Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
* Tỷ lệ nuôi sống (%): Hàng ngày, theo dõi số gà chết và loại thải ở mỗi lô và mức độ nhiễm bệnh, toàn bộ số gà chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.
Tỷ lệ nuôi sống được tính theo tuần tuổi và tính cộng dồn tới cuối kỳ nuôi:
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
∑ số gà cuối kỳ (con)
x 100
∑ số gà đầu kỳ (con)
* Khả năng sinh trưởng:
- Sinh trưởng tích luỹ (g/con): Sinh trưởng tích luỹ được tính bằng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi, được cân vào ngày tuổi cuối cùng của tuần.
Cân tối thiểu là 30 gà/lô hàng tuần, lúc kết thúc theo dõi. Cân buổi sáng trước khi ăn (chỉ cho gà uống nước), tiến hành cân từng con, xác định khối lượng sống bình quân/con của đàn gà TN qua các tuần tuổi. Người cân và dụng cụ cân được cố định:
+ 1 ngày tuổi cân cả lô và chia cho số con trong lô tính bình quân/con.
+ Từ tuần tuổi thứ nhất đến tuần tuổi thứ 2 được xác định bằng cân Nhơn Hòa loại 1kg có độ chính xác 0,1g.
+ Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cân bằng cân Nhơn Hòa loại 2kg, 5kg có độ chính xác 1g đến 5g.
+ Khối lượng trung bình được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, và cs (2002) [30].
- Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày): Theo dõi theo TCVN 2-39-77 [34] và được tính theo công thức:
A(g/con/ngày) =
P2 - P1
T
Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày);
P1: Khối lượng gà đầu kỳ (gr) P2: Khối lượng gà cuối kỳ (gr);
T: Khoảng cách giữa hai lần cân (ngày)
- Sinh trưởng tương đối (%): Khảo sát theo TCVN 2 - 40 - 77 [35], và được tính theo công thức:
R (%) =
P2 - P1
x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%) P1: Khối lượng gà đầu kỳ (gr);
P2: Khối lượng gà cuối kỳ (gr)
* Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn:
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng/lô:
+ Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng trong tuần/lô (F.C.Rw).
F.C.Rw =
Khối lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ/lô (kg) Khối lượng gà tăng trong kỳ/lô (kg).
+ Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng cộng dồn/lô (F.C.Rcum).
F.C.Rcum =
Khối lượng thức ăn tiêu thụ cộng dồn/lô (kg) Khối lượng gà tăng cộng dồn đến thời điểm tính/lô (kg) - Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 Kg tăng khối lượng/lô(kcal):
Tiêu tốn ME/kg tăng KL/lô (Kcal) =
Mức ME/kg x Tổng TĂ tiêu thụ/lô (kg) Tổng KL sống tăng trong kỳ/lô (kg) - Tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng(gr):
Tiêu tốn CP/kg tăng KL (gr) =
Mức CP/kg x Tổng TĂ tiêu thụ (kg) Tổng KL sống tăng trong kỳ/lô (kg)
* Chỉ số sản xuất (PI)/lô (Performance - Index) Được tính theo công thức:
PI = Tỷ lệ nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng x10
- Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp và hiệu quả kinh tế:
+ Tổng chi phí trực tiếp/lô bao gồm: Chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y và các chi phí khác (không tính công lao động).
+ Tổng thu: Là tổng khối lượng gà hơi/lô x giá tiền của 1kg tại thời điểm bán.
+ Hiệu quả kinh tế (đ/lô): Tổng thu - Tổng chi
* Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt tại các phương thức nuôi:
Kết thúc TN, chọn 3 gà trống và 3 gà mái/ mỗi lô có khối lượng cơ thể trung bình của lô, khảo sát theo phương pháp giết mổ khảo sát của Auas và R.
Wilke, 1987 [1] các chỉ tiêu sau:
+ Khối lượng sống (kg): là khối lượng cân sau khi gà nhịn ăn 12 giờ + Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng sau cát tiết vặt lông, bỏ chân ở đoạn khuỷu. Bỏ đầu ở xương chẩm và xương atlat, bỏ ruột, cơ quan sinh dục, khí quản, diều, phổi. Tim, gan, lá lách và mề (sau khi đã bỏ thức ăn cùng lớp màng cứng) để lại.
Tỷ lệ thân thịt (%) =
Khối lượng thân thịt (g)
x 100 Khối lượng sống (g)
Tỷ lệ thịt đùi (%) =
Khối lượng thịt đùi trái (g) * 2
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ thịt lườn (%) =
Khối lượng thịt lườn trái (g) * 2
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ mỡ bụng (%) =
Khối lượng mỡ bụng (g)
x 100 Khối lượng thân thịt (g)
- Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt:
Xác định các chỉ tiêu chất lượng cảm quan và chất lượng chế biến gồm giá trị pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến, màu sắc thịt và độ mềm thịt. Cụ thể:
+ Xác định pH cơ ngực: sau khi cắt tiết, vặt lông, dùng kéo cắt da rạch một đường ở giữa lườn và cắm trực tiếp đầu đo pH Electrode (Mettler Toledo MP220 pH Meter) vào cơ ngực trái để xác định giá trị pH vào thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) bảo quản trong nhiệt độ 2 - 40C ở cơ ngực phải.
+ Xác định tỷ lệ mất nước tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ sau chế biến bảo quản (%):
Sau khi đo pH15, lọc cơ ngực phải, cân khối lượng (khối lượng trước bảo quản) và bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2 - 40C trong thời gian 24 giờ và 48 giờ. Sau bảo quản, mẫu cơ ngực trái được làm khô bề mặt bằng giấy vệ sinh mềm và cân lại khối lượng tại mỗi thời điểm (khối lượng sau bảo quản). Tiếp tục đưa mẫu vào túi nhựa chịu nhiệt và hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 850C trong vòng 25 phút. Sau khi hấp, túi mẫu được lấy ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu 30 phút. Làm khô bề mặt mẫu thịt bằng giấy vệ sinh mềm và cân khối lượng mẫu (khối lượng sau chế biến). Xác định tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến (hấp) theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi thực hiện các phép đo. Tỷ lệ mất nước tổng là sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo quản và sau chế biến (hoặc là tổng của tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến). Mẫu thịt sau chế biến được giữ lại để xác định độ mềm thịt.
Thịt ngực và thịt đùi trái gà được lọc riêng và để trong túi nilon tránh tiếp xúc với không khí, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 20C để xác định các chỉ tiêu về độ an toàn thực phẩm thông qua phân tích: Hàm lượng hormone, kháng sinh tồn dư trong thịt.
Chỉ tiêu xác định an toàn sản phẩm thịt:
+ Hàm lượng hormone tồn dư: Xác định hàm lượng 2 thành phần chất kích tố sinh trưởng và tạo nạc: Clenbuterol, Salbutamol.
+ Kháng sinh tồn dư trong thịt: Cloram phenicol.
- Áp dụng kỹ thuật phân tích trên Sắc ký lỏng cao áp (HPLC) tại Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [33]. Tính các tham số thống kê trên phần Excel.
- Số trung bình cộng X
X n
- Sai số trung bình mx =
1 n
Sx
(với n 30); mx = Snx
(với n >30)
- Độ lệch tiêu chuẩn S
x = 1
)
( 2
2
n n
x x
Trong đó: x Tổng các giá trị của X mx Sai số của số trung bình Sx Độ lệch tiêu chuẩn n Dung lượng mẫu - Hệ số biến dị: Cv %
- So sánh sai khác các số trung bình qua phân tích phương sai.
Chương 3