3.2. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng của gà thí nghiệm
3.2.1. Khối lượng qua các tuần theo dõi
Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Độ sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và thích nghi của gà đối với môi trường, vì nó phản ánh sức sản xuất của thịt gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi.
Sinh trưởng tích lũy là sự tăng khối lượng cơ thể qua thời gian theo dõi thể hiện bằng số g/con. Số liệu được trình bày trên bảng 3.2 và hình 3.1.
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà trống, mái nuôi thí nghiệm từ 0 - 20 tuần tuổi
Đơn vị tính: (gr/con) Tuần
tuổi
Lô I (n=3) Lô IIa (n=3) Lô IIb (n=3)
X mx Cv(%) Xmx Cv% Xmx Cv%
Nở 24,51± 0,09 5,01 24,62 ± 0,12 5,59 24,47 ± 0,11 6,79 1 41,17± 0,16 6,21 41,83 ± 0,23 5,26 41,52 ± 0,18 8,32 2 73,62± 0,14 4,05 73,77 ± 0,17 4,14 73,49 ± 0,19 4,41 3 191,13±0,38 11,02 132,12± 0,33 11,69 134,32± 0,37 13,44 4 191,13±0,38 5,35 191,67 ±0,41 5,05 190,40± 0,31 5,89 5 283,68±0,39 8,76 283,19± 0,51 7,76 282,88± 0,62 9,57 6 420,32± 0,63 6,21 421,17± 1,18 6,18 420,09± 0,98 6,68 7 622,72±3,61 3,14 622,98 ±2,59 2,44 623,20± 3,38 3,08 8 770,50±5,51 3,81 770,53± 5,48 2,15 779,68± 4,25 2,83 9 914,11±6,17 3,69 913,46 ±5,86 2,41 915,72 ±6,76 3,94 10 1062,2±14,7 7,51 1053,1 ±12,5 4,62 1061,3 ±8,54 4,38 11 1192,2±12,8 5,75 1193,2 ±11,7 4,21 1193,4 ±9,94 4,56 12 1334,6±16,9 6,94 1335,3±15,81 5,9 1278,3 ±12,2 4,79 13 1437,2±23,2 8,84 1422,4±22,96 6,71 1355,7 ±10,1 4,18 14 1514,0±27,0 9,77 1501,8 ±26,7 4,56 1416,8 ±9,19 4,21 15 1580,7±31,5 10,72 1562,0 ±32,2 4,67 1470,7 ±10,5 3,96 16 1630,9±34,1 11,46 1530,2 ±12,0 4,51 1514,6 ±11,1 4,02 17 1676,4±36,5 12,26 1568,4 ±12,6 4,63 1560,8 ±12,0 4,04 18 1707,2±40,5 13,01 1607,8 ±13,5 4,64 1594,2 ±12,0 4,08 19 1724,6±40,2 12,84 1622,0 ±14,9 4,63 1627,2 ±12,1 3,99 20 1746,4a±42,2 12,92 1655,9b ±15,6 4,54 1660,3b±12,9 4,10 Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (P≤0,05).
Hình 3.1. Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm Nhận xét:
Kết quả bảng 3.2 và Biểu đồ 3.1. cho thấy: ở 3 lô thí nghiệm, trong giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi gà được cho ăn với chế độ cho ăn tự do, chế độ dinh dưỡng như nhau theo yêu cầu. Khối lượng cơ thể gà tăng dần trong các tuần tuổi từ khối lượng lúc 1 ngày tuổi trung bình là trên 24,51 g - 24,62g và 24,47 g/con (tương ứng lần lượt 3 lô I,IIa và IIb) đến 12 tuần tuổi khối lượng tăng bình quân tăng lên lần lượt là 1334,6 -1335,3 và 1278,3gam/con không có sự khác biệt về thống kê với P >0,05).
Sau giai đoạn này, thời gian nuôi còn lại từ 13 -20 tuần tuổi, lô IIb có sự chuyển đổi sang dùng thức ăn tự phối trộn bằng các nguyên liệu tự nhiên với hàm lượng protein có phần thấp hơn TACNHC một chút (15,4% so với 17%) còn lô I vẫn dùng TACNHC với dinh dưỡng giảm dùng cho giai đoạn 13-20 tuần. Kết quả tới cuối giai đoạn, khối lượng cơ thể của gà đạt 1746 g/con (lô I) và 1660 g/con tương ứng 2 lô I và IIb với mức sai khác có độ tin cậy 95% ((P≤0,05).
Riêng lô IIa dùng TACNHC giai đoạn 5-15 tuần có ME = 2900 Kcal/kg và 18% protein, sang giai đoạn 16 -20 tuần mới chuyển sang thức ăn tự phối trộn với hoàn toàn nguyên liệu chính là thức ăn tự nhiên, không dùng bất kỳ
sản phẩm kích thích hoặc loại kháng sinh nào, có ME 2900 Kcal/kg và 15,4%
protein. Khi so sánh với lô IIb dùng thức ăn tự phối trộn như lô IIa nhưng đã được chuyển đổi sớm hơn từ tuần 13-20 (sớm hơn 3 tuần so với lô IIa) thì tốc độ sinh trưởng có phần nào giảm hơn với kết quả 1655g/con (lô IIa) và 1660gam/con (lô IIb) nhưng không có sai khác thống kê.
Nếu so sánh khối lượng gà thí nghiệm của đề tài với các kết quả khác về gà lông màu thì gà F1 (Mía x Ri) nuôi thả vườn ở Ba Vì có phần thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh, (2002)[12] cho biết: Khối lượng 1 ngày tuổi của các giống gà lông màu Kabir 41,25g; gà Lương Phượng 34,08g;
gà Tam Hoàng là 31,93g; của gà Đông Tảo 34,5g (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1999,[38]); Lê Công Cường, (2007)[6] trên gà Hồ 1 ngày tuổi là 31,79g. Như vậy, khối lượng 1 ngày tuổi của gà Ri x Mía (24,53g) thấp hơn nhiều so với gà Đông Tảo, Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng và gà Hồ.
Theo Đào Văn Khanh, (2002)[12], gà trống Tam Hoàng có khối lượng lúc 6 tuần là 825,53gr; Lương Phượng 893,26gr và gà Kabir 951,12gr; Gà mái có khối lượng lần lượt là 753,07gr; 794,46gr và 833,05gr. Khối lượng của đàn gà TN Ri x Mía lúc 6 tuần đạt 420,50gr, cũng thấp hơn với các giống gà trên.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chí Thành, (2009) [29] cho biết:
Đến 19 tuần tuổi khối lượng gà Hồ con trống đạt 2.071,67gr, con mái 1.810,71gr. Như vậy khối lượng gà Ri x Mía trong giai đoạn này ở cả con trống và con mái đều có khối lượng thấp hơn gà Hồ.