1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ngày càng phát triển với tốc độ phát triển nhanh cả về số và chất lượng, có tới trên 70% là gà nuôi thả tự nhiên, chủ yếu là các giống địa phương có hương vị thơm ngon như gà Ri, gà Mía, gà Ri lai Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Ác, gà Mèo đen…
Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010) [36] khi nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và gà Ri lai (3/4 LP, ẳ Ri), cỏc tỏc giả đó kết luận: Khối lượng sống, thân thịt, thịt ngực và thịt đùi ở gà Ri lai lúc 11 tuần tuổi (lần lượt là 1479,17; 1140,00; 1019,17; 84,01 và110,75 g) là cao hơn rất rõ ràng (P<0,01) so với gà Ri (tương ứng là 1016,67; 784,17; 688,33; 49,20 và 70,13g). Chất lượng thịt của gà Ri lai đảm bảo chất lượng tốt và tương đương gà Ri, tuy nhiên thịt gà Ri lai mềm hơn so với thịt gà Ri. Giá trị pH 24, màu sáng (L) và độ mềm thịt ngực ở gà Ri lai là 5,77; 48,52 và 2,15 kg; ở gà Ri lai lần lượt tương ứng là 5,83; 49,62 và 1,73kg.
Sử dụng gà Ri lai có thể Sản lượng thịt gia cầm nước ta tăng nhanh trong những năm qua, năm 2005 chưa đến 360 ngàn tấn đến năm 2014 đạt 873,2 ngàn tấn. 6 tháng đầu năm 2015, đàn gia cầm nước ta có 311,1 triệu con, sản lượng thịt đạt 651,28 ngàn tấn (Hình 1.1). Tuy nhiên, cân đối với lượng thức ăn chăn nuôi được tiêu thụ, trong bài viết “2 năm, ngành chăn nuôi lỗ 1,3 tỉ USD” do tác giả Trần Mạnh thực hiện đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 27/3/2014, ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng sản lượng thịt gia cầm của nước ta cao hơn 1 triệu tấn/năm.
Hình 1.1: Đồ thị về sự gia tăng sản lượng thịt gia cầm ở Việt Nam Nguồn: indexmundi.com, USDA [48]
Lượng tiêu thụ thịt gia cầm cũng tăng mạnh, năm 2005 lượng tiêu thụ là 322 ngàn tấn, năm 2015 tiêu thụ 862 ngàn tấn, sau 10 năm lượng tiêu thụ tăng đến 267,7% (Hình 1.2). Tuy nhiên lượng tiêu thụ thịt gia cầm sẽ còn nhiều hơn nữa nếu tính theo số liệu tiêu thụ bình quân trên đầu người ở Việt Nam là 11,5 kg/người năm, thì với 90,5 triệu dân, năm 2015 lượng tiêu thụ sẽ trên 1 triệu tấn.
Hình 1.2: Đồ thị về sự phát triển tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam Nguồn: indexmundi.com, USDA[50]
Từ năm 2005 trở về trước, nguồn thịt gia cầm tiêu thụ ở Việt Nam hầu hết trong nước, lượng nhập khẩu tăng mạnh vào năm 2008, lên khoảng trên 80 ngàn tấn. Từ đó đến nay dao động trong khoảng 35- 50 ngàn tấn/năm (Hình 1.3). Trong 6 tháng đầu năm 2015, theo bài viết “Nhập khẩu gần 42.000 tấn thịt gà từ Mỹ” đăng trên báo haiquan.vn [48], tổng lượng thịt gà nhập khẩu là 69.800 tấn, chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc (gần 100% gà nguyên con được nhập từ Hàn Quốc, trong khi 98% đùi gà được nhập từ Mỹ;
còn 70% cánh gà được nhập từ Brazil), ba quốc gia này chiếm trên 80% tổng lượng thịt gà nhập khẩu cả nước.
Hình 1.3: Đồ thị gia tăng thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam
Nguồn: indexmundi.com, USDA [55].
Giai đoạn 2012-2014, giá gà ta tương đối ổn định, dao động quanh mức 120 ngàn đồng/kg, giá gà công nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2013 (Hình 1.3.).
Bảng 1.2. Giá gà nhập khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015
Loại thịt gà
Đơn giá bình quân trước thuế
(USD/kg)
Đơn giá bình quân quy đổi ra VNĐ
trước thuế (Đồng/kg)
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi với các mặt hàng thịt gà (%)
Thịt gà nguyên con 0,85 18.200 40
Cánh gà 1,78 38.300 20
Đùi gà 0,94 20.300 20
Thịt gà khác (chân,
lườn, ức,...) 0,61 13.100 20-40
Nguồn: baohaiquan.vn, Tổng cục Hải quan [48]
Xu hướng chọn thịt gà để cung cấp đạm động vật cho bữa ăn hàng ngày vì nhiều dưỡng chất, giá thành rẻ, tiết kiệm được nguồn thức ăn chăn nuôi, nguồn nước, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường đã mở ra một thị trường đầy tiềm năng. Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững.
1.2.2.2. Một số thông tin về việc chuyển đổi thức ăn của gia cầm
Trên trang website [54] có đưa tin: Khi nuôi gà Đông tảo chúng ta cần phải chú ý đến vấn đề thay đổi thức ăn cho gà đúng thời điểm để gà có thể hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng phù hợp với trạng thái sinh trưởng và phát triển của cơ thể, điều này sẽ giúp cho ra gà thành phẩm với mục đích thịt hoặc làm giống tốt nhất.
Sau đây là phương pháp thay đổi thức ăn cho gà của trại chúng tôi được đúc rút kinh nghiệm nhiều năm và có vận dụng những nghiên cứu khoa học của
Trường Đại học nông nghiệp I đưa ra để giúp bà con có thể điều chính đúng khẩu phần ăn của gà theo từng độ tuổi để gà khỏe mạnh và đạt trọng lượng tốt nhất.
Dành cho gà thịt: mới nở đến 3 tháng tuổi: nên cho ăn cám công nghiệp dành theo từng độ tuổi. Gà trên 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi nên cho ăn cám + ngô + thóc. Gà trên 8 tháng tuổi bắt đầu chỉ cho ăn thóc và ngô có kèm nhiều rau xanh và chất xơ.
Trên trang Website [53] có đưa: Dùng thức ăn gà dò giai đoạn 21 - 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt.
Việc chuyển đổi cần giảm dần tỷ lệ thay thế theo lộ trình sau:
- Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới - Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới - Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới - Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới