III. 1.1.6.1 Tổn thất áp suất
III.4 Hệ thống lưu trữ, cung cấp và xử lý nhiên liệu
III.4.5 Kiểm soát áp suất nhiên liệu động cơ
Có ba vấn đề kiểm soát áp suất nhiên liệu có thể yêu cầu được giải quyết khi thiết kế hoặc điều hành một phòng thử nghiệm động cơ:
1. Áp suất cung cấp nhiên liệu cho hệ thống điều phối nhiên liệu hoặc công cụ đo lường tiêu hao: Các thiết bị cân bằng nhiên liệu AVL đòi hỏi phải có áp lực tối đa là 0.8 bar ở đầu vào công cụ, trong trường hợp hệ thống bơm có thể yêu cầu giảm áp lực điều chỉnh.
2. Áp suất nhiên liệu cung cấp cho động cơ: Các hệ thống được trang bị trong các phòng thử ô tô thông thường được điều chỉnh cung cấp áp lực ở đầu vào hệ thống động cơ khoảng từ 0.05 - 4 bar.
3.Áp suất của nhiên liệu hồi về từ động cơ: Khi được kết nối với hệ thống điều phối và tiêu thụ nhiên liệu, đường hồi nhiên liệu trong các phòng thử nghiệm có thể tạo ra một áp suất lớn hơn so với yêu cầu. Trong xe, áp suất đường hồi nhiên liệu có thể từ 0 – 0.5 bar, trong khi các hệ thống phòng thử có thể yêu cầu trên 1.5 bar.
Hình 3.21: Quy định áp suất cung cấp và áp suất hồi về của động cơ thể hiện bên trong các đường nét đứt:(1) là sự điều khiển áp suất hồi nhiên liệu và (2) nhiên liệu cung cấp cho động cơ từ hệ thống đo lường tiêu thụ nhiên liệu.
Hình 3.21 cho thấy sơ đồ của một hệ thống quy định độc lập áp suất cung cấp và áp suất hồi về của động cơ.
III.4.5.1 Kiểm soát nhiệt độ nhiên liệu:
Các thiết bị sử dụng trong việc kiểm soát nhiệt độ nhiên liệu như là bộ trao đổi nhiệt, đường ống và các vật liệu làm kín phải được kiểm tra với nhà sản xuất để thích hợp sử dụng cho các loại nhiên liệu.
Nhiên liệu cung cấp cho động cơ phải được duy trì ở một nhiệt độ tiêu chuẩn. Một cách tốt để kiểm soát nhiên liệu bất kể sự biến đổi tốc độ dòng nhiên liệu là là dùng nước nóng lưu thông ở nhiệt độ được kiểm soát thông qua bộ trao đổi nhiệt giữa nước và nhiên liệu.
Việc kiểm soát nhiệt độ nhiên liệu bên trong động cơ khá phức tạp với ống phân phối và đường nhiên liệu hồi và các sự thay đổi khi lắp ráp đường ống động cơ. Các thiết bị điều hòa nhiên liệu chỉ có thể kiểm soát nhiệt độ tại bộ phận xả: nó đảm bảo lượng nhiệt nhận được và mất đi trên đường ống không ảnh hưởng tới việc thử nghiệm.
Khoảng cách giữa bộ phận điều khiển và động cơ phải là nhỏ nhất do đó nếu việc hoạt động bị gián đoạn thì động cơ nhận được nhiên liệu với nhiệt độ chênh lệch tối thiểu.
Nhiệt độ nhiên liệu phải được giữ cố định khi đang thử nghiệm để có thể đo lượng tiêu hao chính xác.
Hình 3.22: Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ lên sự tiêu thụ nhiên liệu, T2 là nhiệt độ nhiên liệu đầu ra bộ kiểm soát, T3 là nhiệt độ nhiên liệu tại đầu vào động cơ. Sự chênh
lệch T2 và T3 là do sự giảm xóc hệ thống III.4.5.2 Hệ thống làm mát nhớt động cơ:
Mạch điều khiển nhiệt độ nhớt phải được đặt bên dưới vị trí của các te để tránh việc bị ngập các te. Cần có một thiết bị làm nóng để nhanh chóng làm nóng động cơ, nhưng cần tránh đạt tới nhiệt độ làm nhớt bị cracking ( biến tính).
Các bộ phận làm mát nên được đặt riêng biệt trên palet và đặt gần động cơ, tốt nhất là nên đặt cố định. Vị trí đặt thông thường là phía sau băng thử, được nối với hệ thống làm mát nước bên ngoài.
Hình 3.23: Mạch điều khiển nhiệt độ nhớt bỏ qua các cảm biến và khớp nối
Chương 4:
PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH PHÒNG THỬ NGHIỆM
Phòng thử nghiệm động cơ là nơi nguy hiểm, những lỗi trong quá trình bảo dưỡng và sử dụng có thể làm hỏng thiết bị. Vì vậy, việc khởi động và kết thúc quá trình làm việc, khi vận hành băng thử đều phải theo một số quy định. Ngoài ra còn phải bố trí hệ thống báo động và hệ thống an toàn, tự động dừng hoạt động của hệ thống khi có sự cố xảy ra. Hệ thống này phải được bố trí tách biệt khỏi hệ thống điều khiển động cơ và băng thử và dễ tác động vào nó khi cần thiết.
Cần phải kiểm tra kỹ trước khi bắt đầu khởi động, tuy nhiên việc thiết lập một quy trình kiểm tra không nên quá phức tạp, vì có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình kiểm tra và có thể dẫn tới tai nạn xảy ra.