Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN
1.3. Các mô hình đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục đại học tại một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Các mô hình đánh giá chất lượng chương trình
Trong lịch sử nghiên cứu giáo dục, các nhà giáo dục đã không ngừng tìm tòi, tìm kiếm ra các mô hình đánh giá, trên đây là một số mô hình tiêu biểu về đánh giá chương trình.
- Loại mô hình: có 3 loại mô hình chính là mô hình nhận thức; mô hình thủ tục; mô hình toán học.
- Một số mô hình đánh giá chương trình tiêu biểu
+ Mô hình Tyler (1949): Mô hình này đặc biệt quan tâm đến nhấn mạnh vào mục tiêu giảng dạy để đo sự tiến bộ của người học đáp ứng mục đích đã đề ra. Mô hình sử dụng phương pháp cụ thể hóa các mục tiêu giảng dạy, tập hợp số liệu thực hiện, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra.
Mục tiêu giáo dục Nhà trường phải đạt được là gì?
Kinh nghiệm học tập được lựa chọn như
Mục tiêu
Chọn kinh nghiệm học tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thế nào để đạt được mục tiêu?
Kinh nghiệm học tập được tổ chức như thế nào để giảng dạy hiệu quả?
Hiệu quả kinh nghiệm học tập được đánh giá như thế nào?
Mô hình đánh giá chương trình của Tyler (1949) được tiếp cận theo hướng người học và sự phát triển của người học, nó chưa quan tâm đến các yếu tố điều kiện đảm bảo để thực hiện chương trình.
+ Mô hình đánh giá CIPP (1971): Mô hình đánh giá CIPP là đánh giá phạm vi, yếu tố đầu vào của chương trình, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện, cụ thể như sau:
Đánh giá phạm vi là xác định phạm vi hoạt động, đánh giá nhu cầu và cơ hội trong hoàn cảnh để chuẩn đoán các vấn đề có thể xảy ra.
Đánh giá yếu tố đầu vào là xác định và đánh giá khả năng của hệ thống, chiến lược đầu vào và xây dựng chiến lược để triển khai.
Đánh giá quá trình thực hiện là để nhận biết nhược điểm trong xây dựng quy trình và quá trình thực hiện.
Đánh giá kết quả thực hiện là để tạo ra mối liên hệ giữa thông tin đầu ra với mục tiêu và giới hạn đầu vào.
Cách tiếp cận trên là cách tiếp cận theo quá trình nhằm kiểm soát các yếu tố đầu vào của chương trình, quá trình tổ chức thực hiện chương trình, chưa quan tâm nhiều đến yếu tố đầu ra của chương trình và sự phù hợp của chương trình trong đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
+ Mô hình đánh giá hiệu quả CTĐT của Mỹ (USA Evaluating Model): Mô hình đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của Mỹ dựa vào 4 yếu tố: Đầu vào (Inputs): bao gồm các yếu tố liên quan đến người học (như trình độ chung lúc vào học, độ tuổi, giới tính,…), lực lượng giảng viên, cơ sở vật chất - máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu học tập, kinh phí đào tạo. Hoạt động (Activities): kế hoạch tổ chức đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ học tập, tổ chức nghiên cứu khoa học… Đầu ra (Outputs): mức tiếp thu của người học đến khi tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, thái
Tổ chức kinh nghiệm học tập
Đánh giá khả năng thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
độ), tỷ lệ tốt nghiệp. Hiệu quả (Outcomes): mức độ tham gia vào xã hội, mức độ đáp ứng trong công việc, mức thu nhập.
+ Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model)
Hoạt động đánh giá chương trình bao gồm: i. Đầu vào: sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, tài chính. ii. Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo; iii. Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên; iv. Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vu khác đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội; v. Hiệu quả: kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
+ Mô hình Kirkpatrick: Mô hình bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo bao gồm:
Sự phản hồi của người học (Students’ Reaction): người học được yêu cầu đánh giá chương trình đào tạo sau khi kết thúc khóa học những gì mà họ nghĩ và cảm nhận trong đào tạo, về cấu trúc, nội dung, phương pháp trong chương trình đào tạo. Sự đánh giá thông qua những phiếu được gọi là “smile sheets” hoặc “happy sheets” bởi vì những phiếu này đo lường mức độ yêu thích chương trình đào tạo của người học. Kiểu đánh giá này có thể làm lộ ra những dữ liệu quí giá nếu những câu hỏi phức tạp hơn. Với sự đào tạo dựa trên công nghệ, sự khảo sát có thể được phân phát và được trả lời trực tuyến sau đó có thể được in hoặc e-mail gửi đến người quản lý đào tạo. Kiểu đánh giá này thường dễ dàng và ít chi chí.
Nhận thức (Learning Results): Mức hai đo kết quả nhận thức, đánh giá xem học viên có học được những kiến thức, kỹ năng và thái độ như mục tiêu của chương trình đào tạo đặt ra. Nói cách khác, đây là cấp độ người học có đạt được mục tiêu đào tạo hay không.
Hành vi (Behaviour in the Workplace): sự thay đổi, sự tiến bộ về thái độ trong lĩnh vực nghề nghiệp. Một cách lý tưởng, sự đánh giá nên thực hiện từ ba đến sáu tháng sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bởi vì thời gian quá lâu thì người học có cơ hội bổ sung những kỹ năng mới và dữ liệu đánh giá không thể hiện được điều cần đánh giá.
Kết quả (Business Result): những hiệu ứng, tác động đến doanh nghiệp từ chương trình đào tạo. Thí dụ trong đào tạo nhân viên bán hàng, đo lường sự thay đổi trong lượng tiêu thụ, sự thu hút, lưu giữ khách hàng, sự gia tăng lợi nhuận sau khi chương trình đào tạo được thực hiện. Trong đào tạo an toàn lao động, đo lường sự giảm bớt các tai nạn sau khi chương trình đào tạo được thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các mô hình đánh giá nêu trên là mô hình tiếp cận theo quan điểm chất lượng tổng thể, kiểm soát tất cả, cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Mô hình đánh giá Saylor, Alexander và Lewis
Mô hình Saylor, Alexander và Lewis đưa ra 05 thành tố đánh giá gồm:
Mục đích, mục đích phụ và mục tiêu: Xem xét sự phù hợp của CTĐT với nhu cầu của xã hội và người học;
Đánh giá chương trình giáo dục như một tổng thể: Xem xét các mục đích và mục tiêu của toàn bộ chương trình có đạt được hay không;
Đánh giá các phân đoạn của chương trình;
Đánh giá hoạt động giảng dạy;
Đánh giá chương trình đánh giá.
Từ việc phân tích các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo như trên, có thể thấy các mô hình mặc dù được thể hiện bằng các tên gọi khác nhau, cách thể hiện nội dung khác nhau, nhưng về bản chất thì đều tập trung vào xác định mục tiêu đánh giá, đối tượng đánh giá, đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình và hiệu quả của tổ chức đào tạo.