Kiểm soát cháy nổ

Một phần của tài liệu ĐỒ án tìm HIỂU NHỮNG vấn đề LIÊN QUAN THỬ NGHIỆM ĐỘNG cơ (Trang 32 - 35)

II.5.1 Quy định Châu Âu về an toàn cháy nổ (ATEX) đối với phòng thử nghiệm động cơ

Quy định cháy nổ trong khí quyển ( ATEX_Atmospheric Explosion) đã được giới thiệu như là một phần của sự phối hợp các quy định của châu âu cho các ngành công nghiệp dễ xảy ra cháy nổ. ATEX đưa ra các yêu cầu tổng quát về sự an toàn và sức khỏe để mọi người làm việc được an toàn và tránh các sự cố.

Việc phân loại các khu vực như trong bảng 2.1

USA

Kí hiệu khu vực ATEX

Khí nổ phát ra trong khí quyển

Ghi chú

Vùng 1 Vùng 0

Liên tục hoặc trong thời gian dài

> 1000 h/năm

Vùng 1 Thỉnh thoảng 10–1000 h/năm

Vùng 2 Vùng 2

Chỉ trong thời gian

ngắn

<10 h/năm

Bảng 2.1: Sự phân loại khu vực về cháy nổ theo tiêu chuẩn US và ATEX Những biện pháp phòng ngừa chính, bao gồm cả nhiên liệu xăng và diesel:

- Không gian phòng thử phải được thông gió đầy đủ.

- Theo dõi liên tục và báo động nồng độ hydrocacbon (thông thường sẽ “cảnh báo”

tại 20% của hỗn hợp nổ và “tắt máy” tại 40%).

- Theo dõi sự rò rỉ nhiên liệu.

- Mức tối đa của nhiên liệu có sẵn trong phòng thử nghiệm trong trường hợp khẩn cấp hoặc tình trạng báo động là 10 lít.

II.5.2 Hệ thống phun nước áp suất cao

Không giống như hệ thống dập tắt lửa bằng nước khác, ưu điểm của hệ thống này là chúng loại bỏ nhiệt từ các nguồn lửa và môi trường xung quanh. Do đó làm giảm nguy cơ bắt lửa khi hệ thống tắt đi.

Hệ thống phun áp suất cao sử dụng lượng nước rất nhỏ và nước được phun ra dạng sương nên rất tiết kiệm. Hơi nước chỉ được phun ra nơi có sự cháy và các thiết bị lân cận sẽ được bảo vệ khỏi bức xạ nhiệt. Hệ thống này rất hiệu quả trong các phòng thử lớn, nơi mà các nguồn lửa có phạm vi nhỏ so với kích thước phòng thử.

Ưu điểm của hệ thống này là chúng loại bỏ khói đen, do đó tường và trần nhà được giữ sạch sẽ. Việc kích hoạt hệ thống do vô ý không xảy ra và ngay cả khi xảy ra cũng không gây nguy hại cho thiết bị hoặc người. Hệ thống hoạt động ngay cả khi cửa phòng mở, cho phép người thoát khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn.

II.5.3 Khí CO2

CO2 được sử dụng để dập tắt những đám cháy chất lỏng. CO2 nặng gấp 1,5 lần so với không khí và nó có xu hướng chìm xuống mặt đất. Tuy nhiên, CO2 có ảnh hưởng xấu đến con người, vì vậy trước khi sử dụng, phải có cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người vận hành phòng thử. Lưu ý là CO2 được dùng để bao phủ không gian rộng, nếu như nồng độ của nó khoảng 4% sẽ gây khó thở, từ 10% hay cao hơn, nó có thể làm cho con người bất tỉnh, nếu để lâu sẽ dẫn đến tử vong.

II.5.4 Bột khô

Bột dùng để dập tắt các đám cháy như xăng, dầu, sơn, cồn. Chúng cũng có thể dùng trong các đám cháy do điện gây ra.

II.5.5 Halon

Sau Nghị định Thư Montreal, một số halon ( dẫn suất halogen hydrocacbon) đang được loại bỏ. Chúng chứa clo và brom, gây tổn hại đến tầng ozone. Do đo việc sản xuất đã bị cấm. Lệnh cấm này bao trùm cả Halon 1211 và Halon 1301, cả hai cho đến nay vẫn được sử dụng trong các bình chữa cháy xách tay để xử lý đám cháy có chất lỏng dễ cháy.

Hiện thời halon vẫn được phép lưu trữ, nhưng đã có những tác động mạnh mẽ về việc tìm kiếm các chất thay thế.

Chú thích: Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (một nghị định thư của Công ước Vienna về bảo hộ của các tầng ozone) là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone.

II.5.6 Inergen

Inergen là hỗn hợp khí chữa cháy, thành phần gồm 52% nito, 40% argon, 8% cacbon dioxide.

Inergen chứa hai chất hạn chế cháy. Khí Inergen không làm ảnh hưởng người còn mắc kẹt trong đám cháy.

Inergen được nén dưới dạng khí, và được chứa trong các xy lanh. Inergen không tạo hợp chất phá hủy tầng ozone, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.

Khi hệ thống được kích hoạt, phải có cảnh báo để người vận hành rời khỏi khu vực, hệ thống thông gió phải được ngừng lại, đóng tất cả các cửa và ngắt điện các thiết bị.

Inergen làm giảm lượng O2 xuống ngưỡng từ 10% đến 15%. Ở mức độ này thì con người có thể hít thở được nhưng không đủ điều kiện để làm bùng phát đám cháy.

II.5.7 Bọt

Bọt dập tắt lửa dùng trong các đám cháy động cơ nhưng chúng thích hợp hơn cho việc dập tắt các đám cháy do các dung dịch dễ bắt lửa. Bọt sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ bao phủ bề mặt dung dịch gây cháy khi được sử dụng. Một số bột cũng có thể được sử dụng để chia tách nhanh chóng ngọn lửa ra thành nhiều phần nhỏ để dễ dập tắt. Vấn đề bảo quản cần phải rất cẩn thận vì nhiều loại bọt và bột xung khắc với nhau.

II.5.8 Thiết bị dò tìm hơi

Thiết bị phòng cháy phát hiện theo sự cài đặt sẵn các mức hơi dầu, hơi hydrocacbon và các chất khí được sử dụng trong các phòng thử nghiệm động cơ. Nó được thiết lập với độ nhạy cao, thiết bị sẽ báo khi độ bốc hơi của các chất gây cháy trên cao hơn mức độ cho phép

Một phần của tài liệu ĐỒ án tìm HIỂU NHỮNG vấn đề LIÊN QUAN THỬ NGHIỆM ĐỘNG cơ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(292 trang)
w