Đánh giá về kỹ thuật đặt ống GT

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả kiểm soát đường thở của ống gastro laryngeal cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu (Trang 79 - 84)

Tất cả 57 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi dễ dàng đặt ống GL một lần đặt, và chỉ chỉnh độ nông, sâu của ống khi thông khí không đảm bảo, và bơm thêm cuff khi có dò rỉ khí. Không có bệnh nhân nào phải rút ống GL ra và đặt lại lần 2. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả C. Fabbri [10], L Gaitini [9] tỷ lệ thành công 100% ngay lần đặt đầu tiên.

4.3.2. Thời gian đặt ống GT

Thời gian trung bình đặt ống GL là 25,9 ± 5,6 (giây). Thời gian đặt nhanh nhất là 17 giây, thời gian đặt chậm nhất là 37 giây. Thời gian đặt ống

GL của chúng tôi phù hợp với L Gaitini là 26 giây [9]. So với thời gian đặt ống nội khí quản theo tác giả Staudinger thời gian trung bình là 27,2 ± 7,2 (giây) thì đặt ống GT nhanh hơn [67].

4.3.3. Áp lực cuff

Áp lực cuff trung bình là 64,1 ± 3,1 (mmHg). Thấp nhất là 60 mmHg lớn nhất 70 mmHg. Áp lực cuff khác nhau ở mỗi bệnh nhân do khoang hầu họng của mỗi người khác nhau. Áp lực này cũng phù hợp với các tác giả nước ngoài, với áp lực này không có hiện tượng dò rỉ khí, đảm bảo thông khí trong suốt quá trình nội soi làm giảm nguy cơ sặc khi bệnh nhân nôn nhiều máu trong khi làm nội soi [9], [64].

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7 bệnh nhân trong khi đang nội soi nôn ộc ra máu. Nhờ có áp lực cuff bơm chèn vào vùng hầu họng và có đường ống đặt vào đường thực quản có tác dụng dẫn lưu dịch máu từ dạ dày ra ngoài mà không bị sặc vào phổi nhờ bóng chèn. Đồng thời với áp lực này cũng hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do áp lực cuff gây ra.

Theo nghiên cứu của tác giả L. Gainiti với áp lực cuff trên cũng đảm bảo thông khí cho các bệnh nhân trong quá trình thở máy [9].

4.3.4. Các can thiệp khi đặt ống GT

Số bệnh nhân không cần can thiệp khi đặt ống GL: đặt một lần, sau khi bơm cuff không thấy hiên tượng rò khí, không phải chỉnh độ sâu của ống, và thông khí đảm bảo ngay chiếm 59,6%.

Số bệnh nhân có can thiệp khi đặt ống là rò khí do cuff lớn không kín nên phải bơm thêm cuff 5 – 10 mmHg, chỉnh lại ống chiếm 40,4%. Cũng theo nghiên cứu của tác giả L. Gainiti áp lực rò khí vùng hầu họng rất thấp khoảng 33,7 cmH2O [9]. Do đó trong quá trình thông khí phải kiểm tra áp lực cuff để tránh sặc dịch dạ dày vào phổi và thông khí cho bệnh nhân.

Không có bệnh nhân nào khi đặt ống GL phải rút ra do không đảm bảo thông khí được. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với C. Fabbri [10], Svitlana Melnyk [63].

4.3.5. Thời gian nội soi

Thời gian trung bình cho cuộc nội soi là 22,5 ± 5,2 (phút), cao nhất là 35 (phút), thấp nhất là 14 phút. Thời gian làm thủ thuật nội soi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với thời gian làm thủ thuật nội soi được thông khí qua ống GL. Theo tác giả C. Fabbri thời gian nội soi trung bình là 99 ± 34 (phút) [10]. Thời gian làm thủ thuật trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nội soi và cầm máu bằng các phương pháp như thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản, kẹp clip, tiêm cầm máu vùng dạ dày tá tràng… Còn đối tượng nghiên cứu của các tác giả trên thế giới được nội soi lấy sỏi ngược dòng. Như vậy ống GL đảm bảo về thời gian cho các bác sỹ nội soi yên tâm trong quá trình làm thủ thuật. Trong suốt quá trình nội soi các bệnh nhân đều được gây mê bằng thuốc profofol 1mg/kg và duy trì 100mcg/kg/phút. Đây chính là điểm khác biệt với quy trình đặt ống nội khí quản. Do đặt ống GL chỉ cần an thần sâu (sedation deep) còn ống nội khí quản cần phải gây mê, ngoài dùng thuốc an thần như đặt ống GL còn phải dùng các thuốc giãn cơ. Vì vậy bệnh nhân GL có thời gian hồi tỉnh ngắn hơn so với ống nội khí quản [63].

Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thuốc profofol để gây mê cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do chảy máu dạ dày đặc biệt các bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan đều thấy an toàn và thời gian hồi tỉnh cũng như các bệnh nhân khác. Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu của tác giả Faga , Bamji N đã chứng minh tác dụng, độ an toàn và không có biến chứng nào của profopol với bệnh nhân xơ gan, ngay cả biến chứng não gan do dùng profofol ở bệnh nhân xơ gan cũng không được gi nhận [68], [69].

4.3.6. Đánh giá tai biến và biến chứng

Bệnh nhân XHTH có chỉ định đặt ống bảo vệ đường thở khi nội soi cấp cứu biến chứng hay gặp làm tăng mức độ nặng của bệnh là tình trạng viêm phổi hít sau nội soi. Trên thế giới có nghiên cứu gộp của tác giả Ashraf A, Rudo SJ đánh giá hiệu quả sử dụng ống nội khí quản cho các bệnh nhân XHTH cao nội soi cấp cứu đều cho kết quả các bệnh nhân được hô hấp và tuần hoàn trong quá trình soi, tỉ lệ tử vong giảm hơn so với nhóm bệnh nhân không được đặt ống nội khí quản trước khi soi. Tuy nhiên tỉ lệ viêm phổi sau đặt ống nội khí quản lớn hơn nhóm không được đặt ống nội khí quản dự phòng [5], [8].

Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân đều được lưu tại khoa sau nội soi 48 giờ chúng tôi nhận thấy không có bệnh nhân nào có dấu hiệu nhiếm trùng phổi như sốt, dịch đờm đục.

Không gặp bệnh nhân nào tràn khí dưới da, tràn khí trung thất.

Có 6 bệnh nhân trong số 26 bệnh nhân tỉnh táo chiếm tỉ lệ 23,1% được đặt ống GL có biến chứng đau họng, tất cả các bệnh nhân này đều tự hết đau họng sau 24 giờ và không phải dùng thuốc gì để điều trị.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của tác giả trên thế giới [11], [63]. Các tác giả đều cho rằng sử dụng ống GL có biến chứng như đau họng, nói khàn, song không nặng nề và đều tự khỏi. Đây là dụng cụ đảm bảo độ an toàn về hô hấp giúp các bác sỹ nội soi an tâm trong quá trình làm thủ thuật. Tránh được nguy cơ viêm phổi sặc cho bệnh nhân và quá trình thở máy kéo dài.

4.3.7. Đánh giá mức độ hài long của bác sỹ nội soi

Trước kia các bác sỹ nội soi có thói quen nội soi với sự bảo vệ đường thở với bệnh nhân XHTH bằng ống nội khí quản với những bệnh nhân rất nặng, hoặc nội soi không có dụng cụ bảo vệ đường thở chỉ có sự hỗ trợ của liệu pháp oxy như oxy kính hoặc oxy mask. Vì vậy trong quá trình thực hiện

thủ thuật luôn trong tâm thế phải quan tâm đến chức năng sống đặc biệt chức năng hô hấp.

Khi áp dụng áp dụng ống GL bảo vệ đường thở trong quá trình nội soi đầu các nhà nội soi cũng rất lo lắng khi bắt đầu thực hiện đề tài. Nhưng trong quá trình thực hiện các bác sỹ nội soi đều đánh giá ống GL rất tốt trong nội soi (90%) và (10%) các bác sỹ đánh giá đây là dụng cụ tốt. Nhờ có ống GL bảo vệ đường thở, đảm bảo an toàn về hô hấp và đảm bảo về mặt thời gian, mặt khác các bác sỹ đưa ống nội soi và làm các thủ thuật qua kệnh nội soi của ống GL một cách dễ dàng. Do đó các bác sỹ yên tâm làm các thủ thuật nội soi nhất là đối với các bệnh nhân XHTH máu chảy nhiều cần phải có thời gian để tìm được vị trí chảy máu và các biện pháp cầm máu.

Theo tác giả Hayrettin Daskaya và cộng sự khi áp dụng ống GL trong nội soi đường mật ngược dòng cũng đã thống kê sự hài lòng của các bác sỹ

nội soi: 95% rất tốt, 5% tốt. Trong đó trong nhóm các bệnh nhân chỉ được nội soi an thần không có dụng cụ bảo vệ đường thở có mức độ hài lòng: 10% rất tốt, 40% tốt [11].

Như vậy việc áp dụng ống GL bảo vệ đường thở trong nội soi đều được đánh giá rất tốt, và dễ dàng khi nội soi qua kênh nội soi của ống GL.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả kiểm soát đường thở của ống gastro laryngeal cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w