Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân
Bám sát đặc điểm về thu nhập, trình độ canh tác, thói quen sản xuất của hội viên, Hội Nông dân tỉnh xác định cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những chương trình công tác trọng tâm. Các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách- Xã hội (CSXH) tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân.
Bảng 3.16: Diễn biến thu nhập của các hộ vay vốn
STT Chỉ tiêu
Trước khi vay vốn Sau khi vay vốn Thu nhập
(tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập
(tr.đ) Tỷ lệ (%)
1 Trồng trọt 13,86 41,08 14,09 38,39
2 Chăn nuôi 8,49 25,16 10,63 28,96
3 Buôn bán 4,86 14,40 5,23 14,25
4 Ngành nghề 5,18 15,35 5,36 14,60
5 Khác 1,35 4,00 1,39 3,79
Tổng 33,74 100,00 36,7 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2016) Những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Điện Biên đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện thực hiện tốt việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm đưa đồng vốn ưu đãi đến tận tay người thụ hưởng, giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển
sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương, đưa mức thu nhập của người dân lên mức độ mới, tại mức này các hộ nông dân có thể đảm bảo về cuộc sống của mình, và an tâm làm ăn trên đồng vốn vay và trả nợ lại cho ngân hàng.
Qua số liệu bảng 3.16 cho thấy thu nhập trước khi vay vốn và sau khi vay vốn thì tỷ lệ của ngành chăn nuôi và trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, và con số này qua điều tra về cơ bản đều tăng. Cụ thể trước khi vay vốn thu nhập của các hộ dân từ trồng trọt chiếm 41,08%, từ chăn nuôi chiếm 25,16%. Sau khi vay vốn làm ăn thu nhập từ trồng trọt có tỷ lệ giảm trong tổng cơ cấu song giá trị tuyệt đối vẫn cao hơn trước đó, còn thu nhập từ chăn nuôi có sự tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng thu nhập.
Để thấy rõ hơn tiến hành phân tích biểu đồ 3.8, kết quả cho thấy mức thu nhập có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên tại các hộ dân vay vốn làm ăn. Lĩnh vực trồng trọt thu nhập sau khi vay vốn làm ăn tăng 1,66%, lĩnh vực chăn nuôi tốc độ tăng 25,21%, Lĩnh vực buôn bán cón số này là 7,61%, ngành nghề là 3,47% . Điều đấy sự nỗ lực không chỉ của các cấp hội nông dân, sự quan tâm của ngân hàng mà còn là sự cố gắng của toàn thể các hộ nông dân với quyết tâm thoát nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Biểu đồ 3.8: Bình quân thay đổi thu nhập của các hộ vay vốn
Với sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội nông dân, đến nay đánh giá chung các chương trình tín dụng, vay vốn đều được thực hiện đúng tiến độ; các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả khai thác vốn vay khá; nhiều địa
phương, hội viên đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo”.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới Hội Nông dân huyện Điện Biên sẽ tiếp tục phối hợp cùng ngân hàng CSXH tháo gỡ “nút thắt” về vốn vay để phát triển sản xuất. Cùng với đó, Hội cũng sẽ gắn việc khai thác, sử dụng vốn vay ưu đãi với phong trào nông dân SXKD giỏi trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó đẩy nhanh viêc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân.
3.4.2. Nhận thức người dân
Muốn người dân nhanh thoát được cái nghèo thì phải giúp họ từ bỏ canh tác lạc hậu, chuyển đổi sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa nông sản. Nhưng địa phương nguồn lực có hạn, dân lại nghèo nên để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây, bà con chỉ trông vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH. Vốn vay của NHTM gần như rất khó vào được nơi đây bởi lãi suất, thời hạn vay vốn, cách thức phục vụ không thể bằng NHCSXH được. Nhờ vay được vốn ưu đãi, được tổ chức, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn hộ cải thiện đời sống
Thực tế cho thấy nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã còn rất khó vay được vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Do đó, nhiều nông dân thậm chí phải vay nặng lãi, tín dụng đen để có vốn đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó nhu cầu vay vốn của nông dân rất lớn nhưng không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng về tài sản thế chấp. Thậm chí, họ không đủ trình độ để xây dựng phương án kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng.
Qua bảng số liệu 3.17 đã thấy rõ điều này, 75% số hộ điều tra đều biết tới các nguồn tín dụng tư nhân và 35% số hộ biết tới kênh tín dụng theo phương thức hụi, phường, và gần như 100 các hộ điều tra đều cho biết sẽ tìm đến kênh tín dụng từ họ hàng để giải quyết nhu cầu vay vốn cấp thiết mà ngân hàng khó có thể đáp ứng.
Bảng 3.17: Sự hiểu biết của người dân về các nguồn tín dụng
STT Nguồn TD
Biết Không biết Tham gia quản lý Số hộ
(Hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (Hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (Hộ)
Tỷ lệ (%)
1 NHNN & PTNT 120 100,00 0 - 8 6,67
2 NHCS- XH 120 100,00 0 - 6 5,00
3 Hụi, phường 42 35,00 78 65,00 0 -
4 Tư nhân 90 75,00 30 25,00 0 -
5 Họ hàng 120 100,00 0 - 0 -
(Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2016) Không chỉ đưa vốn tới các hộp vay, với mục tiêu để quản lý và giúp hội viên sử dụng đồng vốn ưu đãi có hiệu quả, Hội Nông dân huyện đã lồng ghép tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và định hướng giúp hội viên chọn cho mình những mô hình phát triển kinh tế phù hợp.
Hàng năm, Hội đã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện và các cơ quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay để phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm, xử lý kiên quyết các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn ảnh hưởng đến uy tín của cấp hội. Các hội viên đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nhờ đó, sau 13 năm triển khai thực hiện ủy thác cho vay, qua 3 năm 2013-2015 Hội Nông dân huyện đã tổ chức tập huấn tín dụng trung bình 8 lần/năm, tập huấn kỹ thuật được chú trọng bằng việc số lần tổ chức qua các năm đều tăng, năm 2013 là 29 lần, năm 2014 là 33 lần và năm 2015 là 35 lần. Bên cạnh đó còn có hoạt động tham quan học tập
kinh nghiệm từ đó mang tới cho các hộ dân những thực tế để han chế những yếu kém và phát huy những điểm mạnh những lợi thế.
Bảng 3.18: Các hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người dân sử dụng vốn hiệu quả
Đơn vị :Lần
STT Các hoạt động Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
1 Tập huấn tín dụng 8 8 8
2 Tập huấn kỹ thuật sản xuất 29 33 35
3 Tham quan học tập kinh nghiệm 9 8 9
(Nguồn: Báo cáo công tác ủy thác tín dụng của Hội nông dân năm 2013-2015) Các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng mô hình trình diễn ngày càng được Hội Nông dân huyện lồng ghép, gắn kết với công tác giải ngân vốn của NHCSXH. “Vốn vay cùng với kiến thức, kinh nghiệm sản xuất từng bước thay đổi nhận thức, tư duy làm ăn của hộ nghèo.
Từ kiểu sản xuất tự cấp, tự túc, nhỏ lẻ, các hộ vay vốn chuyển từng bước sang sản xuất hàng hóa. Đây chính là một trong những cách hỗ trợ hộ nghèo thiết thực, hiệu quả để tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng, miền khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”
Với mục đích giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, Hội Nông dân huyện đã đứng ra nhận uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho nông dân vay vốn. Để hoạt động uỷ thác đạt kết quả cao, Hội đã tích cực tuyên truyền về các chương trình cho vay vốn đến hội viên và bà con;
phối hợp với các cơ quan chuyên môn như khuyến nông, hạt kiểm lâm, bảo vệ thực vật… tổ chức tập huấn kiến thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo; tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở Hội, tổ trưởng các tổ tiết kiệm
&vay vốn; mở Hội nghị quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo; triển khai các mẫu biểu thống nhất cho các đơn vị nhận ủy thác nắm được cách thức vay vốn, giải ngân, thu lãi và quản lý vốn theo
quy định. Đồng thời, Hội cũng tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương rà soát danh sách hộ nghèo, bình xét các hộ được vay vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn được đưa đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh tình trạng chồng chéo. Hàng năm, Hội phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện kiểm tra, rà soát 100% các tổ vay vốn và các hộ vay, qua đó phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, giúp quản lý tài sản an toàn và hiệu quả.
Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh việc duy trì các tổ vay vốn đang hoạt động, Hội nông dân huyện sẽ tiếp tục mở rộng cho vay tới các hộ còn khó khăn; đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp cho người nông dân có thêm nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế gia đình.