Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện Điện biên
3.2.3. Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Điện Biên
* Tổng hợp tình hình dư nợ qua các năm
Hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả…, đó là kết quả 13 năm (2003 - 2015) thực hiện Văn bản liên tịch 235 giữa Hội Nông dân Việt Nam và NHCSXH về ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với hoạt động của mình hội nông dân đã triển khai các giải pháp thiết thực mà trọng tâm là phối hợp và trực tiếp tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật theo cách cầm tay chỉ việc…
Bảng 3.5: Tình hình dư nợ qua các năm 2013 - 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng dư nợ Tr.đồng 120.935,17 129.288,25 142.320,48 2 Tăng tuyệt đối +/-Tr.đồng 6.058,55 8.353,08 13.032,23
3 Tăng tương đối % 105,27 106,91 110,08
(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2013, 2014, 2015) Đó là lý do đưa tổng dư sợ của hội nông dân đạt cao nhất và có tốc độ tăng liên tục qua các năm. Nhờ được “tiếp vốn”, hộ nghèo trên địa bàn có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như huyện Điện Biên, dòng vốn tín dụng ưu đãi còn có tác động quan trọng đối với việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh…
Biểu đồ 3.1: Tình hình dư nợ qua các năm
* Tình hình dư nợ theo thời gian
NHCSXH với vốn tự có được nhà nước cấp tuy nhiên vẫn phải huy động từ các nguồn khác như: tổ chức huy động vốn trong và ngoài ngước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh chứng chỉ tiền gửi…
Vì vậy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả là điều kiện để ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay đặc biệt đối với các đối tượng vay chính sách. Tuy nhiên thực tế lại không phải hoàn toàn tốt như yêu cầu nên việc NHCSXH thắt chặt các khoản vay dài hạn đã khiến hầu hết các nhóm hộ có nhu cầu vay đặc biệt là đối tượng hộ nghèo không đáp ứng đủ các điều kiện vay nên chủ yếu các khoản vay có thời hạn ngắn hạn và trung hạn.
Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền (Tr. đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr. đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tr. đồng)
Tỷ trọng (%) 1 Ngắn hạn 31.258,95 25,85 34.762,27 26,89 38.885.95 27,71 2 Trung hạn 85.720,15 70,88 90.357,66 69,89 96.720,28 68,93 3 Dài hạn 3.956,07 3,27 4.168,32 3,22 4.714,25 3,36
Tổng 120.935,17 100,00 129.288,25 100,00 140.320,48 100.00 (Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2013, 2014, 2015) Qua bảng số liệu 3.6 và biểu đồ 3.2 có thể thấy qua 3 năm 2013-2015. Các khoản vay trung hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng cơ cấu các khoản vay, chiếm tới 70% và có xu hướng giảm từ 2013-2015 song tỷ lệ này khá nhỏ chỉ khoảng 1%. Khoản vay ngắn hạn đứng thứ hai với tỷ lệ trung bình khoảng 26%, và thấp nhất là khoản vay dài hạn với tỷ lệ trung bình khoảng 3%. Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn có xu hướng tăng nhưng với tỷ lệ cũng chưa cao.
Công tác phối kết hợp giữa các cấp Hội nông dân với Ngân hàng CSXH và các tổ chức nhận ủy thác khác được duy trì nề nếp và phát huy hiê ̣u quả tốt, số liệu và thông tin thường xuyên được câ ̣p nhật khá kịp thời đầy đủ từ đó đã tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh hơn để đảm bảo hoạt động sản xuất.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
* Dư nợ theo chương trình vay
Hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội của các cấp Hội Nông dân qua các năm đã đạt được một số kết quả tích cực; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp ủy thác ngày càng được các cấp Hội Nông dân quan tâm, sâu sát; đồng thời, các cấp Hội tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đến nay các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH 10 chương trình tín dụng cho vay với 10 đối tượng vay vốn.
Vốn Ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác qua các cấp Hội nông dân đã đáp ứng được hàng nghìn lượt hộ nghèo và hộ chính sách khác có vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đã giúp cho các hộ mua sắm trang bị được các công cụ, máy móc để sản xuất. Nhờ có nguồn vốn được đáp ứng kịp thời, các hộ gia đình đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo lập trang trại, làm ăn theo mô hình kết hợp VAC, đầu tư phát triển nghề truyền thống, dịch vụ khác... để có thu nhập cao hơn.
Bảng 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay
STT Đối tượng vay
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay 1 Hộ nghèo 50.668,15 2.012 49.801,30 1.886 52.684,26 1.765 2 Hộ cận nghèo 10.586,33 525 9.863,00 485 10.364,38 491 3 Học sinh, Sinh viên 9.134,59 865 11.660,00 1.084 14.024,15 1.352 4 Giải quyết việc làm 2.584,60 112 3.295,00 132 3.358,54 129 5 ĐBDTTSĐBKK 2.541,35 368 3.052,12 458 3.684,25 582 6 Hộ SXKD tại vùng KK 8.452,15 234 10.524,55 265 11.058,22 281 7 HN về nhà ở theo QĐ167 20.715,25 712 23.150,84 705 22.158,64 728 8 Cho vay NS&VSMT 9.020,15 1.856 7.824.74 1.783 7.584,13 1.687 9 Cho vay XKLĐ có
thời hạn 6.368,60 223 8.458,25 251 8.965,26 268 10 Thương nhân vùng
khó khăn 864,00 34 1.658.45 52 2.458,37 68
(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2013, 2014, 2015) Kết quả nghiên cứu bảng 3.7 cho thấy tín dụng dành cho hộ nghèo chiếm giá trị và tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị và cơ cấu cho vay. Đối tượng là hộ nghèo năm 2013 dư nợ dạt 50,668.15 triệu đồng sang năm 2014 giảm còn 49,801.3 triệu đồng tới 2015 giá trị này tăng 5.79% đạt 52,684.26 triệu đồng.
Mặc dù trong năm qua, chương trình cho vay xây dựng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và xuất khẩu lao động không quá thấp tuy nhiên với lý do chất lượng lao động tại địa phương thấp, công tác tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn nên chất lượng cho vay chưa cao.
Song song với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách tính dụng cho hội viên vay vốn, Hội còn vận động hội viên, nông dân tham gia vay vốn tự tạo vốn chủ yếu bằng cách tiết kiệm trong tiêu dùng, trong việc hiếu hỷ và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu vào sản xuất, kinh doanh để tham gia gửi tiền tiết kiệm.
Đối với Hội nông dân các cấp, thông qua công tác phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội đã giúp cho việc tập hợp nông dân, nhất là nông dân nghèo được thuận lợi. Nội dung hoạt động của Hội được phong phú, thiết thực hơn. Vai trò của Hội nông dân trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng được khẳng định. Kinh nghiệm quản lý vốn, tài chính, năng lực vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ Hội nông dân cơ sở được nâng lên.
Trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động uỷ thác, các cấp Hội Nông dân cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách - xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ , hội viên nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chủ trương, chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bảng 3.8: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay
STT Mục đích vay
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay 1 Trồng trọt 35.028,25 1.934,00 35.842,51 2.084,00 36.260,12 2.259,00 2 Chăn nuôi 26.881,22 1.429,00 28.068,16 1.607,00 31.038,74 1.932,00 3 Buôn bán 1.052,00 235,00 1.728,26 362,00 2.534,35 456,00 4 Ngành
nghề khác 1.356,00 308,00 1.734,89 324,00 1.967,28 369,00 (Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2013, 2014, 2015) Những năm qua, Hội Nông huyện Điện Biên luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kết quả nghiên cứu bảng số liệu 3.8 cho thấy mục đích vay vốn trong chăn nuôi và trồng trọt của các hộ nông dân chiếm chủ yếu. với trồng trọt dư nợ qua các năm mặc dù tăng không nhiều song giá tị dư nợ trung bình qua 3 năm là 35 tỷ đồng. Mục đích chăn nuôi đối với các hộ dân theo số liệu thì đứng thứ 2
tuy nhiên chênh lệch giữa 2 nhu cầu vay này không quá lớn với dư nợ tủng bình là 29 tỷ đồng.
Để thấy rõ hơn nhu cầu vay của các hộ dân được tập trung chủ yếu tỏng lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt ta phân tích qua biểu đồ 3.3. Qua đó thấy được sự chênh lệch giữa các mục đích vay trong các hộ dân, với nhu cầu trong nông nghiệp chiếm chủ yếu.
Biểu đồ 3.3: Tình hình dự nợ cho vay theo mục đích
Nêu cao vai trò hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân huyện Điện Biên luôn phát huy trách nhiệm khi được các tổ chức tín dụng ủy thác vay vốn cho nông dân thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm. Vì vậy số lượng và chất lượng dịch vụ vay vốn ngày càng được nâng lên.
Qua đó góp phần nâng cao vị trí vai trò của tổ chức hội, làm cho hội viên ngày càng tin tưởng, gắn bó, xây dựng tổ chức hội nông dân ngày càng vững mạnh.
* Thực trạng nợ quá hạn qua các năm
Theo quy định của Chính phủ về chất lượng tín dụng NHCSXH thì tỷ lệ nợ quá hạn cho phép là 3% so với tổng dư nợ, nhưng NHCSXH Việt Nam quy định tỷ lệ này không quá 2%.
Với nguyên tắc cơ bản là hoàn trả, vốn tín dụng chỉ được cấp đối với các đối tượng có nguồn thu trực tiếp, đủ để trả toàn bộ gốc và lãi. Mặc dù, mục tiêu của Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, giảm cách biệt giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, song tín dụng Nhà nước lại phải đảm bảo nguyên tắc thu đủ gốc. Với
người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn - nơi không thuận lợi cho việc sản xuất - hoặc người cực nghèo, việc cho vay với số tiền ít ỏi rất khó giúp họ thoát nghèo, không có cơ sở kinh tế cho việc thu hồi vốn vay, trong khi chi phí cho vay cao.
Bảng 3.9: Diễn biến nợ quá hạn
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% 83,66 85,39 92,42 2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên 1% đến 2% 9,49 8,67 7,58 3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% đến 3% 6,85 5,94 0,00 4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên 3% đến 4% 0,00 0,00 0,00
(Nguồn báo cáo tổng kết NHCSXH 3 năm 2013, 2014, 2015) Tuy nhiên do đặc điểm là huyện miền núi với nhiều xã khó khăn và đặc biệt khó khăn nên việc nợ quá hạn vẫn còn xảy ra. Mặc dù các cấp quản lý và đặc biệt là các tổ TK&VV định kỳ đôn đốc song do kinh tế khó khăn nên tỷ lệ nợ quá hạn từ 2-3% vẫn tồn tại ở năm 2013-2014 dù tỷ lệ này khá nhỏ chỉ từ 5.5- 7%. Tới năm 2015 tình trạng nợ quá hạn quá mức do nhà nước quy định đã được hạn chế hoàn toàn. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn từ 1-2% vẫn còn với tỷ lệ 9.49% năm 2013 và năm 2014 chiếm 8.67%. Huyện hiện đang phấn đấu đưa mức tỷ lệ nợ quá hạn về dưới 1% song để thực hiện được điều này cần sự cố gắng không chỉ các cấp quản lý mà còn chính bản thân các hộ dân.