Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng trên địa bàn huyện Điện Biên đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 81 - 86)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng trên địa bàn huyện Điện Biên đến năm 2020

Để tiếp tục triển khai chương trình liên tịch giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và hội nông dân nói riêng ngày càng có hiệu quả, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm đưa hoạt động uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đi đúng hướng và có chất lượng, theo chúng tôi về phía hội nông dân cần làm tốt một số vấn đề sau:

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai chương trình liên tịch uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, coi hoạt động uỷ thác cho vay là một nhiệm vụ quan trọng trên

cả hai phương diện kinh tế và chính trị, trong đó nhiệm vụ chính trị cần phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Hai là, để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, cũng như về mặt nội dung của văn bản thoả thuận, hoặc hợp đồng uỷ thác đã ký kết, hội nông dân và NHCSXH các cấp cần phối hợp với nhau rà soát lại các nội dung đã ký kết, chấn chỉnh kịp thời những sai sót, quyết toán các chỉ tiêu đã thực hiện, ký phụ lục văn bản liên tịch, hoặc hợp đồng uỷ thác để chỉnh sửa, bổ sung các chỉ tiêu thường xuyên biến động như lãi suất cho vay, thu nợ, thu lãi, mức phí uỷ thác, số Tổ tiết kiệm và vay vốn…

Ba là, xác định hoạt động uỷ thác cho vay là một công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu XĐGN mà không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần. Do vậy, hội nông dân phải đảm nhiệm toàn bộ hoạt động nhận dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên từng địa bàn quản lý kể cả các khoản dư nợ quá hạn khó đòi nhận bàn giao từ NHNN&PTNT, đảm bảo 100% dự nợ cho vay hộ nghèo được uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng mọi quyền lợi chính đáng của người dân.

Bốn là, từng bước nâng cao chất lượng làm dịch vụ uỷ thác, cụ thể:

- Chủ động kiểm tra đối chiếu các khoản dư nợ, đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ nhận bàn giao từ NHNN&PTNT, tập trung đến các khoản nợ quá hạn khó đòi, nợ khê đọng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban XĐGN, UBND cấp xã và NHCSXH cấp huyện xử lý dứt điểm các trường hợp nợ dây dưa kéo dài, chây ỳ không trả nợ;

sắp xếp lại các Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động kém hiệu quả.

- Thường xuyên nhắc nhở, duy trì sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn, lồng ghép các hoạt động khuyến nông, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách làm ăn có hiệu quả, trả nợ, lãi tiền vay Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

- Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động đến 100% Tổ TK&VV và 100% hộ vay vốn còn dư nợ. Chỉ đạo các Tổ TK&VV có trách

nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đến 100% hộ vay trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày hộ nhận tiền vay.

- Hướng dẫn tổ trưởng Tổ TK&VV tự kiểm tra hồ sơ đang lưu trữ, trường hợp thiếu phải phối hợp với cán bộ ngân hàng để bổ sung và quản lý, bảo quản các loại hồ sơ, sổ sách và biểu mẫu liên quan theo quy định.

- Tăng cường các biện pháp thu lãi hộ vay phấn đấu đạt 100%; tham gia giao ban đúng định kỳ với NHCSXH tại địa phương để nắm tình hình hoạt động vay vốn các tổ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để làm tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại địa phương;

đồng thời tham gia trong ban thu nợ quá hạn để tổ chức kiểm tra, phân loại nợ tồn đọng, xử lý kịp thời các khoản nợ đến hạn, đề xuất chính quyền xử lý các trường hợp hộ vay chây ỳ; trường hợp cần thiết hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan pháp luật xử lý theo quy định.

Năm là, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với NHCSXH, đặc biệt là tổ chức hội cấp xã cần phải liên lạc thường xuyên với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, tổ giao dịch lưu động cấp xã trong việc quản lý dư nợ uỷ thác, nắm bắt đầy đủ các thông tin, diễn biến tình hình trả nợ, lãi của hộ vay, các trường hợp nợ quá hạn, xâm tiêu khó đòi, xử lý rủi ro… Đồng thời, đôn đốc, nhắc nhở Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay đến trả nợ, trả lãi, nộp tiền tiết kiệm (nếu có) đầy đủ, kịp thời theo lịch giao dịch định kỳ của Ngân hàng đặt tại xã. Mặt khác, phải nắm bắt được kế hoạch tăng trưởng dư nợ hàng tháng, quý hoặc năm trên địa bàn xã để chủ động thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoàn thiện các thủ tục cho vay và phối hợp với Ngân hàng tổ chức giải ngân.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động uỷ thác, một mặt để thúc đẩy hoạt động uỷ thác cho vay. Mặt khác, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng sai sót xảy ra, đảm bảo hoạt động uỷ thác cho vay ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

Bảy là, tổ chức hội nông dân huyện cần chủ động đề xuất, phối hợp với NHCSXH cùng cấp huấn luyện nghiệp vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, và phải coi đây là việc

làm thường xuyên, đồng thời phối hợp với trung tâm khuyến nông, thú y để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đi trước một bước so với việc đầu tư vốn vay.

Hội cần phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng chính sách cho cán bộ Hội, quản lý dư nợ uỷ thác, nắm bắt diễn biến tình hình trả nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng...

để có giải pháp thu hồi dứt điểm; đảm bảo nguồn vốn ủy thác qua Hội được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy tối đa hiệu quả. Tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề...giúp các hộ nghèo và hội viên vay vốn tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả vươn lên thoát nghèo bền vững. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn từ huyện đến các tổ TK&VV, hội viên nông dân;

bảo đảm chuyển tải kênh tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Phát huy hiệu quả vốn vay, đổi mới nội dung hoạt động của chi hội cho phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Tám là, sáu tháng, hoặc một năm phải tổ chức họp sơ kết, tổng kết chuyên đề nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc tổ chức sơ kết và tổng kết phải được thực hiện từ cơ sở, đặc biệt là tổ chức hội cấp xã để đánh giá chính xác các chỉ tiêu nhận uỷ thác cho vay, việc gì đã làm được, việc gì chưa làm được để có biện pháp khắc phục và chấn chỉnh kịp thời ngay từ cơ sở.

Chín là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời triển khai thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay để hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 04/NHCSXH-TDNN ngày 02/01/2014 của Tổng giám đốc NHCSXH. Tiếp tục phối hợp với NHCSXH tham mưu với cấp ủy, chính

quyền địa phương, xã, phường triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giao năm 2016; triển khai khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2016.

Mười là, phối hợp với NHCSXH, các ngành liên quan thực hiện tốt công tác nhận uỷ thác, từng bước nâng cao tỉ lệ thu lãi, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Phối hợp tìm giải pháp xử lý, thu hồi nợ đến hạn, lãi tồn, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vay ké, xâm tiêu chiếm dụng vốn...; phấn đấu hạn chế tình trạng nợ quá hạn phát sinh trong kỳ, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1,0%

trên tổng dư nợ ở Hội Nông dân xã nhận ủy thác; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý vốn của Hội và tổ TK & VV. Phối hợp với cán bộ NHCSXH đứng cánh đôn đốc thu hồi nợ, thu lãi, huy động tiết kiệm; tổ chức sinh hoạt kiện toàn hoạt động của Ban Quản lý tổ, kịp thời thay thế những Tổ trưởng thiếu nhiệt tình, hoạt động kém hiệu quả...

Với kinh nghiệm đúc kết được trong thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã hội đã và đang giữ vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho hàng triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách ở mọi miền của đất nước được tiếp cận với vốn tín dụng ưu đãi, xoá bỏ dần nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Và trong thời gian tới các tổ chức hội cần tiếp tục phát huy vai trò và khả năng của mình trong việc triển khai chương trình liên tịch uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì chắc chắn sẽ khắc phục được những tồn tại trong thời gian qua; góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 2015-2020 và cho giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của hội nông dân huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)