Chương 3. TRIỂN KHAI XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM
3.1.1. Những nguyên tắc cần quán triệt
Lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chỉ ra rằng giáo dục luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn liền với quá trình phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức. Một số quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục. Họ đã có những chiến lược đúng đắn và lâu dài cho việc phát triển giáo dục và đào tạo, “coi giáo dục là niềm hy vọng lớn lao để cải biến từng cá nhân và xã hội”. Với nhiều quốc gia, đa phần tiến bộ về kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa đạt được là nhờ vào sự phát triển của giáo dục. Không đi ngoài xu hướng chung của toàn thế giới, mặc dù còn là một nước đang phát triển gặp khá nhiều khó khăn, song Việt Nam luôn coi đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Cùng với sự phát triển và những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, bản thân giáo dục cũng luôn tự đổi mới và phát triển. Một trong những nhân tố đảm bảo việc đổi mới và phát triển của giáo dục luôn đi đúng mục tiêu của mỗi quốc gia, Nhà trường chính là khâu giám sát và đảm bảo chất lượng giáo dục. Đảm bảo chất lượng giáo dục là một trong các khâu quan trọng được các Nhà trường quan tâm và đầu tư nguồn lực để chứng minh chất lượng đào tạo của Nhà trường trước xã hội nhằm thu hút nguồn tuyển sinh có chất lượng cao. Đảm bảo chất lượng được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau trong đó có kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động không thể thiếu. Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ sở đào tạo. Mục tiêu của quá trình kiểm định chất lượng giáo dục là đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường cao đẳng, đại học, v.v… Hiện nay, kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nó chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu giúp nhiều quốc gia trên thế giới nhằm duy trì các chuẩn mực chất lượng giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Ở Việt Nam, kiểm định chất lượng giáo dục là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, đặc biệt là kiểm định chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
trình đào tạo hầu như chưa được quan tâm hoặc có được quan tâm triển khai thì vẫn thực hiện theo mô hình được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là mô hình kiểm định của Hoa Kỳ, nơi mà có hàng trăm tổ chức đánh giá, kiểm định chương trình Nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo. Việc học tập, kế thừa những tinh hoa của kiểm định thế giới là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nền giáo dục còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, triển khai như giáo dục Việt Nam. Kế thừa ở đây được hiểu là một hình thức của việc sử dụng lại, sử dụng theo một phần, một vài thông tin của một hoặc một vài bộ công cụ đánh giá, bộ tiêu chuẩn kiểm định của thế giới hoặc trong khu vực. Sau đó, bổ sung thêm những yêu cầu mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của giáo dục Việt Nam. Kế thừa ở đây còn là kế thừa tính lưu động, tính biến động của cách thức tổ chức đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của thực tiễn.
Chính vì vậy, nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm được thời gian, có thể tận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm, cách làm đã được tổng hợp và trải qua thực tế để xây dựng nội dung, hình thức của bộ tiêu chí đánh giá cho phù hợp với điều kiện giáo dục đại học Việt Nam.
3.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Mục đích là kết quả dự kiến mà mỗi cá nhân, tập thể, hệ thống cần phấn đấu để đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định được và đúng mục đích ban đầu. Vì vậy, mục đích là một yếu tố rất quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Mục đích chính là điểm đến của hoạt động giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục là một hoạt động của giáo dục vì vậy việc đảm bảo tính mục đích giúp cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất là giúp cho hoạt động giáo dục đi đúng hướng, tránh sai lầm, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, tiết kiệm thời gian và công sức để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Mục đích cuối cùng của kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá chương trình đào tạo là nhằm cải tiến liên tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Việc đảm bảo tính mục đích trong xây dựng các tiêu chí đánh giá Chương trình đào tạo tiên tiến ở Việt Nam là nhằm hướng tới cải tiến cách tổ chức thực hiện chương trình, phát triển chương trình đào tạo tiên tiến tại Việt Nam sao cho phù hợp với điều kiện thực hiện về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và trình độ đầu vào của sinh viên Việt Nam. Để phát huy một cách tốt nhất các nguồn lực thực hiện có hiệu quả chất lượng chương trình đào tạo tiên tiến tại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Việc bám sát nguyên tắc đảm bảo tính mục đích trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Chương trình tiến tiến là hoạt động vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo việc xây dựng bộ tiêu chí xác định được đúng mục đích là tự đánh giá việc triển khai các chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành kỹ thuật, đánh giá những kết quả mà chương trình đã đạt được, chỉ ra những thiếu sót, những điểm cần bổ sung để đảm bảo chương trình đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là bước tập dượt cho các chương trình đào tạo của Việt Nam tiếp cận dần với một chuẩn đánh giá chương trình đào tạo khắt khe đang được sử dụng trên thế giới.
Ngoài ra, việc đảm bảo xây dựng bộ tiêu chí cũng sử dụng chính mục đích để định hướng xuyên suốt trong suốt quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, giúp cho việc hoàn thiện bộ tiêu chí được thực hiện theo đúng mục đích đã đề ra. Bởi lẽ, dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng mục đích để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì kết quả sẽ không được đảm bảo.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là nguyên tắc vô cùng quan trọng, có vai trò chỉ đạo và định hướng cho mọi hoạt động giáo dục thông qua việc xác định các nhiệm vụ giáo dục cụ thể, lựa chọn và đổi mới nội dung, hình thức để đạt kết quả như mong muốn.
3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Bên cạnh nguyên tắc đảm bảo tính mục đích thì nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống được chú trọng quan tâm. Trong quá trình triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn phải chú trọng đến việc đảm bảo tính hệ thống của chương trình đào tạo và quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Việc đảm bảo tính hệ thống phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất trong khoa học, giữa lý luận và thực tiễn, tính cụ thể. Đảm bảo sự duy trì của các mối liên hệ và tác động với nhau theo một cách nhất định. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động xây dựng bộ tiêu chuẩn được bố trí, xắp xếp một theo một trình tự nhất định với các bước đi cụ thể trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất trong tư duy và cách xây dựng các tiêu chí. Nguyên tắc hệ thống còn đảm bảo cho sự phát triển nối tiếp trên cơ sở nền tảng của bộ tiêu chí tham khảo. Nó đảm bảo các tiêu chuẩn, tiêu chí được phát triển trên các tầng bậc với hệ thống các tiêu chí đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa nội bộ tiêu chí trong tiêu chuẩn, giữa tiêu chí của tiêu chuẩn này với tiêu chí của tiêu chuẩn khác, giữa tiêu chuẩn với tiêu chuẩn, giữa tiêu chuẩn với toàn bộ tiêu chí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đảm bảo tính hệ thống trong xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến còn thể hiện sự thống nhất giữa các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra với mục tiêu, nội dung chương trình và các minh chứng cần có để đánh giá. Đồng thời còn thể hiện tính lô gic trong sử dụng các minh chướng đánh giá giữa các tiêu chuẩn, tiêu chí.
3.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nếu như nguyên tắc đảm bảo tính mục đích đảm bảo cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đi đúng mục đích, nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống giúp cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn không đi chệch hướng, đảm bảo sự thống nhất giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn thì việc đảm bảo tính hiệu quả là nguyên tắc cần đặc biệt quan tâm chú ý. Việc xây dựng bộ tiêu chí cần phải đảm bảo tính hiệu quả. Việc làm này phải trả lời được câu hỏi tôi làm việc này làm gì? Kết quả của việc này ra sao và việc làm này đem lại hiệu quả gì cho cộng đồng xã hội, cho quá trình tổ chức dạy học có hiệu quả hơn. Tính hiệu quả giúp chứng minh việc xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo đục đại học Việt Nam là cần thiết. Nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề thực tiễn, bộ tiêu chí giúp cho các chương trình đào tạo tiên tiến khối kỹ thuật tiến hành kiểm tra lại toàn bộ những điều kiện cần thiết, soi chiếu vào thực tiễn của đơn vị để tiến hành tổ chức kiểm định, giúp tiết kiệm thời gian và tiền của đơn vị.
Tính hiệu quả trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến tại Việt Nam còn giúp các nhà giáo dục trả lời câu hỏi, chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành kỹ thuật tổ chức thực hiện tại Việt Nam có phù hợp không?
Muốn nâng cao hiệu quả của thực hiện chương trình thì Nhà trường và cá nhân phải làm gì?
3.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Bên cạnh yêu cầu việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá vừa phải đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính hiệu quả thì yêu cầu về sự phù hợp với điều kiện khách quan của các cơ sở giáo dục Việt Nam là nguyên tắc quan trọng cần được chú trọng. Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phải tôn trọng sự thật khách quan để phát hiện ra bản chất, thực tế triển khai các chương trình nhằm đo được một cách chính xác, công bằng, minh bạch những kết quả triển khai thực hiện chương trình đào tạo tiên tiến tại Việt Nam. Bộ tiêu chí phải được xây dựng với hệ thống các tiêu chí, hệ thống câu hỏi, hệ thống minh chứng thể hiện được tính khách quan, bao quát tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
thể chương trình và có thể đánh giá, tổng hợp xem xét thực tế triển khai chương trình hoàn toàn đúng như nó xảy ra.
Tính khách quan của việc đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến là nó có độ giá trị và độ tin cậy trong các phép đo, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sử dụng, nó đánh giá được mức độ phù hợp hay không phù hợp khi triển khai chương trình đào tạo tiên tiến tại Việt Nam.