2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Hội Nông dân huyện Điện Biên là tổ chức nhận ủy thác tín dụng.
+ Chủ thể vay vốn tín dụng là các hộ nông dân có vay vốn.
+ Đơn vị ủy thác tín dụng là Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu tại địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Phạm vi về thời gian:
Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm từ năm 2013- 2015; Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động tín dụng của huyện Điện Biên và hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH huyện Điện Biên hiện nay ra sao?
- Thực trạng hoạt động nhận ủy thác của Hội Nông dân huyện Điện Biên và ảnh hưởng hoạt động ủy thác tín dụng tới tổ chức Hội như thế nào?
- Hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hội viên như thế nào?
- Nguyên nhân nào làm hạn chế sự hoạt động và hiệu quả của hoạt động nhận ủy thác tín dụng mà Hội đang triển khai?
- Giải pháp chủ yếu nào giúp cho hoạt động nhận ủy thác tín dụng phát triển bền vững trong thời gian tới?
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tín dụng nông thôn và ủy thác tín dụng;
- Thực trạng hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Điện Biên;
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhận ủy thác tín dụng Hội Nông dân huyện Điện Biên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là hộ nông dân có vay vốn ủy thác tín dụng thông qua hội Nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên là một tổng thể có thể xác định được trên cơ sở thông tin từ NHCS huyện. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định cỡ mẫu. Căn cứ trên khả năng thực hiện và quỹ thời gian cho phép, chúng tôi quyết định chọn cỡ mẫu là 120.
Bước 2: Chọn xã đại diện cho 25 xã của huyện. Căn cứ vào điều kiện các vùng kinh tế và sinh thái của huyện chúng tôi chọn 3 xã là:
+ Xã Núa Ngam là xã lớn gần trung tâm huyện Điện Biên có điều kiện kinh tế phát triển trung bình. Có tổng dư nợ vốn ủy thác tín dụng cao.
+ Xã Thanh Hưng là xã vùng giữa của huyện. Có tổng dư nợ vốn ủy thác tín dụng cao, đối tượng cho vay đa dạng.
+ Xã Thanh Luông là xã nghèo có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp. Hoạt động ủy thác tín dụng cho vay chủ yếu là đối tượng hộ nghèo.
Bước 3: Chọn thôn, bản. Mỗi xã sẽ chọn 2 thôn (bản) đại diện cho các vùng của xã.
Bước 4: Chọn hộ. Mỗi thôn chọn 20 hộ theo tiêu chí phải là các hộ có vay vốn tín dụng từ NHCS thông qua hội Nông dân xã trong các năm từ năm 2012 đến năm 2014.
Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính.
2.3.2. Hệ thống thông tin cần thu thập từ các nhóm đối tượng - Đối với thông tin của tổ chức nhận uỷ thác
+ Địa phương: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai.
+ Tổ chức hội: Nhiệm vụ chức năng; Tình hình hoạt động ủy thác tín dụng qua các năm: tổng số dư nợ tín dụng; tổng hộ nông dân; theo ngành nghề cho vay mục đích làm gì; tổng số hoàn trả vốn vay; tổng nợ xấu….
- Đối với thông tin của tổ chức ủy thác: Ngân hàng CSXH.
Bộ máy tổ chức của ngân hàng; Chính sách ủy thác; Mối quan hệ giữa tổ chức ủy thác và ngân hàng; Sơ đồ quản lý ủy thác tín dụng...
- Nhóm thông tin liên quan đến hộ vay vốn:
Nhu cầu vay vốn của hộ; Thực trạng vay vốn của hộ; Mức vay, hình thức vay…; Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ; Những hiểu biết về các tổ chức tín dụng; Kết quả hoạt động sản xuất của hộ khi sử dụng vốn vay;
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng của người dân: Thu nhập và cơ cấu thu nhập; Tình hình nhà ở; Sự thay đổi phương tiện sản xuất và sinh hoạt; Lợi nhuận/vốn. Hiệu quả xã hội, giải quyết việc làm…
2.3.3. Một số phương pháp khác (Nguyễn Đăng Bình, 2010)
Ngoài việc sử dụng phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác, đó là:
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia: phương pháp này được sử dụng nhằm có một bức tranh toàn cảnh về nông thôn của địa phương nơi nghiên cứu.
- Nghiên cứu phân tích thể chế: những nghiên cứu này cho phép đánh giá các thể chế trong ngành hàng, đặc biệt là sự phức tạp trong quan hệ giao dịch, quan hệ sản xuất, trao đổi thông tin, quản lý trong sản xuất.
- Phương pháp phân tích chính sách.
2.3.4. Phân tích và xử lý số liệu 2.3.4.1. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở tổng hợp thông tin thứ cấp là các bài báo, báo cáo tổng kết, sơ kết của huyện Điện Biên, các số liệu có liên quan; Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được
nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.
Nguồn dữ liệu thống kê về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện luận văn. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo, được thống kê, tính toán để đánh giá công tác nhận ủy thác tín dụng của hội phụ nữ tại NHCHXH huyện Điện Biên.
Đồng thời trên cơ sở số liệu điều tra, phân tích giữa lý luận và thực tiễn, thông qua việc sử dụng số bình quân, phần trăm đối với từng ý kiến, quan điểm, tiến hành phân tích theo từng góc độ hướng tới, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu hướng, đánh giá, quan điểm đối với từng vấn đề được đưa ra. Các số liệu thu thập được từ bảng hỏi đã được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
2.3.4.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau.
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi qua các năm
2.3.4.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo, cán bộ quản lý các phòng ban có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn thuộc UBND xã, huyện,... nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo tính khách quan và độ chính xác cao cho nguồn dữ liệu nghiên cứu của luận văn.
2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sau:
- Nhóm chỉ tiêu nêu lên tình hình cơ bản và hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Điện Biên;
- Nhóm chỉ tiêu về tình hình chung của hội nông dân huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên;
- Nhóm chỉ tiêu về thực trạng ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện Điện Biên tỉnh điện Biên: hoạt động cho vay, dư Nợ, tình hình trả nợ…
- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh thực trạng về hoạt động cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của hộ nông dân huyện Điện Biên tỉnh điện Biên;
- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả vốn vay của hộ nông dân huyện Điện Biên;
Các chỉ tiêu cụ thể sẽ được trình bày cụ thể trong luận văn chi tiết.
Chương 3