Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đã đưa rất nhiều thông tin về thực phẩm không an toàn nhất là trong một số cơ sở chăn nuôi đã sử dụng các chất kháng sinh:Chloramphenicol , hormone: Clenbuterol, Salbutamol...
để cho làm tăng lợi nhận trong chăn nuôi. Clenbuterol là chất độc chất giúp tăng trọng gia súc, nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, làm tăng lượng thịt nạc và đẩy nhanh việc phân giải mỡ, giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.
Clenbuterol trộn vào thức ăn gia cầm nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
Clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Nếu ăn phải thịt chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp,
thậm chí gây chết người. Nếu lợn, gà được kích nạc bằng Salbutamol thì cơ bắp, cơ mông, đùi rất chắc, nổi rõ. Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn.
Salbutamol có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến cơ thể phát triển không bình thường. Khi ăn thịt lợn, gà có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu.Để xác định về độ an toàn sản phẩm thịt gà thí nghiệm, chúng tôi gửi mẫu tới cơ quan phân tích xác định 2 chỉ tiêu: mức tồn dư hormone (bao gồm salbutamol, clenbuteron) và tồn dư kháng sinh (chloramphenicol) trong thịt. Số liệu phân tích tổng hợp ở bảng 3.12:
Bảng 3.12. Kết quả phân tích đánh giá sự tồn dư của một số chất tạo nạc và kháng sinh trong thịt gà TN
Loại mẫu
Chỉ tiêu phân
tích
Phương pháp phân tích
Giới hạn tối đa cho phép
(ppb)
Căn cứ đánh giá tiêu chí
Kết quả phân tích lô (ppb) I IIa IIb
Thịt đùi +
thịt ngực
Chloram -phenicol
RAPG-CAP-
002 0,2 Thông tư số
01/2016/TT- BNNPTNT
ngày 15/02/2016
0 0 0
Clenbu -terol
RAPG-
CLEN-003 3,0 0 0 0
Salbu- tamol
RAPG-SAL-
003 5,0 0 0 0
Qua kết quả phân tích bảng 3.12, đối chiếu theo Thông tư số 01 [33], cả 3 lô thí nghiệm trên gà F1 (Mía x Ri) đều không phát hiện tồn dư chất kháng sinh và chất tạo nạc. Điều đó chứng tỏ gà đồi Ba Vì đã được nuôi tuân thủ
đúng theo qui trình kỹ thuật đã ban hành, thức ăn sản xuất đảm bảo chất lượng và an toàn, gà có chất lượng thịt tốt. Hiện nay, Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì được thành lập để tạo ra vùng chăn nuôi an toàn sản xuất theo chuỗi khép kín từ trang trại đến giết mổ và tiêu thụ, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận các sản phẩm thịt gà an toàn.
Theo như mục đích ban đầu đặt ra khi bố trí thí nghiệm chuyển đổi thức ăn với thời gian khác nhau là nhằm thu những số liệu đánh giá tính an toàn sản phẩm thịt gà về mức độ các chất tồn dư có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, nhờ vào việc cắt đầu vào (thức ăn công nghiệp khó kiểm soát dư lượng có hại như sự nghi ngờ của dư luận), cộng với việc sử dụng thức ăn tự trộn kiểm soát hoàn toàn dư lượng hại, kết hợp khai thác khả năng tự đào thải của cơ thể con gà (so sánh lô I và IIb). Kết quả thu được từ nội dung đánh giá sự an toàn sản phẩm thịt đã cho thấy: nếu chăn nuôi hình thành hệ thống liên kết theo chuỗi với sự cam kết của nguồn cung đầu vào (người cung cấp thức ăn) đảm bảo chất lượng, cộng với việc người nuôi tự giác không sử dụng các chất cấm và kháng sinh không được phép dùng trong chăn nuôi thì sản phẩm thịt sẽ không thể xuất hiện dư lượng các chất độc hại (bảng 3.11). Kết quả bảng cũng là căn cứ để đề án chăn nuôi gà đồi Ba Vì hình thành đầy đủ quan điểm chỉ đạo theo hướng chăn nuôi gà đồi an toàn. Kết quả bảng cũng là bằng chứng khoa học để tuyên truyền tiếp thị sản phẩm gà đồi Ba Vì, xua tan nỗi nghi ngờ thiếu căn cứ trong dư luận người tiêu dùng.
Theo Bùi Hữu Đoàn (2000) [8] cho biết: Để phòng và chữa nhiều bệnh do vi khuẩn gây lên, người chăn nuôi đã sử dụng nhiều loại kháng sinh, trong đó có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành. Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên nếu không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà trước khi giết mổ; Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh sẽ có những tác hại nghiêm trọng đến người tiêu dùng như bị dị ứng, kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh
rất khó điều trị. Đồng thời, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
Đặc biệt với các chất tạo nạc và hormone thì càng không được phép có mặt trong thịt gia súc, gia cầm khi xuất bán để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.