Đánh giá chung về đánh giá CTTT

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành kỹ thuật ở việt nam (Trang 93 - 96)

Chương 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM

2.4. Đánh giá chung về đánh giá CTTT

Có thể khẳng định ngay từ khi triển khai chương trình đào tạo tiên tiến vai trò của đánh giá, kiểm định CTTT đã được đặt ra và nhận được sự quan tâm của các cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các Nhà trường triển khai CTTT. Bản thân các Trường đang triển khai CTTT cũng đều nhận thức được sự cần thiết phải đánh giá, kiểm định CTTT nếu muốn duy trì chương trình và hội nhập với giáo dục đào tạo quốc tế. Bên cạnh đó, kiểm định CTTT cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các Trường được giao nhiệm vụ triển khai CTTT.

Bằng các hình thức khác nhau, các trường đã triển khai tự đánh giá chương trình, có những điều chỉnh về chương trình đào tạo một cách phù hợp, kịp thời với yêu cầu thực tiễn. Việc tự triển khai đánh giá đã giúp cán bộ, giảng viên làm quen với việc xây dựng năng lực tự đánh giá, chuẩn bị cho việc triển khai đánh giá chương trình theo các chuẩn quốc tế.

Đối với việc đánh giá ngoài hầu hết các Trường đều hướng theo đánh giá của AUN. Việc đánh giá theo AUN do đây là bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dành cho mạng lưới các trường đại học thuộc khối ASEAN nên khá gần và phù hợp với giáo dục đại học Việt Nam. Đây cũng là dịp để cán bộ giáo viên Nhà trường nhận thức đúng mỗi chương trình đào tạo đang ở đâu và từ đó có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục hạn chế của chương trình. Mặt khác, việc kiểm định chương trình đào tạo tiên tiến theo AUN đã giúp cán bộ, giảng viên làm quen với các chuẩn mực quốc tế. Hiện mới chỉ có 2/18 chương trình thuộc khối ngành kỹ thuật đã được đánh giá ngoài bởi AUN và có kết quả tương đối cao. Song, các chương trình đào tạo tiên tiến đa số là nhập khẩu từ Hoa Kỳ về nhưng chưa có một Trường nào triển khai đánh giá theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Các trường còn lại đang trong quá trình triển khai kiểm định hoặc còn trong bước đầu tiếp cận với kiểm định CTTT. Nguyên nhân là do chưa thực sự sẵn sàng cho việc này, chưa hội đủ các yếu tố để tiến hành kiểm định (chưa có khóa sinh viên tốt nghiệp) quy trình kiểm định rất phức tạp, kinh phí lớn, nhân sự cần được bồi dưỡng đào tạo bài bản.

Để việc kiểm định CTTT có hiệu quả và thực hiện nhanh cần có sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Ban Giám hiệu. Toàn bộ Nhà trường phải hiểu được ý nghĩa và ủng hộ cho việc kiểm định. Việc chuẩn bị cho công tác kiểm định phải được chuẩn bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kỹ lưỡng trong một thời gian dài, cán bộ của đơn vị phải được tập huấn về công tác kiểm định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kết luận chương 2

Với mục tiêu tạo ra bức tranh tổng quát về thực trạng triển khai và đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật, ở chương này, các tác giả tập trung trình bày và phân tích vào thực trạng triển khai như thực trạng tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, nghiên cứu khoa học và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Tác giả cũng đã trình bày và phân tích thực trạng, cách thức tổ chức đánh giá CTTT như việc lựa chọn chuẩn đánh giá quốc tế hoặc phối hợp giữa cơ sở đào tạo của Việt Nam và trường đối tác để tự đánh giá chương trình.

Để từ đó, tác giả đã chỉ ra những khó khăn trong việc đánh giá CTTT khối ngành kỹ thuật đang được triển khai ở Việt Nam, những khó khăn và bỡ ngỡ của các Trường khi phải tiếp cận với các chuẩn đánh giá cũng như cách thức tổ chức đánh giá của nước ngoài. Việc trình bày thực trạng đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến sẽ là cơ sở để các tác giả phân tích, xem xét và hiểu rõ bản chất về CTTT cũng như thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai một chương trình “khá đặc biệt” ở Việt Nam. Việc hiểu và nắm bắt một cách sâu sắc về chương trình đào tạo tiên tiến sẽ giúp các tác giả đề xuất bộ tiêu chí đánh giá có thể tiếp thu, kế thừa một cách sáng tạo các bộ tiêu chí đánh giá của nước ngoài, phù hợp với thực tiễn triển khai CTTT cũng như phù hợp với giáo dục đại học Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành kỹ thuật ở việt nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(231 trang)