Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Tình hình thực hiện vay vốn của các hộ nông dân
3.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
* Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các hộ điều tra
Không chỉ những nông dân đầu tư làm ăn lớn hay những hộ làm ăn nhỏ lẻ cũng đều có xu hướng vay từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó số lượng các hộ chỉ vay từ một nguồn chiếm trung bình 3 năm khoảng 37,22%, số lượng các hộ vay từ hai nguồn chiếm 39%, còn lại số lượng các hộ vay từ ba nguồn và bốn nguồn chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ khoảng 14,447 và 9,44%. Có thể nói nguồn vốn tín dụng chính là cứu cánh của rất nhiều nông dân. Tuy nhiên với chính sách này, hàng trăm nông dân nghèo ở huyện đã tham gia vay vốn ngân hàng, trong
số đó vẫn tồn tại tình trạng mất khả năng chi trả chính vì vậy việc vay thêm từ các nguồn khác đối với nhiều hộ nông như gặp được phao cứu sinh nhờ được vay thêm vốn tái sản xuất, phát triển kinh tế, từ đó mà có lãi, thoát nợ hiệu quả.
Bảng 3.13: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra
STT Số nguồn
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số hộ(Hộ)
Tỷ lệ (%)
Số
hộ(Hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ(Hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Một nguồn 46 38,33 47 39,17 41 34,17
2 Hai nguồn 40 33,33 48 40,00 52 43,33
3 Ba nguồn 18 15,00 15 12,50 19 15,83
4 Bốn nguồn 16 13,33 10 8,33 8 6,67
Tổng 120 100,00 120 100,00 120 100,00 (Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2016) Bằng việc phân tích biểu đồ 3.6 cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ số hộ đối với nhu cầu vay vốn từ hơn một nguồn. Với sự thay chưa cao tuy nhiên cho thấy rõ nhu cầu vay năm sau tăng so với năm trước cả về số lượng tiền vay và số lượng nguồn vay.
Biểu đồ 3.6: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra
* Vay theo các chương trình vay
Việc cho vay vốn đối với hộ nghèo là một hình thức giúp người nghèo không phải bằng trợ cấp mà giúp họ có vốn làm ăn để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Đã có nhiều hộ gia
đình nhờ sự hỗ trợ về vốn đã có thể vượt qua được những khó khăn trước mắt và đã trở thành những điển hình về thoát nghèo trên địa bàn trong những năm qua.
Bảng 3.14: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng vay
Đối tượng vay
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay (Người)
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay (Người)
Dư nợ (Tr.đồng)
Người vay (Người)
Hộ nghèo 1.309,51 52 1.267,48 48 1.343,22 45
Hộ cận nghèo 483,95 24 488,07 24 485,50 23
Học sinh, Sinh viên 232,32 22 301,18 28 352,68 34 Giải quyết việc làm 207,69 9 149,77 6 182,25 7
ĐBDTTSĐBKK 55,25 8 53,31 8 56,97 9
Hộ SXKD tại vùng KK 469,56 13 556,01 14 472,24 12 HN về nhà ở theo
QĐ167 320,04 11 328,38 10 243,50 8
Cho vay NS&VSMT 43,74 9 35,11 8 6
cho vay XKLĐ có
thời hạn 57,12 2 101,09 3 133,81 4
Thương nhân vùng
khó khăn 254,12 10 287,04 9 433,83 12
Tổng 3.433,30 160 3.567,45 158 3.704,00 160 (Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2016) Với 120 hộ điều tra đã cho thấy chính sách ưu đãi dành cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện là rất lớn, với dư nợ cho các hộ nghèo được điều tra thì dư nợ qua 3 năm về cơ bản là tăng trong khi số hộ nghèo đã có dấu hiệu giảm. Điều này xảy ra tương tự ở các hộ cận nghèo, cùng với sự đi lên về kinh tế giảm số lượng về hộ nghèo, các hộ ổn định hơn về đời sống, số lương học sinh sinh viên được đi học nhiều hơn với sự hỗ trợ của các cấp, hội và ngân hàng. Ngoài ra các đối tượng chính sách khác đều nhận được sự quan tâm của các cấp hội như chính sách dành cho hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn mức dư nợ trung bình qua 3 năm 2013-2015 là gần 500 triệu đồng, đối tượng là hộ nghèo về nhà ở cũng có mức dư nợ trung bình qua 3 năm khá cao gần 300 triệu đồng, điển hình là sự gia tăng mức dư nợ ở đối tượng
thương nhân vùng khó khăn với mức dư nợ năm 2013 là 254,12 triệu đồng tới năm 2015 dư nợ đạt 433,83 triệu đồng.
Là một huyện miền núi còn nhiều thiếu thốn, với hơn 80% là đồng bào các dân tộc thiểu số, một trong những khó khăn lớn đặt ra đối với nông dân tại đây chính là vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Song với cách làm hiệu quả, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã từng bước giúp hội viên tháo gỡ “nút thắt”, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, vươn lên phát triển sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.15: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay Mục đích
vay
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ (Tr.đ)
Người vay (Ng)
Dư nợ (Tr.đ)
Người vay (Ng)
Dư nợ (Tr.đ)
Người vay (Ng) Trồng trọt 1.238,56 62 1.368,25 65 1.526,94 66 Chăn nuôi 1.350,46 65 1.433,16 68 1.588,37 70 Buôn bán,
SXKD 327,68 13 341,26 15 352,84 14
Con ăn học 232,22 22 301,18 28 352,68 34
Tổng 3.148,92 162 3.443,85 176 3.820,83 184 (Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2016) Đi sâu vào thực tế cuộc sống của đồng bào nơi đây chúng tôi mới thấu hiểu được nỗi cơ cực của họ. Nghèo về miếng ăn đã đành, họ còn nghèo cả về trình độ, tư duy sản xuất; đường sá đi lại khó khăn, các công trình hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, trình độ nhận thức hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Chính vì vậy qua bảng số liệu 3.20 với 120 hộ điều tra cho thấy rằng các hộ dân tại đây chủ yếu sản xuất thông qua hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Vì nhận thức còn yếu, trình độ còn hạn chế nên việc vay vốn để sản xuất chăn nuôi và trồng trọt còn mang nặng tính truyền thống cũ dẫn tới hoạt động này luôn có mức dư nợ cao tuy nhiên sản lượng thu về lại chưa tương ứng với số vốn đầu tư do hạn chế về việc áp dụng khoa học kỹ thuật.
Biểu đồ 3.7: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay
Thực tế hiện nay cho thấy chính sách tín du ̣ng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là mô ̣t cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín du ̣ng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tô ̣c thiểu số.
Mức vay vốn đã tương đối đáp ứng như cầu vay vốn của hộ gia đình nghèo, đặc biệt trong lần điều chỉnh gần đây. Qua điều tra 120 hộ trên địa bàn huyện Điện Biên mức vay bình quân của hộ nghèo tại đây vay vốn phát triển sản xuất khoảng 26,8 triệu đồng/hộ. Huyện vùng núi với rất nhiều hộ sẵn sàng vay mức tối đa là 50 triệu để phất triển trồng rừng. Qua điều tra nhu cầu vay vốn của hộ nghèo chỉ khoảng dưới 10% hộ nghèo có khả năng làm kinh tế, có khả năng trả nợ dám vay mức tối đa. Đa số hộ nghèo chỉ dám vay mức 25 triệu để chăn nuôi heo, bò, họ còn e ngại khoảng nợ lớn khó trả nợ do rủi ro trong sản xuất.
Tuy nhiên, mức vay tối đa trên chưa thể đáp ứng vốn cho người nghèo trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm như keo hoặc nuôi trâu.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH huyện nói riêng và NHCSXH nhà nước nói chung được coi là mô hình đặc thù. Cùng với việc đã và đang phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội (tổ chức Hội) điển hình là hội nông dân phát huy sức mạnh tổng lực của hệ thống chính trị xã hội, chuyên môn
nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng từ nhân dân. Phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua tổ chức chính trị - xã hội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. Mô hình quản lý đã giảm được nhiều lao động trong biên chế bộ máy tác nghiệp vì đã có hàng vạn cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ chính quyền, cán bộ xoá đói giảm nghèo các cấp và các tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn từ đó góp phần đưa đồng vốn tới các hộ dân dễ dàng hơn với mục tiêu cải thiện đời sống đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các hộ trên địa bàn.