3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi của 2 nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
<30 4 13,3 3 10,0
> 0,05
30 – 49 6 20,0 5 16,7
50 – 69 14 46,7 16 53,3
≥ 70 6 20,0 6 20,0
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi từ 50 - 69 tuổi bị bệnh Zona chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm với nhóm nghiên cứu là 46,70%, nhóm đối chứng là 53,30%. Nhóm tuổi từ 30 - 49 tuổi và nhóm ≥70 tuổi đứng thứ hai nhóm nghiên cứu đều là 20,00% và nhóm đối chứng lần lượt là 20,00% và 16,70%.
Thấp nhất là nhóm tuổi ≤30 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p > 0,05.
3.1.2. Phân bố theo giới
Bảng 3.2. Phân bố theo giới Nhóm
Giới
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Nam 13 43,30 11 36,70
> 0,05
Nữ 17 56,70 19 63,30
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới ở cả hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ mắc bệnh Zona của nữ giới ở nhóm đối chứng có xu hướng cao hơn nhóm nghiên cứu, lần lượt là 63,30%
và 56,70%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu Nhóm
Ngày bị bệnh
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
N % n %
≤ 3 ngày 15 50,0 12 40,0
> 0,05
4 - 5 ngày 11 36,7 12 40,0
6 - 7 ngày 4 13,3 6 20,0
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Từ bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ≤ 3 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm nghiên cứu, sau đó đến giai đoạn từ 4 - 5 ngày và thấp nhất là từ 6 - 7 ngày.
Nhóm nghiên cứu, thời gian bị bệnh ≤ 3 ngày chiếm tỷ lệ lớn nhất (50,00%), thứ hai là thời gian từ 4 - 5 ngày (chiếm 36,70%) và thấp nhất là thời gian 6 - 7 ngày (13,30%). Nhóm đối chứng, thời gian mắc bệnh giai đoạn ≤ 3 ngày và từ 4 - 5 ngày có tỷ lệ bằng nhau (40,00%), thấp nhất là giai đoạn từ 6 - 7 ngày (13,30%). Thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
3.1.4. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát bệnh
Nhóm Dấu hiệu khởi phát
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Đau trước khi có tổn thương da 18 60,00 22 73,30
>
Đau cùng lúc có tổn thương da 12 40,00 8 26,70 0,05
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Qua bảng 3.4 cho thấy, dấu hiệu khởi phát đau trước khi có tổn thương da chiếm tỷ lệ lớn ở cả hai nhóm nghiên cứu. Trong đó, nhóm đối chứng có tỷ lệ cao nhất là 73,30%, nhóm nghiên cứu là 60,00%. Dấu hiệu đau cùng lúc có tổn thương da có tỷ lệ thấp hơn. Trong đó, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ lớn hơn nhóm đối chứng (lần lượt là 40,00% và 26,70%).Tuy nhiên, sự khác biệt về dấu hiệu khởi phát giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
3.1.5. Phân bố vị trí tổn thương da của 2 nhóm nghiên cứu Bảng 3.5. Phân bố vị trí da bị tổn thương
Nhóm Vị trí da tổn thương
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Ngực - cánh tay 7 23,30 3 6,70
> 0,05
Đầu mặt cổ 11 36,70 11 36,70
Thắt lưng - sườn 7 23,30 12 40,00
Vùng cùng cụt 3 10,00 3 10,00
Các vùng khác 2 6,70 1 3,30
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Vị trí tổn thương thường gặp nhất ở cả hai nhóm là vùng đầu mặt cổ chiếm tỷ lệ tương đối cao, tiếp đó là đến vùng thắt lưng lưng sườn và vùng ngực cánh tay, vùng it gặp hơn là vùng vùng cụt cánh tay và các vùng khác.
Có sự tương đồng về vị trí tổn thương giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.1.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu Nhóm
Tính chất đau
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
N % n %
Đau rát 28 93,30 29 96,70
> 0,05
Đau nhói 7 23,30 9 30,00
Tăng cảm đau 4 13,30 3 10,00
Dị cảm đau 6 20,00 3 10,00
Nhận xét: Mức độ bị bệnh thể hiện ở mức đau rát chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm, nhóm nghiên cứu chiếm 93,30%, nhóm đối chứng chiếm 96,70%. Tiếp đến là mức độ đau nhói, mức độ dị cảm đau và thấp nhất là mức tăng cảm đau.
Có sự tương đồng về tính chất đau do Zona giữa hai nhóm với p > 0,05.
3.1.7. Các loại tổn thương cơ bản
Bảng 3.7. Các loại tổn thương cơ bản Nhóm
TTCB
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Mảng da viêm đỏ 30 100 30 100
> 0,05
Mụn nước thành chùm 28 93,30 24 80,00
Bọng nước 10 33,30 14 36,70
Mụn nước lưu vong 0 0 0 0
Vảy tiết 11 36,70 9 30,00
Sẹo phẳng 0 0 0 0
Sẹo lõm 0 0 0 0
Nhận xét: Các loại tổn thương da cơ bản thường gặp ở hai nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ 100% là xuất hiện mảng da viêm đỏ, mức độ hay gặp chiếm tỷ lệ cao là hiện tượng xuất hiện mụn nước thành chùm. Tổn thương có bọng nước và vảy tiết chiếm tỷ lệ thấp hơn. Không xuất hiện tổn thương có mụn nước lưu vong, sẹo phẳng và sẹo lõm.
Có sự tương đồng về các loại tổn thương cơ bản giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu Nhóm
Dấu hiệu lâm sàng
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Sốt 1 3,30 0 0
> 0,05
Hạch 9 30,00 6 20,00
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên 1 3,30 1 3,30 Không có dấu hiệu kèm theo 19 63,30 23 76,70
Tổng số 30 100 30 100
Nhận xét: Dấu hiệu lâm sàng khác thường gặp của hai nhóm nghiên cứu là có hạch, liệt dây thần kinh VII ngoại biênvà sốt. Riêng dấu hiệu sốt thì nhóm đối
chứng không ghi nhận. Có sự tương đồng về các dấu hiệu lâm sàng khác giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.1.9. Bệnh kết hợp với Zona
Bảng 3.9. Một số bệnh kết hợp với Zona Nhóm
Bệnh kết hợp
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Tăng huyết áp 11 36,70 10 33,30
> 0,05
Tiểu đường 4 13,30 3 10,00
Rối loạn chuyển hóa Lipid 3 10,00 7 23,30
Viêm dạ dày 2 6,70 1 3,30
Gout 1 3,30 1 3,30
Viêm đại tràng 2 6,70 1 3,30
Hen phế quản 1 3,30 0 0
Nhận xét: Bệnh thường xuất hiện kết hợp với bệnh Zona chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm nghiên cứu là bệnh tăng huyết áp, thứ hai là nhóm bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa, thứ ba là nhóm bệnh viêm dạ dày và viêm đại tràng, thấp nhất là nhóm bệnh gout và hen phế quản. Riêng nhóm đối chứng không ghi nhận bệnh nhân hen phế quản.
Có sự tương đồng về một số bệnh kết hợp với bệnh Zona giữa hai nhóm nghiên cứu với p > 0,05.
3.1.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT giữa hai nhóm Bảng 3.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT
Nhóm Thể bệnh YHCT
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Thấp nhiệt 19 63,30 21 70,0 > 0,05
Nhóm Thể bệnh YHCT
NNC (n=30)
NĐC
(n=30) p
n % n %
Thấp độc hỏa thịnh 11 36,70 9 30,0
Tổng số 30 100,0 30 100,0
Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ gặp bệnh nhân ở thể thấp nhiệt cao hơn thể thấp độc hỏa thịnh ở cả hai nhóm. Trong đó ở nhóm nghiên cứu thể thấp nhiệt chiếm 63,3%, tỷ lệ này ở nhóm đối chứng là 70,0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05