Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN
1.5. Bộ công cụ đánh giá chương trình
1.5.3. Bộ công cụ đánh giá của Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đến thời điểm tháng 10/2015, Việt Nam có ba bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Trường và bốn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá chương trình, cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục Sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học (ban hành theo Thông tư số 23/2011/TT-BGDĐT ngày 06/6/2011): gồm 07 tiêu chuẩn, 40 tiêu chí, 120 chỉ báo.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ Đại học (ban hành theo Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012):
gồm 07 tiêu chuẩn, 40 tiêu chí, 120 chỉ báo.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng (ban hành theo Thông tư số 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014): gồm 08 tiêu chuẩn, 42 tiêu chí, 126 chỉ báo.
Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình của Việt Nam chủ yếu là đơn lẻ, chưa có bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình cho khối ngành kỹ thuật. Tác giả đã tiến hành so sánh 04 bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo kể trên và nhận ra về cơ bản nội dung của 04 bộ tiêu chuẩn là đều tập trung vào đánh giá mục tiêu, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, hoạt động đào tạo, người học và cơ sở vật chất và tài chính.
Trên cơ sở xem xét, phân tích các bộ tiêu chí đánh giá của ABET, AUN và các bộ tiêu chí đánh giá chương trình của Việt Nam, tác giả nhận thấy bộ tiêu chí ABET với các tiêu chuẩn quốc tế quá cao so với Việt Nam, cách thức đánh giá định tính, không chia mức. Trong khi bộ tiêu chí của AUN phù hợp với khu vực, cách thức đánh giá mang tính định lượng với chia thành 5 mức đo, tuy nhiên, nội dung bộ tiêu chí này chưa phản ánh được đầy đủ những đặc trưng của CTTT trong khi các bộ tiêu chí đánh giá chương trình của Việt Nam chỉ phù hợp với đánh giá các chương trình đại trà. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CTTT là một việc làm cần thiết và cấp bách, cần phải có một bộ tiêu chí đánh giá CTTT riêng trên cơ sở tham khảo, kế thừa và kết nối các bộ tiêu chí đánh giá tiên tiến, hiện đại và có một quá trình triển khai thực tế, đã được điều chỉnh nhiều lần kết hợp với việc tiếp cận các yếu tố gần và thực tiễn triển khai CTTT ở Việt Nam. Mặc dù, bộ công cụ đánh giá CTTT của Việt Nam chưa thực sự đạt được các yêu cầu của một bộ công cụ đánh giá hoàn chỉnh song vẫn cần tiệm cận với các bộ tiêu chí đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
hiện đại nhằm đánh giá được những đặc trưng riêng của CTTT trong điều kiện thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Kết luận chương 1
Với các nghiên cứu về chương trình, phát triển chương trình, đánh giá chương trình, kiểm định chất lượng của Việt Nam và thế giới, luận án đã tập trung làm rõ những khái niệm liên quan đến chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo, chương trình đào tạo tiên tiến, kiểm định, đánh giá chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, luận án đã mô tả một số mô hình về kiểm định chất lượng của thế giới với mục tiêu đặt vấn đề cho việc tại sao phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam khi mà CTTT mới đang trong quá trình triển khai thử nghiệm với những đặc điểm rất riêng so với các chương trình đại trà. Trên cơ sở phân tích, so sánh, tác giả đã dựa vào mô hình đánh giá chương trình của Mỹ để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Chương trình đào tạo tiên tiến thuộc khối ngành Kỹ thuật. Việc đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo tiên tiến sẽ thực hiện hai mục tiêu đó là kiểm tra sự đáp ứng mục tiêu của Đề án làm cơ sở để Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định có tiếp tục đầu tư hay phát triển chương trình đào tạo tiên tiến ở các giai đoạn tiếp không và giúp cho các Trường đang triển khai chương trình đào tạo tiên tiến tự đánh giá chương trình thông qua đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo, khẳng định thương hiệu và phát triển chương trình đào tạo tiên tiến một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 2