Bệnh lý phối hợp ở bệnh nhân rung nhĩ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tắc mạch ngoại vi ở bệnh nhân trên 65 tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại viện tim mạch việt nam (Trang 72 - 76)

Trong 220 BN nghiên cứu của chúng tôi thường gặp nhất là bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 90,9%.

- Suy tim sung huyết: Trong nhóm bệnh tim mạch tỷ lệ có suy tim sung huyết cao (60%) (Bảng 3.4) khác với các nghiên cứu khác chúng tôi chuẩn đoán suy tim dựa vào tiêu chuẩn của Framingham (là khi đồng thời có ít nhất hai tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính cùng hai tiêu chuẩn phụ) [66]

và siêu âm hoặc tiền sử trước đó, hoặc đang điều trị.

Tác giả Gage và cộng sự cũng chuẩn đoán suy tim sung huyết dựa vào biểu hiện lâm sàng, thêm một nghiên cứu Rotteerdam, trong đoàn hệ gồm 7546 người tham gia, sau 9,7 năm theo dõi nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần sau chuẩn đoán suy tim và trở về bình thường sau 6 tháng. Sự biến thiên này ngày càng chứng tỏ, chức năng tim càng kém càng có nhiều nguy cơ do thuyên tắc từ tim và với việc điều trị suy tim và rung nhĩ là hai tình trạng thường đi đôi với nhau với quan hệ nhân qủa phức tạp, suy tim lâu ngày có thể dẫn đến rung nhĩ, ngược lại, rung nhĩ không được kiểm soát nhịp hoặc tần số thì sẽ làm suy thoái thêm chức năng tim [75].

-Tăng huyết áp: THA chiếm tỷ lệ cao nhất (74,5%) (Bảng 3.4). Mối liên hệ giữa cao huyết áp và rung nhĩ đã được minh họa trong các nghiên cứu dọc của MD AndrewD. Krahn năm 1995, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ phát triển thành rung nhĩ 1,42 lần [77]. Mặc dù đây là một sự gia tăng tương đối nhỏ trong nguy cơ, tần số cao của tăng huyết áp trong dân số chung dẫn đến bệnh tim, tăng huyết áp là bệnh tiềm ẩn phổ biến nhất.

- Bệnh mạch vành: RN thường không liên kết với bệnh mạch vành, trừ khi nó phức tạp bởi nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc suy tim. Theo Michael Elder, RN xảy ra thoáng qua trong 6-10% bệnh nhân có nhồi máu cơ tim cấp tính, có lẽ do thiếu máu cục bộ tâm nhĩ hoặc tâm nhĩ kéo dài thứ phát để suy

tim. Những bệnh nhân này có tiên lượng xấu hơn mà chủ yếu là do các bệnh đi kèm như tuổi già và suy tim [37], [76].

Theo Ehud Dandson RN liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch vành là 55% [78].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN có bệnh mạch vành là 9%

(Bảng 3.4) tương tự kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến tỷ lệ bệnh mạch vành là 11%.

- Các rối loạn nhịp phức tạp: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 15,9% có rối loạn nhịp phức tạp (Bảng 3.4), chủ yếu là các RN xuất hiện sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn (HC suy nút xoang, Blok A-V cấp III), thường là sau đặt máy tạo nhịp một buồng một thời gian thì xuất hiện hội chứng sau đặt máy tạo nhịp. Một số ít là có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, trong những BN có hộ chứng WPW, cơ chế RN do có thể dẫn truyền ngược thông qua đường dẫn truyền phụ, kích thích cơ tâm nhĩ trong giai đoạn dễ bị tổn thương [79].

- Bệnh hô hấp: RN cũng xảy ra ở bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn.

Nghiên cứu của Ehud Dandson, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 2,8% [78].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến tỷ lệ bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn là 5,8% [74].

Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn là 10,5%, (Bảng 3.4) cao hơn các nghiên cứu khác vì đối tượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi trên 65 tuổi. Qua khám lâm sàng và bảng câu hỏi tầm soát ngưng thở khi ngủ (bảng câu hỏi STOP, thang điểm EPWORTH) chúng tôi không có bệnh nhân nào ngừng thở khi ngủ.

- Bệnh nhiễm trùng: Theo Thambidosai và cộng sự đã chứng minh yếu tố viêm, đặc biệt là CRP gia tăng trên bênh nhân RN và tương quan với nguy cơ đột quỵ [42].

Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến là 6,8% [74]. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhiễm trùng chiếm 13,6% chủ yếu là bệnh viêm phổi kết hợp (Bảng 3.4).

- Bệnh thận mãn tính: Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh thận mãn tính chiếm tỷ lệ 6,4% (Bảng 3.4). Nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến tỷ lệ bệnh thận mãn tính là 6,3% [74] tương tự nghiên cứu của chúng tôi.

Bệnh thận mãn tính làm tăng nguy cơ RN là 1,32 lần đối với BN mức lọc cầu thận từ 30-59ml/min/1,73m2, so với những người có chức năng thận bình thường. RN cũng liên quan đến sự phát triển của rối loạn chức năng thận OR [CI95%] là 1,77 [1,50-2,10] và rối loạn Protein niệu OR [CI95%] là 2,20 [1,92-2,52] [80].

- Bệnh lý tuyến giáp: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Basedow là 0,9% (Bảng 3.4).

Trong nghiên cứu của Ehud Dandson nhiễm độc tuyến giáp là 2,6% [78].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến là 4,2% [74].

- Đái tháo đường: Trong nghiên cứu trên 4700 người không có bệnh van tim trong nghiên cứu của Framingham Heart, đái tháo đường tăng đáng kể nguy cơ RN trong phân tích đa biến (OR, 1,1 đối với nam và 1,5 đối với nữ) [42].

Theo tác giả Camm Aj, đái tháo đường gặp ở 20% BN RN và có thể và có thể góp phần gây tổn thương nhĩ [65]. Tỷ lệ này là 15% ở nghiên cứu của Zabalgota [81].

Nghiên cứu của Bùi Thúc Quang là 17,3% [73]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến là 22,5% [74].

Nghiên cứu của chúng tôi là 22,7% (Bảng 3.4) tương tự nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Yến.

- Sau phẫu thuật: Theo Lê Thanh Hùng, Phạm Nguyễn Vinh trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu, nghiên cứu tiến hành trên 356 bênh nhân phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh

(2006) kết quả rung nhĩ xảy ra trong 46 bệnh nhân (13%), tỷ lệ rung nhĩ ở nhóm > 65 tuổi là 56,5% (p=0,011). Như vậy rung nhĩ vẫn là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Tuổi, bơm bóng nội động mạch chủ và thuốc vận mạch làm tăng nguy cơ của rung nhĩ sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành [82].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân sau phẫu thuật có 6 bệnh nhân chiếm 2,7% (Bảng 3.4).

- Ung thư: Ung thư gây RN với cách hiếm là xâm nhập trực tiếp tim, thông thường hơn do hóa trị và điều trị hỗ trợ, phẫu thuật, viêm mãn tính, mất cân bằng hệ thần kinh tự động (ANS), biểu hiện cận u (paraneoplastic), bất thường trao đổi chất, điện giải khác. Ngoài ra lão hóa, tình trạng tồn tại kết hợp ảnh hưởng đến cả ung thư và RN. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rung nhĩ ở bệnh nhân bị ung thư 3,2% (Bảng 3.4) đa số gặp là ung thư thực quản và ung thư phổi, không có trường hợp nào u tim.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tắc mạch ngoại vi ở bệnh nhân trên 65 tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại viện tim mạch việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w