III. 1.1.6.1 Tổn thất áp suất
VI.5 Dụng cụ đo lượng nhiên liệu lỏng tiêu hao
VI.5.2 Dụng cụ đo khối lượng lưu thông hoặc tỉ lệ tiêu thụ nhiên liệu
Các yếu tố cần thiết:
• Thể tích hoặc trọng lượng
• Độ chính xác tuyệt đối
• Phạm vi lưu lượng
• Độ nhạy với nhiệt độ và độ nhớt nhiên liệu
• Chênh lệch áp suất cần thiết để hoạt động
• Chịu mài mòn và chịu bụi bẩn
• Hiển thị tín hiệu analog hoặc xung đếm được
• Phù hợp khi sử dụng trên xe/tĩnh tại
Phạm vi lưu lượng cao là một yêu cầu bắt buộc và phải có hệ thống cảm biến áp suất để loại bỏ áp suất rò rỉ. Nhược điểm là áp suất giảm đáng kể, khoảng 1 bar, để dụng cụ đo hoạt động. Rotor cánh gạt được sử dụng khi đo lưu lượng lớn.
Hình 6.6: Cách bố trí các van và đường hồi
Một số loại dụng cụ đo khối lượng lưu lượng sử dụng hiệu ứng Coriolis: nhiên liệu được đi qua ống rung hình chữ U.
Hình 6.7: Dụng cụ đo sử dụng hiệu ứng Coriolis VI.5.3 Đo lượng nhiên liệu tiêu thụ: các loại nhiên liệu khí
Việc đo lường nhiên liệu khí khó hơn đo lường nhiên liệu lỏng. Mật độ khí dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và áp suất, vì vậy khi đo lưu lượng bằng phương pháp thể tích phải xác định trước nhiệt độ và áp suất. Ngoài ra, sự chênh lệch áp suất có sẵn khi vận hành dụng cụ đo cũng bị hạn chế. Dụng cụ đo truyền thống gồm bốn bình chứa được tách biệt bởi các ống nhún và được điều khiển bởi các van trượt. Sự gia tăng liên tục thể tích được đo là khá lớn vì vậy việc đo lường tức thời hoặc trong thời gian ngắn là không khả thi. Vì
vậy, để đo sự gia tăng lưu lượng nhỏ hơn, các rotor cánh trượt hoặc rotor cánh gạt thường được sử dụng.
Việc đo lượng khí hóa lỏng tiêu thụ không phức tạp lắm vì nó được giữ ở dạng lỏng dưới một áp suất nhất định và khi hóa hơi, áp suất giảm đi và khí được làm nóng trước khi vào xy lanh. Dụng cụ đo khí phải được đặt giữa bộ chuyển đổi và bộ chế hòa khí để đạt được kết quả chính xác nhất.
Chương 7:
ĐO LƯỢNG KHÔNG KHÍ NẠP VÀO ĐỘNG CƠ VII.1 Các vấn đề chung khi đo lưu lượng không khí nạp
Động cơ đốt trong là một động cơ dùng không khí làm môi chất công tác, chức năng của nhiên liệu là cung cấp nhiệt. Bất kì trở ngại nào, xảy ra ở kỳ nạp hỗn hợp nhiên liệu hay không khí vào trong xi lanh, đều ảnh hưởng đến công suất phát ra của động cơ. Tuy nhiên, công suất phát ra của động cơ bị giới hạn bởi lượng không khí được hút vào trong động cơ.
Việc nâng cao hiệu quả trong quá trình nạp là một mục tiêu quan trọng, trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ. Thiết kế của đường ống nạp, thải, hình dạng kích thước các su-pap hút, thải và các đường dẫn không khí trong động cơ là những vấn đề cần quan tâm đến…
Không khí là một hỗn hợp bao gồm các thành phần sau:
Bảng 7.1: Thành phần các loại khí trong không khí tính theo khối lượng và theo thể tích
Khí (%) Theo khối lượng Theo thể tích
Ô xy(O2) 23.15 20.95
Ni tơ(N2), khí hiếm (Ar),
CO2, HC, NOx … 76.85 79.05
Tổng cộng 100 100
Những khí hiếm, phần lớn là argon, hơi nước, CO2, HC, NOx … thông thường chiếm 0.2% tới 2.0% của thể tích không khí khô.
Lượng hơi nước tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện môi trường. Nó có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất làm việc của động cơ. Không chỉ ảnh hưởng đến thành phần khí xả mà nó còn ảnh hưởng tới quá trình đo chính xác lưu lượng không khí.
Sự quan hệ giữa áp suất, giá trị đặc trưng và tỷ trọng của không khí được mô tả bằng phương trình sau:
Pa×105 =ρRTa (7.1) ở đây R (R=287J/kgK) hằng số khí của hỗn hợp không khí
ρ (ρ= 1.2 kg/m3) khối lượng riêng của không khí trong điều kiện, áp suất, nhiệt độ ngang mực nước biển.
Đến động cơ Áp kế
Họng đo
Hộp gió