩnh vực khoa học và công nghệ ƣu tiên.
4.4.3. Các doanh nghiệp phải nắm rõ được các quy định về chuyển giao công nghệ của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia
Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết rất nhiều những hiệp định thương mại tự do do song phương cũng như tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, các hiệp ước đa phương. Với một số lượng lớn các hiệp định, kèm
theo đó là những quy định phức tạp, chồng chéo điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp có thể hiểu hết và vận dụng những quy định đó thực sự không dễ dàng. Tuy nhiên, đó có thể tận dụng được những cơ hội, ưu đãi mà các hiệp định thương mại đó đem lại, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải thực sự coi trọng việc tìm hiểu, áp dụng những quy định đó vào hoạt động kinh doanh, coi đó là một yếu tố quan trọng đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt, khi Hiệp đinh TPP có hiệu lực, trong nội khối, thị trường vốn, thị trường hàng hóa, các hoạt động đầu tư gần như không còn một rào cản nào, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhƣng cũng có rất nhiều thách thức đƣợc đặt ra. Nền kinh tế phẳng hơn, chính sách, chính trị thay đổi, sự cạnh tranh khốc liệt hơn, các doanh nghiệp không thích ứng kịp sẽ khó khăn để tốn tại và phát triển.
Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài mà ở đây cụ thể là Nhật Bản, nếu các doanh nghiệp không nắm vững đƣợc những quy định mới có liên quan tác động đến chuyển giao công nghệ thì sẽ trở nên thụ động, đƣa ra cách chính sách chuyển giao công nghệ không hợp lý, làm sai các quy định đƣợc đƣa ra. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ những nội dung trong Hiệp định có tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản như đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ…để có thể vận dụng, áp dụng đúng các quy định, tìm ra đƣợc những cơ hội mới, đón đầu đƣợc các xu hướng đầu tư, thương mại cũng như xu hướng chuyển giao công nghệ, để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế các thách thức, gia tăng lợi ích, giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội.