III. 1.1.6.1 Tổn thất áp suất
V.3 Vấn đề chọn thiết bị đo công suất động cơ
V.3.2 Lựa chọn thiết bị đo công suất
Bảng 5.2 liệt kê các loại thiết bị đo công suất và chỉ ra các ứng dụng của chúng đối với các loại động cơ khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp có nhiều sự lựa chọn các loại thiết bị đo khác nhau ứng với một loại động cơ. Vì vậy cần phải xem xét thêm các đặc tính và các ưu khuyết điểm của các loại thiết bị đo được chỉ ra trong bảng 5.3.
Bảng 5.2: Giá trị của thiết bị đo công suất cho các ứng dụng khác nhau:
Mỹ
Động cơ nhỏ đến 50KW
Động cơ xe 50- 500 KW
Động cơ tàu thủy có tốc độ trung bình và động cơ hoạt động tĩnh tại
Tu thuỷ lớn 5000- 50000 KW
Turbin khí
Thiết bị đo thủy lực Thiết bị đo kiểu “Bolt on”
Thiết bị đo sử dụng dòng điện DC
Thiết bị đo sử dụng dòng điện AC
A A A
B
A A A
A
A NA
A
NA
A NA NA
NA
A NA NA
NA
Thiết bị đo sử dụng dòng Foucault
Thiết bị đo kiểu Phanh khí
A
B
A
NA
NA
NA
NA
NA
B
B
A : Lựa chọn thích hợp B : Có thể chấp nhận NA: không thích hợp
Bảng 5.3: Dụng cụ đo lực: Ưu và khuyết điểm
Dụng cụ đo lực Ưu Khuyết
Thiết bị đo thủy lực loại I
-Không còn sử dụng rộng rãi -Sửa chữa các chi tiêt đơn giản, rẻ tiền.
-Có khả năng qúa tải.
-Công suất lớn
Đáp ứng chậm với yêu cầu về những thay đổi tải.
Không dễ dàng chuyển từ thay đổi tải bằng tay qua tự động hóa.
Thiết bị đo thủy lực loại II
Thích hợp với việc thay đổi tải nhanh.
Có khả năng qúa tải.
Dễ tự động hóa.
Thích hợp cho động cơ có công suất
>10000KW.
Yêu cầu một nguồn nước cấp cho động cơ.
Chú ý sự ăn mòn và sự tạo bọt khí.
Thiết bị đo kiểu “Bolt on”
Rẽ tiền, không yêu cầu lắp đặt phức tạp trong phòng thử nghiệm.
Thích hợp cho động cơ >1000KW.
Tính chính xác trong đo kiểm không cao.
Thiết bị đo sử dụng dòng điện DC
Thích hợp với việc thay đổi tải nhanh.
Dễ dàng kết nối hoạt động với máy tính.
Không cần làm mát bằng nước.
Không thể thay đổi chiều quay.
Đắt tiền, quán tính quay lớn.
Thiết bị đo sử dụng dòng điện AC
Có đặc điểm như động cơ điện DC,
nhưng có quán tính nhỏ hơn. Đắt tiền.
Thiết bị đo sử dụng dòng điện Foucault
Có thể thay đổi tải nhanh.
Dễ dàng kết nối hoạt động với máy vi tính.
Đơn giản, công suất lớn và quán tính nhỏ.
Động cơ dễ hỏng, không được làm mát tốt.
Không chịu được qúa tải.
Thiết bị đo kiểu
phanh khí Rẻ tiền Ồn, độ chính xác
không cao.
V.3.3 Một số nét bổ sung
Khi xem xét sử dụng một loại thiết bị đo cần phải chú ý thêm các thông tin về các đặc điểm sau:
1) Nhân tố sử dụng: Nếu động cơ tạo tải có thể không được sử dụng trong một thời gian dài, lúc này phải chú ý đến vấn đề ăn mòn. Đặc biệt trong trường hợp thiết bị đo thủy lực và thiết bị đo sử dụng dòng Foucault, khi máy không làm việc phải chú ý xả nước ra khỏi hệ thống và sử dụng các biện pháp khác nhằm ức chế được quá trình ăn mòn kim loại và đóng cặn ở các phần chứa nước trong thiết bị.
2) Quá tải: Các loại băng thử thủy lực thích hợp với các trường hợp hoạt động quá tải trong thời gian ngắn. Tuy nhiên hệ thống đo momen xoắn phải đáp ứng được trong quá trình hoạt động quá tải.
3) Mức độ thay đổi tải lớn và thường xuyên. Ơ thiết bị đo sử dụng dòng điện Foucault, sự thay đổi tải trong một khoảng rộng, và tốc độ thay đổi tải lớn có thể làm cong các răng trên Rotor.
4) Kích cỡ của động cơ thay đổi trong một phạm vi rộng. Rất khó điều chỉnh và đạt được độ chính xác khi kiểm nghiệm các động cơ nhỏ. Những thiết bị đo công suất loại nhỏ thường không được trang bị đầy đủ, giống những thiết bị đo lớn. Và chú ý các dụng cụ đo (đồng hồ đo) có những gía trị quãng đo khác nhau.
5) Khởi động động cơ như thế nào? Nếu có thêm những thiết bị hỗ trợ khởi động. Lúc này trang bị cho băng thủ phức tạp hơn và đòi hỏi các yêu cầu về bảo dưỡng nhiều hơn.
6) Chất lượng nước làm mát có đảm bảo ổn định không? Nước cứng có thể làm tắc nghẽn các đường nước làm mát và một số chất có thể gây ra ăn mòn kim loại. Vì vậy Khi chọn thiết bị đo sử dụng động cơ AC hay DC sẽ giải quyết triệt để về vấn đề này.
7) Ap suất nước có thay đổi đột ngột hay không? sự thay đổi đột ngột áp suất nước có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của các loại thiết bị đo thủy lực.
8) Điện áp cung cấp cho hệ thống có ổn định hay không? Ngoại trừ phanh khí. Các loại thiết bị đo khác và thiết bị đo đều bị ảnh hưởng của sự thay đổi điện áp.
9) Có sử dụng hệ thống gá để liên kết giữa động cơ và thiết bị đo không? Có những đặc tính gì khi thực hiện liên kết. Những đặc tính này cần phải được thảo luận với nhà sản suất thiết bị đo, trước khi quyết định.
10) Độ nhạy của thiết bị với các trình tự thử nghiệm: ổn định, tức thời, động lực và động lực cao. Việc này quyết định công nghệ và số góc phần tư cần thiết để chọn thiết bị đo.
Cuối cùng điều quan trọng nhất, là kinh nghiệm và khả năng của người kỹ thuật viên.
Có thể họ đã sử dụng quen loại thiết bị đo thủy lực đơn giản và gặp khó khăn khi sử dụng một hệ thống thiết bị đo có giao tiếp với máy tính. Nhà cung cấp thiết bị đo thường có những khoá huấn luyện về cấu tạo và vận hành, an toàn, bảo dưỡng và điều chỉnh cho những thiết bị đo mới.
TÓM TẮT:
Để chọn thiết bị đo công suất động cơ là một vấn đề không đơn giản. Ta có thể tiến hành theo thứ tự sau:
1) Quyết định có dựa vào chiều quay và tính chất thiết bị đo trong hình 5.15
2) Tham khảo các thông tin có sẵn ghi ở bảng 5.2.
3) Cân nhắc những ưu và khuyết điểm của các loạt thiết bị đo được ghi ở bảng 5.3.
4) Chọn dựa vào các thông tin ở mục V.3.1. (Các đặc tính của các loại thiết bị đo)
5) Chọn theo các yếu tố bổ sung mục V3.3. (Một số nét bổ sung) 6) Cuối cùng, suy nghĩ cẩn thận về các câu hỏi nêu ra về các phần trên.
Các khâu này có thể thực hiện lại từ 2 đến 3 lần.