Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 34 - 39)

1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới

* Hệ thống tín dụng nông thôn ở Trung Quốc

Trung Quốc hiện có 1,3 tỷ dân, trong đó số dân sống ở các vùng nông thôn rất đông chiếm khoảng 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với tiến trình cải cách mở cửa (1978 - 2008), nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Trước tình trạng giá lương thực trong nước leo thang, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn, Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động cấp vốn cho nông dân… Chính phủ Trung Quốc thực hiện những nỗ lực đưa vốn đến vùng nông thôn trong lúc lạm phát ở nước này đang chạm mức 8,5%, cao nhất trong vòng 12 năm qua, mà nguyên nhân chính là do giá lương thực leo thang. Tháng 4/2008, giá lương thực ở Trung Quốc tăng 22% so với năm 2007. Mặt khác, việc Trung Quốc chuyển bốn ngân hàng quốc doanh lớn thành NHTM trong những năm gần đây đã buộc các ngân

hàng này phải tập trung cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm bớt sự hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Người nông dân phải lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ các Hợp tác xã tín dụng nông thôn. Các tổ chức này hiện đang chiếm khoảng 10% trong tổng số tiền gửi 42.900 tỉ nhân dân tệ trong các ngân hàng và các định chế tín dụng ở Trung Quốc và chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ có giá trị từ 500 - 20.000 nhân dân tệ cho các hộ nông dân. Giải pháp này giúp khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc có thể tiếp cận các nguồn vốn vay dễ dàng hơn, từ đó đẩy mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng nông nghiệp và tạo thêm động lực cho nền kinh tế vốn đang tăng trưởng nhanh của nước này. Tính đến năm 2006, nông nghiệp cùng với các ngành kinh tế chủ lực khác như lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm gần 12% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Việc nông dân có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động trẻ từ nông thôn di chuyển ra thành thị để tìm việc làm khiến các vùng nông thôn càng bị tụt lại phía sau so với các thành phố lớn do thiếu vốn đầu tư và lao động.

Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước được thành lập ngân hàng và công ty cho vay ở nông thôn từ tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài vẫn phải giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh này thông qua pháp nhân nước ngoài với các nhóm làm việc độc lập cho từng đơn vị, việc thay đổi luật lệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động thông qua một đơn vị kinh doanh duy nhất hay một công ty con được đăng ký pháp nhân ở Trung Quốc. Vì vậy, các ngân hàng nước ngoài đã cắt giảm chi phí và giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm đội ngũ các giám đốc quản lý chi nhánh có kinh nghiệm [13].

* Tín dụng nông thôn ở Thái Lan

Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông dân Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được Nhà nước thành lập từ năm 1966 thuộc Bộ Tín dụng. Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ Chính phủ và một phần

từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân thông qua HTX tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân cá thể không phải là thành viên của HTX tín dụng nông nghiệp. đối tượng vay của BAAC là các HTX, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từ hộ nông dân và các nhóm hộ.

Tổ chức tín dụng chính thống thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các NHTM. Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức trên bằng nhiều cách khác nhau tuỳ theo hiện trạng và thực lực kinh tế của họ. Những nông dân giàu có tài sản thế chấp có thể vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng chính thống mà họ muốn. Những nông dân nghèo không có tài sản thế chấp có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách [13].

1.2.2. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam

Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72%

lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Thị trường tiềm năng nhưng đầu tư chưa đúng mức. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ nhiều vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Trong Hội nghị Triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức vào quý II/2010 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong 5 năm 2003- 2007, Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 113.000 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực này (tính đến 31/5/2010, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt trên 315.000 tỷ đồng). Đầu tư cho khuyến nông chỉ đạt 0,13% GDP (trong khi các nước khác là4%). đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn mới chiếm 3% tổng nguồn FDI… Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực NNNT 10 năm qua chỉ khoảng 22%/năm, thấp

hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn bộ nền kinh tế (25%/năm).

Mặc dù thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư cho các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực này còn nghèo nàn. Trong đó chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm [5].

Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tín dụng chuyên nghiệp hầu như chưa có. Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai…

Những lý do kể trên đã khiến khu vực nông nghiệp chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế, mặc dù trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông…), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và trên 2.000 làng nghề.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần coi trọng đúng mức và mạnh dạn đổi mới hoạt động tín dụng nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Thúc đẩy hình thành thị trường tín dụng nông thôn; đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn; Tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên; Phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện

cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; Phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân...

Cần xác định sự can thiệp của Chính phủ: thị trường tín dụng nông thôn còn nhiều méo mó, vì vậy Chính phủ vẫn có vai trò nhất định để tham gia chỉnh sửa những thất bại đó. Ví dụ, Chính phủ cần can thiệp như khắc phục hậu quả thiên tai, các chương trình tín dụng ưu tiên cho người nghèo, cho học sinh sinh viên và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Chúng ta tạo cầu nối giữa tín dụng chính thích và tín dụng phi chính thức, cần khai thác và phối hợp thế mạnh của của mỗi khu vực, đa dạng hóa các loại hình tín dụng sẽ làm tăng nguồn tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ở các vùng nông thôn. Hệ thống tín dụng nông thôn phát triển cần chú trọng đến khả năng phát triển bền vững và đẩy mạnh huy động tiết kiệm. Các tổ chức cần quan tâm nhiều hơn đến đơn giản hóa các yêu cầu và thủ tục cho vay, mở rộng hơn nữa yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)