Cây Sóng rắn (Sống rắn) còn gọi là cây Sóng rận, Sống rắn nhiều lá, - Tên khoa học Albizia, myriophylla Benth
- Thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae)
- Mô tả cây: Cây bụi mọc cao 2 – 4m, tự leo, thân có vỏ màu nâu, cành non có lông màu hung. Lá kép có cuống chung dài 9cm, với 9 – 16 cặp lá chét, mỗi lá chét có từ 20 – 40 cặp lá lá chét thứ cấp dài 5 – 8mm, rộng 1mm, có lông ở dưới và ở dìa. Cụm hoa hình tán, mang hoa hình bán cầu dài 1mm, vành 4mm, có lông vàng, 15 tiểu nhụy. Quả giáp dài 12cm, rộng 2cm chứa 4 – 9 hạt dài 6mm, màu nâu[41]
Mọc phổ biến ở phía Nam có một số người đã dựa vào vị ngọt của vỏ thân và vỏ rễ đã khai thác với mục đích dùng thay cam thảo.
- Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ, thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi sấy khô [41].
- Thành phần hóa học: Trong rễ sống rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà, vị rất đắng, 6% saponin thô màu vàng nâu nhạt, vị gắt cay hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có phản ứng flavonoit và steroit [41],[42]
- Tính vị, công năng: Theo lương y Nguyễn An Cư Sóng rắn có vị ngọt, tính mát có tác dụng tả can nhiệt, thoái tâm hỏa, lương huyết, giải độc [41].
- Nghiên cứu dược lý : Cho chuột nhắt (trọng lượng 20g) uống dung dịch nước thuốc với liều 18g/kg thể trọng đến 20g/kg thể trọng chuột chết sau 2 – 3
ngày. Tỷ lệ tử vong 10% (với liều 18g/kg) và 25% (với liều 20g/kg) [47]. Do có độc nhóm tác giả đã khuyến cáo cần nghiên cứu sâu hơn về độc tính và giá trị chữa bệnh của Sóng rắn để tiếp tục sử dụng hay dừng [41].
- Ứng dụng điều trị trong dân gian:
+ Ở Việt nam hay một số nước khác dùng vở cây để chữa ho, viêm phế quản và làm các bánh men để ủ rượu gạo. Lá giã nát đắp lên các vết thương dùng cầm máu (Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam - Paris, 1981 – p101) [33]
+ Theo tài liệu nước ngoài dịch hãm cây Sóng rắn dùng phối hợp với rễ cây thuốc khác được nhân dân Malaysia dùng làm thuốc hạ sốt. Lá dùng pha nước tắm và gội đầu (Medicinal pnalts of East and Southeast Asia – p205). Ở Thái Lan rễ Sóng rắn được dùng làm giải khát và làm thuốc nhuận tràng, quả làm thuốc chữa ho [41].
* Một số loại cây Sóng rắn
Hình 1.4. Sóng rắn dài (Sống rắn dài, Mu cua)
Hình 1.5. Sóng rắn dây (Sống rắn dây)
Hình 1.6. Sóng rắn sừng nhỏ (Sống rắn sừng nhỏ)
Cây Sóng rắn (genus Albizzia) hiện có nhiều loài phong phú khác nhau và đa dạng. Trong đó có loài Albizia lebbeck Benth được coi như một một cây thuốc dân gian dùng để chữa một số bệnh viêm, bệnh hen, khớp, bỏng, bệnh dị ứng [43], [44], [45]. Nghiên cứu về cây Sóng rắn từ lâu đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau trên động vật thực nghiệm
trên thỏ và chuột là chủ yếu tuy theo mục đích nghiên cứu. Như nghiên cứu về cấu tạo hóa học của lá cây Sóng rắn loài chinensis (Albizia chinensis) bằng lọc nhiều lần với cột ghi sắc ký và kính quang phổ, các tác giả R. Liu, S. Yu and Y. Pei đã phát hiện được 8 thành phần từ 95% dịch triết ethanol của lá cây gồm: quercetin 3'-O-beta-D-glucopyranosyl-3-O-rutinoside (1), kaempferol 3,7- di-O-beta-D-glucopyranoside (2), rutin (3), D-pinitol (4), luteolin 7-O-beta-D- glucopyranoside (5), (+)-lyoniresinol 3alpha-O-beta-D-glucopyranoside (6), (-)- lyoniresinol 3alpha-O-beta-D-glucopyranoside (7), syringin (8) [44]. Có nghiên cứu khác cho thấy hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa trong dịch triết methanol của cây lá Sóng rắn loài Albizia procera như ethyl acetate (APE) được coi như một chất chống oxy hóa tiềm năng và có thể được sử dụng cho mục đích phòng bệnh. Các nghiên cứu khác nghiên cứu trên chuột thực nghiệm cũng đã có nhận xét dịch triết của lá cây Sóng rắn (Albizia odoratissima) ngoài tác dụng chống viêm, đái tháo đường, giảm mỡ máu…
còn có tác dụng bảo vệ một số mô trong cơ thể như: tụy, gan, lách, tim và thận [46], [47], [48], [49].
Sóng rắn mọc tại Thái Nguyên
Trong dân gian sử dụng cây Sóng rắn điều trị bệnh giời leo. Để làm sáng tỏ tác dụng của cây Sóng rắn và tính an toàn khi sử dụng, năm 2013 trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã tiến hành nghiên cứu một đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng giảm đau chống viêm của dược liệu Sóng rắn thu hái tại Thái Nguyên” kết quả bước đầu thu được như sau:
Nhóm NC đã nghiên cứu phân tích đặc điểm hình thái của cây và xác định được tên khoa học của cây Sóng rắn là Albizia aff. myriophylla Benth.
Thuộc họ Đậu (Fabaceae). Kết quả đinh tinh sơ bộ cho thấy Sóng rắn có chứa
saponin, flavonoid, couramin, tanin, đường khử, polysacharia, caroten, sterol.
Sau khi phân lập đã xác định được hai chất là SR1 α-spinasterol và SR2 là 1- hentriacontanol [50].
Nhóm NC thử phản ứng kích ứng da theo phương pháp Abrahan - Tirne trên thỏ (thỏ được cạo lông 3 vùng: lưng, 2 bên đùi theo hình tròn đường kính 7cm, bôi dịch triết sóng rắn hàng ngày 9h sáng trong 30 ngày) cho thấy: da, niêm mạc hồng nhạt, không xuất huyết, không phù, không có phản ứng kich ứng. Lông thỏ mọc nhanh, mượt, không xù, không rụng. Đặc biệt vùng cao lông để bôi thuốc hàng ngày, lông phát triển nhanh, không có sự khác biệt.
- Mắt thỏ không phù nề, không sưng tấy, phản xạ tốt với ánh sáng và kích thích. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy, mắt thỏ nếu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch thuốc thử, phần niêm mạc và giác mạc có phản ứng cương tụ (Nề, tấy đỏ) dẫn tới phù nề.
Nhóm NC xác định được LD50 theo đường uống của cây Sóng rắn là 36,31g/kg trên chuột nhắt trắng. Liều bắt đầu có thể gây độc trên chuột nhắt trắng là 20g/kg đây là liều cao gấp 50 lần so với liều thường dùng trên người.
Trên thực tế trong điều trị thường dùng khoảng 10g – 20g lá tươi cho người lớn và thuốc được dùng là dịch chiết đắp ở vết thương trên da. Như vậy, dịch chiết cây Sóng rắn đắp trên tổn thương da trong điều trị bệnh Zona nằm trong giới hạn an toàn.
Hình 1.7. Sóng rắn tại Thái Nguyên Kết quả thử độc tính bán trường diễn trong 30 ngày:
- Trong quá trình làm thực nghiêm thỏ ở các lô đều ăn, uống bình thường, không có sự khác biệt giữa các lô. Mức độ tiêu thụ thức ăn khoảng từ 0.3 – 0,5 kg thức ăn trên kg thể trong (thức ăn tươi và tinh).
- Trong quá trình thực nghiệm thỏ ở các lô đều hoạt động bình thường, đáp ứng tốt với kích thích, phản xạ nhanh.
- Trong quá trình thực nghiệm thỏ ở các lô có quá trình tiêu hóa bình thường. Phân không lỏng, không táo, không có mùi đặc biệt.
Nghiên cứu “Đánh giá tác dụng giảm đau và chống viêm cấp tại chỗ của Sóng rắn trên thực nghiệm”. Dịch chiết ethanol Sóng rắn chiết từ lá tươi và lá khô được thử tác dụng giảm đau tại chỗ trên chuột nhắt và tác dụng chống viêm cấp tại chỗ trên chuột cống. Kết quả nghiên cứu, dịch chiết ethanol Sóng rắn chiết từ lá tươi và lá khô đều có tác dụng giảm đau và chống viêm cấp tại chỗ [51].
Trong phương pháp rê kim, đo thời gian phản ứng của chuột với tác nhân đau cơ học [52]. Tuy mô hình này chủ yếu để đánh giá tác dụng của thuốc có cơ chế tác dụng trung ương nhưng kết quả cho thấy cả Voltaren và Sóng rắn chiết từ lá tươi, lá khô đều thể hiện rõ tác dụng giảm đau, đặc biệt là Sóng rắn lá khô cho hiệu quả giảm đau mạnh hơn Voltaren [51].
CHƯƠNG 2