Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà f1(♂ mía x ♀ RI) nuôi tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

3.3. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn của gà thí nghiệm

3.3.1. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ hoàn chỉnh của khẩu phần. Do tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi, nên người chăn nuôi gà thịt tìm mọi biện pháp kỹ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng để có hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày có thể đánh giá tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà phụ thuộc vào các yếu tố là: giống, chất lượng thức ăn và điều kiện ngoại cảnh...chất lượng thức ăn kém làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, ngược lại thức ăn mới, thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của gà; Kỹ thuật cho ăn cũng ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng như treo máng ăn quá thấp tiêu tốn thức ăn nhiều nên phải có kỹ thuật chăn sóc hợp lý cho gà để làm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ít nhất để có hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung, chăn nuôi gà Ri x Mía nói riêng, để đánh giá hiệu quả kinh tế thì tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, bởi lẽ chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Nếu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng cao thì hiệu quả kinh tế thấp và ngược lại.

Tiến hành theo dõi khả năng thu nhận thức ăn của đàn gà TN qua 20 tuần tuổi và tính tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, kết quả được thể hiện ở bảng 3.5:

Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm

Lô I Lô IIa Lô IIb

STT Tuần tuổi

Số con/

Tổng lượng cám

tiêu thụ/lô/

tuần Tiêu

thụ TA g/con/

ngày

TTTA (g/con/

tuần) số con/

Tổng lượng cám tiêu thụ/lô/

tuần Tiêu

thụ TA g/con/

ngày

TTTA (g/con/

tuần) Số con/

Tổng lượng cám tiêu thụ/

lô/tuần Tiêu

thụ TA g/con/

ngày

TTTA (g/con/

tuần)

1 1 150 9822 9,35 65,48 150 9805 9,34 65,37 149 9.782 9,38 65,65 2 2 149 16989 16,29 114,02 148 16993 16,40 114,82 144 16.749 16,62 116,31 3 3 147 29296 28,47 199,29 147 29406 28,58 200,04 144 29.097 28,87 202,06 4 4 145 35615 35,09 245,62 146 35632 34,86 244,05 143 35.378 35,34 247,40 5 5 143 41285 41,24 288,71 145 41281 40,67 284,70 143 41.170 41,13 287,90 6 6 143 44878 44,83 313,83 145 44863 44,20 309,40 142 45.233 45,51 318,54 7 7 143 46872 46,83 327,78 144 46882 46,51 325,57 142 47.297 47,58 333,08 8 8 143 49958 49,91 349,36 144 49933 49,54 346,76 142 50.356 50,66 354,62 9 9 143 54174 54,12 378,84 144 54159 53,73 376,10 142 54.507 54,84 383,85 10 10 143 57168 57,11 399,78 144 57124 56,67 396,69 142 57.617 57,96 405,75 11 11 143 59957 59,90 419,28 144 59937 59,46 416,23 142 60.330 60,69 424,86 12 12 143 62763 62,70 438,90 144 62736 62,24 435,67 142 62.553 62,93 440,51 13 13 143 67426 67,36 471,51 144 67300 66,77 467,36 142 67.116 67,52 472,65 14 14 143 71585 71,51 500,59 144 71588 71,02 497,14 142 70.275 70,70 494,89 15 15 143 73357 73,28 512,99 144 73741 73,16 512,09 142 73.690 74,13 518,94 16 16 143 77802 77,72 544,07 144 78201 77,58 543,06 142 78.042 78,51 549,59 17 17 143 85677 85,59 599,14 144 85973 85,29 597,03 142 83.591 84,10 588,67 18 18 143 86936 86,85 607,94 144 86862 86,17 603,21 142 84.139 84,65 592,53 19 19 143 90287 90,20 631,38 144 87834 87,14 609,96 142 85.379 85,89 601,26 20 20 143 93109 93,02 651,11 144 98512 97,73 684,11 142 88.153 88,69 620,80

Bảng 3.5. tiêu tốn thức ăn trong tuần, cộng dồn cho 1kg tăng khối lượng của gà TN (Kg TTTĂ/ Kg tăng khối lượng)

Tuần tuổi

Lô I (n=3) Lô IIa (n=3) Lô IIb (n=3) Trong

tuần

Cộng dồn

Trong tuần

Cộng dồn

Trong tuần

Cộng dồn

1 1,65 1,65 1,68 1,68 1,66 1,66

2 1,86 1,79 1,85 1,76 1,87 1,75

3 1,97 1,84 1,98 1,85 1,96 1,87

4 2,03 1,95 2,01 1,94 2,02 1,93

5 2,12 2,01 2,15 2,02 2,13 2,05

6 2,23 2,12 2,24 2,13 2,26 2,14

7 2,26 2,23 2,27 2,24 2,34 2,22

8 2,36 2,49 2,35 2,54 2,37 2,30

9 2,63 2,52 2,62 2,55 2,64 2,34

10 2,72 2,54 2,84 2,59 2,77 2,46

11 3,14 2,61 2,96 2,64 3,01 2,67

12 3,15 2,67 3,26 2,76 3,59 2,87

13 3,48 2,81 3,56 2,93 3,58 3,02

14 4,51 3,00 4,23 3,13 4,36 3,23

15 4,87 3,23 4,91 3,38 4,75 3,42

16 5,13 3,44 5,04 3,67 5,17 3,56

17 5,29 3,71 5,19 3,97 5,34 3,66

18 5,47 4,03 5,37 4,24 5,41 3,98

19 5,79 4,33 5,63 4,48 5,53 4,28

20 6,65 4,68a 6,43 4,92b 6,34 4,90b

Ghi chú: Trong cùng hàng ngang, các số trung bình mang các chữ cái giống nhau biểu thị giữa chúng không có sai khác thống kê với Pα >0,05.

Nhìn chung gà TN ở cả 3 lô đều có khả năng chuyển hóa thức ăn tuân theo quy luật tăng lên theo tuần tuổi gà tăng. Trong đó TTTA/1kg tăng khối lượng cộng dồn tăng dần từ tuần 1 đến tuần 20.

Ở các tuần cuối, tốc độ tăng trọng rất chậm vì vậy TTTA/kg TT/tuần tăng cao dần, khiến cho TTTACD/kg tăng khối lượng đến 20 tuần tuổi của cả 3 lô gà là khá cao và lần lượt là 4,68 - 4,92 và 4,90 kg. Tuy gà ở IIb nuôi chuyển đổi thức ăn sớm (từ 12 tuần tuổi) hơn lô IIa (15 tuần tuổi) còn gà lô I nuôi ổn định bằng TACNHC suốt từ 0 đến 20 tuần tuổi những giữa 3 lô đều có sự khác biệt thống kê rõ ràng (P<0,05) về mức tiêu tốn thức ăn cộng dồn/kgTT. Chúng tôi thấy rằng thời gian nuôi như trên là khá dài mà sự biến động chất lượng và tính ổn định thức ăn chỉ ở giai đoạn cuối khi con gà đi vào giai đoạn tích lũy mỡ để chuẩn bị cho xuất chuồng, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm nhanh (sau 12 tuần tuổi), trong khi suốt 12 tuần đầu cả 3 lô gà đều được nuôi ổn định bằng TACNHC với ưu thế đảm bảo chất lượng và cân đối dinh dưỡng tốt nên tiêu tốn thức ăn tương đương nhau là điều có thể hiểu được.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của gà f1(♂ mía x ♀ RI) nuôi tại huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)