1.2.1 Khái niệm về chiến lược chiêu thị.
Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp đến phân khúc thị trường mà doanh nghiệp nhắm chọn.
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp.
8
Phối thức chiêu thị là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn.
Các công cụ để thực hiện hoạt động chiêu thị bao gồm: quảng cáo, khuyến mãi, giao tế, chào hàng cá nhân, marketing trực tiếp.
1.2.2 Vai trò của chiến lược chiêu thị.
Chiêu thị là một trong những thành tố của marketing mix, nó có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp nào đó trong quá trình hoạt động kinh doanh mà còn có rất nhiều ích lợi đối với người tiêu dùng và ảnh hưởng đến toàn xã hội.
1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp.
Chiêu thị chính là công cụ cạnh tranh gúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, hoặc giữ thị phần hiện có trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ.
Chiêu thị giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số bán ra, điều chỉnh nhu cầu thị trường, qua đó tìm kiếm khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Chiêu thị còn là công cụ truyền thông giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng để họ biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng mới và thuyết phục khách hàng tiêu dùng sản phẩm để đẩy mạnh doanh số bán ra, điều chỉnh nhu cầu thị trường.
Chiêu thị còn tạo ra sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với nhóm công chúng, giải quyết khủng hoảng những tin tức xấu, tạo sự thu hút chú ý.
1.2.2.2 Đối với người tiêu dùng.
Cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm.
9
Cung cấp kiến thức về đặc tính, công dụng, tính năng của sản phẩm, doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng nâng cao kiến thức về sản phẩm trên thị trường, so sánh các sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng thông qua công dụng, tính năng của sản phẩm.
Hoạt động chiêu thị tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng.
1.2.2.3 Đối với xã hội.
Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa các sản phẩm của mình phục vụ xã hội tốt hơn.
Tạo công việc cho người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan đến hoạt động chiêu thị như (nghiên cứu thị trường, quảng cáo, PR,...) tạo động lực cho sự cạnh tranh, từ đó góp phần làm cho xã hội phát triển.
Các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chiêu thị có ý nghĩa đối với cộng đồng, xã hội sẽ tạo nên định hướng tích cực cho cộng đồng nhiều hơn, thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2.3 Chức năng của chiêu thị.
Cũng như các hoạt động marketing khác, hoạt động chiêu thị cũng có các chức năng riêng như sau:
1.2.3.1 Chức năng thông tin.
Giới thiệu: giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, có sự phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác trên thị trường, đồng thời người tiêu dùng được bảo vệ lợi ích khi mua hàng, tránh mua hàng giả, hàng nhái.
10
Thuyết phục: chiêu thị giúp khắc sâu hình ảnh của thương hiệu vào tâm trí khách hàng, làm cho khách hàng tin vào chất lượng mà doanh nghiệp cam kết, cũng như uy tín sản phẩm của công ty, để thúc đẩy hành vi mua của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhắc nhở: nhắc cho người tiêu dùng nhớ đến sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường, khắc sâu đặc tính vượt trội của sản phẩm, để tạo sự liên kết giữa sản phẩm và khách hàng, để khách hàng không bị xao nhãng đối với sản phẩm và chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.2.3.2 Chức năng kích thích.
Các hoạt động chiêu thị có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, kích thích quá trình mua của người tiêu dùng nhanh hơn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Mặt khác chính các hoạt động chiêu thị làm cho trung gian, nhân viên bán hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm, uy tín thương hiệu, kích thích họ đóng góp và trung thành với doang nghiệp. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
1.2.3.3 Chức năng liên kết.
Chiêu thị liên kết người tiêu dùng và các nhóm công chúng với nhau. Và các mối quan hệ này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động chiêu thị nói riêng và marketing của doanh nghiệp tốt hơn.
1.2.4 Truyền thông Marketing tổng hợp (IMC).
Nói đến hoạt động chiêu thị không thể không nhắc đến hoạt động truyền thông marketing tổng hợp IMC. Doang nghiệp phải xem xét cẩn thận, phối hợp các công cụ chiêu thị trong một kế hoạch truyền thông marketing tổng hợp cụ thể, chi tiết để đảm bảo sự phối hợp, tương tác, sự hỗ trợ lẫn nhau khi thấu hiểu vai trò, chức năng của các công cụ chiêu thị nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đối với doanh nghiệp.
11
Theo định nghĩa của Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ “truyền thông marketing tổng hợp là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đáng giá vai trò chiến lược của các chiến lược khác nhau trong truyền thông như: quảng cáo, khuyến mãi, giao tế, chào hàng, marketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, nhất quán, hiệu quả tối đa.”