4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
4.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau
4.2.1.1. Hiệu quả cải thiện mức độ đau theo thang điểm Likert
Triệu chứng đau do Zona thông qua 4 tính chất đau rát, đau nhói, tăng cảm đau và dị cảm đau được lượng hóa thành mức độ đau thông qua thang điểm Likert thể hiện ở 10 điểm với mức độ đau tăng dần từ 0 đến 10. Sự cải thiện mức độ đau được thể hiện thông qua sự biến đổi của thang điểm Likert ở tại các thời điểm điều trị. Tại thời điểm nhập viện 100% số bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều có mức độ đau theo thang điểm Likert ở mức độ vừa và nặng.
Trong đó nhóm nghiên cứu có 76,7% số bệnh nhân có mức độ đau nặng (Likert ≥ 7 điểm), kết quả này ở nhóm đối chứng là 70,0%.
Sau 3 ngày điều trị nhóm nghiên cứu dùng cao Lỏng Sóng rắn cải thiện mức độ đau rõ rệt so với thời điểm trước điều trị với p < 0,01. Likert trung bình giảm còn 5,67 ± 1,80. Kết quả này khá hơn so với nhóm chứng đạt kết quả 5,80 ± 1,18. Điều này cho thấy Cao lỏng Sóng rắn với tác dụng thanh can hỏa lương huyết giúp thanh nhiệt tiêu viêm giúp giảm đau tốt hơn trên bệnh nhân. Tuy nhiên do thời gian dùng thuốc mới là 3 ngày thuốc chưa phát huy đầy đủ tác dụng nên hiệu quả giảm đau trên bệnh nhân giữa hai nhóm là tương đương với p > 0,05.
Sau 7 ngày và 10 ngày điều trị, hiệu quả giảm đau ở hai nhóm bệnh nhân đều rõ rệt so với trước điều trị với p < 0,01. Hiệu quả ở nhóm nghiên cứu cao hơn ở nhóm chứng với p < 0,05. Điều này cho thấy sau khoảng thời gian 10 ngày dùng thuốc liên tục, đủ thời gian để thuốc ngấm tốt hơn tại vị trí tổn thương da, giúp thuốc phát huy tối đa tác dụng điều trị của chứng viêm đau trong bệnh Zona.
Với cơ chế đau trong Zona là do virus làm hủy myelin và những sợi lớn của thần kinh cảm giác, làm mất đường dẫn truyền vào, do đó đau do Zona là tình trạng khó đáp ứng với các loại thuốc giảm đau. Đau ở vùng da bị tổn thương rất khó chịu, đau dị cảm, đau tăng mỗi khi bị các kích thích bởi các tác nhân như gió, nhiệt độ hay quần áo cọ vào. Cao lỏng Sóng rắn bôi vào vùng tổn thương có tác dụng ngăn không cho các tác nhân bên ngoài như gió, nhiệt độ, sự cọ sát của quần áo kích thích vào các đầu mút thần kinh. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau của Sóng rắn trên thự nghiệm. Kết quả NC trên thực nghiệm gây đau trên máy đo ngưỡng đau và thời gian phản ứng đau của các lô chuột chứng sinh học, lô dùng Voltaren bôi, lô bôi dịch triết sóng rắn tươi, lô bôi dịch triết sóng rắn khô lần lượt là:
8,29±1,07 và 1,58±0,21s; 9,28±1,78 và 1,89±0,36s; 10,69±2,9 và 2,28±0,48s;
12,04±2,33 và 2,34±0,47s cho thấy Voltaren, dịch chiết sóng rắn tươi và sóng rắn khô có tác dụng làm tăng rõ rệt lực gây phản xạ đau và thời gian đáp ứng đau trên máy đo ngưỡng đau của chuột so với lô chứng sinh học (p˂0,05 và 0,01). Tác dụng này của dịch chiết sóng rắn khô mạnh hơn tác dụng của Voltaren với p˂0,05 [51].
Như vậy bước đầu chúng tôi có thể nhận định rằng dùng Acyclovir + Neurontin kết hợp với bôi Cao lỏng Sóng răn có hiệu quả trên bệnh nhân Zona. Kết quả cũng cho thấy tính khả quan của việc áp dụng rộng rãi sử dụng Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona thể nhẹ và vừa trong các cơ sở y tế.
4.2.1.2. Thời gian hết đau
Thời gian hết đau của bệnh nhân cả hai nhóm đều không có bệnh nhân nào hết đau trong thời gian điều trị ≤ 3 ngày
Nhóm nghiên cứu sau 4 - 7 ngày có tỷ lệ hết đau cao nhất (46,7%), sau đó đến thời gian > 10 ngày (chiếm 33,30%), thấp nhất là thời gian từ 8 - 10 ngày (chiếm 20,0%).
Ngược lại ở nhóm đối chứng chiếm tỷ lệ cao nhất thời gian hết đau là >
10 ngày (chiếm 70,0%), thứ hai là thời gian từ 8 - 10 ngày (chiếm 26,7%), thời gian khỏi bệnh từ 4 - 7 ngày chiếm tỷ lệ không đáng kể (chiếm 3,30%).
Thời gian hết đau trung bình của nhóm nghiên cứu là 9,40 ± 2,47, ở nhóm đối chứng là 11,87 ± 1,96, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Như vậy ở thời gian hết đau của nhóm nghiên cứu ở 2 thời điểm từ 4 - 7 ngày và > 10 ngày có tỷ lệ hiệu quả khả quan hơn nhóm đối chứng cũng như thời gian hết đau trung bình của nhóm nghiên cứu ngắn hơn thời gian hết đau trung bình của nhóm nghiên cứu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Trần Thế Công (2007) điều trị phối hợp Acyclovir + Neurontin cho 35 bệnh nhân Zona (tuổi bệnh dưới 7 ngày) thu được kết quả: thang điểm đau trung bình khi nhập viện là 7,14 điểm. Sau 5 ngày điều trị còn 3,34 điểm, sau 10 ngày điều trị còn 1,46 điểm, sau 15 ngày điều trị còn 0,71 điểm và sau 20 ngày còn 0,34 điểm (theo thang điểm Likert) So sánh về thang điểm đau trung bình trong điều trị, chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi và Trần Thế Công không có sự khác biệt [38].
4.2.2. Hiệu quả phục hồi da
Về hiệu quả hồi phục da, nghiên cứu của chúng tôi đánh giá dựa trên các chỉ số về thời gian hết dát đỏ, thời gian hết phù nề, thời gian khô tổn thương cũng như thời gian đóng vảy và bong vảy hoàn toàn trên hai nhóm bệnh nhân.
Tình trạng dát đỏ và phù nề thể hiện mức độ viêm. Ở cả 2 nhóm bệnh nhân đều được dùng thuốc uống Acyclorvir để chống virus cho nên hiệu quả chống viêm so sánh giữa 2 nhóm là do Cao lỏngsong rắn mang lại. Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy thời gian hết dát đỏ ở nhóm nghiên cứu theo thời gian khả quan hơn nhóm đối chứng với 24 bệnh nhân hết dát đỏ trong vòng một tuần
điều trị, kết quả này ở nhóm đối chứng là 19 bệnh nhân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Thời gian hết phù nề ở nhóm nghiên cứu với 26 bệnh nhân hết phù nề ≤ 7 ngày, kết quả này ngắn hơn thời gian hết phù nề ở nhóm đối chứng với 19 bệnh nhân. Sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Hai kết quả trên cho thấy khả năng khả năng chống viêm của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân của nhóm nghiên cứu bước đầu có hiệu quả tốt.
Thời gian khô tổn thương, đóng vảy cũng như bong vảy hoàn toàn cho thấy tiến triển tốt trong điều trị bệnh từ giảm cho đến hết các triệu chứng ngoài da, từ bảng 3.17 chúng ta thấy thời gian khô tổn thương của 2 hai nhóm là tương đương nhau với p > 0,05. Điều này cho thấy hiệu quả điều trị bằng thuốc nền uống Acyclovir và Neurotin ở cả 2 nhóm trong điều trị Zona trên lâm sàng.
Ở nhóm nghiên cứu dùng kết hợp Acyclovir và Neurotin với Cao lỏng Sóng rắn cho thấy thời gian đóng vảy cũng như bong vảy hoàn toàn của bệnh nhân ngắn hơn ở nhóm đối chứng. Cụ thể là thời gian đóng vảy và thời gian bong vảy hoàn toàn ở nhóm nghiên cứu lần lượt là 3,8 ± 1,63 và 7,6 ± 1,22, kết quả này ở nhóm đối chứng là 5,3 ± 2,49 và 8,4 ± 1,52.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Điều này cho thấy tác dụng vượt trội của Cao lỏng Sóng rắn trong hiệu quả hồi phục da cho bệnh nhân phù hợp với kết quả trên phù hợp với kết quả NC trên thực nghiệm trên mô hình gây phù chân chuột, carrageenan được sử dụng là kháng nguyên tiêm vào gan chân chuột. Carrageenan có bản chất là polysaccharid giống cấu trúc vỏ vi khuẩn. Vì vậy, khi chất này đi vào trong cơ thể sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu dẫn tới hàng loạt thay đổi tại mô viêm, trong đó có sung huyết, tăng tính thấm thành mạch, thoát mạch hình thành dịch rỉ viêm dưới tác dụng của các chất trung gian hóa học viêm.
Trong 4 đặc điểm của viêm cấp thì sưng là chỉ tiêu dễ dàng được đánh giá nhất thông qua đo mức độ phù và độ dày của bàn chân chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy Voltaren có tác dụng chống viêm cấp rất rõ ở tất cả các thời điểm đánh giá. Sóng rắn chiết từ lá tươi có tác dụng chống viêm ở một vài thời điểm, Sóng rắn chiết từ lá khô có tác dụng chống viêm ở tất cả các thời điểm nhưng tác dụng kém hơn so với Voltaren. Cơ chế chống viêm của Voltaren là cơ chế chung của các thuốc NSAIDs: ức chế sinh tổng hợp PG do ức chế COX, giảm PGE2, F1α; vững bền màng lysosom, ngăn cản sự giải phóng enzym phân giải, ức chế quá trình viêm, đối kháng với các chất trung gian hóa học của viêm do tranh chấp với cơ chất của enzym, ức chế di chuyển bạch cầu, ức chế tạo phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Thành phần của Sóng rắn (Albizzia myriophylla Benth) chủ yếu là alkaloid, saponin và các flavonoid [42]. Tuy chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của cây Sóng rắn nhưng các hợp chất alkaloid, saponin và flavonoid chiết từ lá của loài cùng họ Albizzia amara đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, thậm chí là kháng khuẩn.
Theo Vũ Ngọc Vương (2006), đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị bệnh Zona thấy thời gian lành các tổn thương ngoài da là 8,36 ± 3,9 ở nhóm nghiên cứu [37]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khả quan hơn.
4.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ.
Theo các tác giả Kenneth Schmader (2006), Nguyễn Thị Lai (2005) và Vũ Ngọc Vương (2006) cảm giác đau bao giờ cũng liên quan mật thiết với giấc ngủ và sinh hoạt của bệnh nhân.[17], [36],[37]
Ngày bình thường, tất cả 30 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều tự đánh giá có giấc ngủ tốt, thời lượng ngủ trung bình là 7,57 ± 0,68. Nhưng đến khi mắc bệnh thì thời lượng ngủ trong ngày của nhóm nghiên cứu bị giảm rất
nhiều so với những ngày bình thường (chỉ còn 4,17 ± 1,74). Có sự khác biệt về thời lượng ngủ trong ngày giữa ngày bình thường và ngày trước điều trị, với p < 0,01.
Sau 3 và 7 ngày điều trị, thời lượng ngủ trung bình của nhóm nghiên cứu đã tăng lên đáng kể, sự khác biệt về thời lượng ngủ trong ngày giữa ngày trước điều trị và sau 3 và 7 ngày điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả về tăng thời lượng ngủ trong 7 ngày điều trị cho ta thấy mối liên quan mật thiết của đau và giấc ngủ, khi đau đã giảm thì không còn làm cản trở đến giấc ngủ của bệnh nhân. Giảm đau càng nhanh thì giấc ngủ của bệnh nhân càng nhanh trở về như ngày thường, chứng tỏ rằng liệu pháp điều trị mà chúng tôi đang áp dụng rất có hiệu quả.
Sau 10 ngày điều trị, thời gian ngủ trung bình trong ngày tăng lên rõ rệt. Với nhóm nghiên cứu trung bình là 7,50 ± 0,97 so với trước bị bệnh trung bình là 7,57 ± 0,68. Với nhóm đối chứng trung bình là 7,43 ± 1,01 so với trước bị bệnh trung bình là 7,63 ± 0,49. Kết quả cho thấy, sau 10 ngày điều trị ở cả hai nhóm thời lượng ngủ trung bình đã gần như trở về bình thường so với trước khi bị bệnh. So sánh thời gian ngủ trung bình của hai nhóm so với trước khi bị bệnh là tương đương nhau với p > 0,05 ở cả hai nhóm.
Trần Thế Công (2007) nghiên cứu tác dụng của phác đồ Acyclovir + Neurontin trong cải thiện giấc ngủ thấy rằng khi mắc bệnh giấc ngủ của các bệnh nhân đều bị ảnh hưởng (thời lượng ngủ trong ngày giảm rất nhiều so với những ngày bình thường từ 6,35 giờ/ngày xưống còn 2,68 giờ/ngày). Nhưng thời gian ngủ trung bình của bệnh nhân tăng nhanh sau điều trị nhất là sau 5 ngày điều trị (4,55 giờ/ngày) và sau 10 ngày điều trị (5,12 giờ/ngày). Từ sau thời điểm ngày thứ 10 trở đi thì thời lượng ngủ trung bình trong ngày tăng chậm hơn (N15: 5,40 giờ/ngày, N20: 5,83 giờ/ngày) [38].
Như vậy, phác đồ Acyclovir và Neurontin hết hợp với Cao lỏng Sóng rắn có tác dụng cải thiện giấc ngủ tốt trên bệnh nhân Zona và tương đương với tác dụng cải thiện giấc ngủ của phác đồ Acyclovir và Neurontin hết hợp với cao bôi Acyclovir
4.2.4. Kết quả điều trị chung
Kết quả điều trị chung được đánh giá dựa trên sự biến đổi của tính chất đau, tình trạng giấc ngủ và di chứng để lại sau khi khỏi bệnh. Trên cơ sở đó để chia ra làm bốn mức độ tốt, khá trung bình và kém.
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm nghiên cứu đạt hiệu quả tốt chiếm 70,00%, mức độ khá chiếm 30,00%, không có kết quả trung bình và kém.
Nhóm đối chứng có 4 mức kết quả (mức tốt, khá, trung và kém), trong đó lớn nhất là mức khá chiếm 46,70%, mức độ tốt đạt 33,3%, mức độ trung bình chiếm 13,3%, thấp nhất là mức độ kém chiếm 6,70%.
Sự khác biệt về hiệu quả điều trị chung sau 10 ngày của 2 nhóm nhiên cứu có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Sự khác biệt về kết quả điều trị chung cho thấy hiệu quả vượt trội của phương pháp dùng Acyclovir + Neurotin + bôi Cao lỏng Sóng rắn so với dùng Acyclovir + Neurotin + bôi kem Acyclovir trên bệnh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Vương (2006) điều trị bằng điện châm trên 37 BN Zona có tuổi bệnh dưới 7 ngày, kết quả tốt chiếm 54,05%, kết quả khá là 32,43%, kết quả trung bình là 13,51% [37].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thế Công (2007), sau 20 ngày điều trị phối hợp Acyclovir và Neurontin cho 35 bệnh nhân Zona có thời gian mắc bệnh dưới 7 ngày: kết quả tốt 91,4%, kết quả khá: 2,9%, kết quả vừa: 5,7%, không có kết quả kém [38].
4.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu 4.2.5.1. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu
Từ bảng 3.21 chúng ta thấy sử dụng phác đồ Acyclovir + Neurotin + bôi Cao lỏng Sóng rắn đều có hiệu quả cải thiện mức độ đau ở cả hai thể bệnh YHCT là thấp nhiệt và thấp độc hỏa thịnh. Trong đó thể thấp nhiệt với Likert ngày N0 là 7,00 ± 1,33 giảm xuống 0,63 ± 1,16 ở ngày N10 có xu hướng đáp ứng với điều trị tốt hơn thể thấp độc hỏa thịnh. Tuy nhiên sự khác biệt là không đáng kể với p > 0,05. Điều này có thể thấy rằng việc bôi Cao lỏng Sóng rắn với dạng bôi là Cao lỏngthì khả năng hấp thu qua da là khá tốt, do đó mặc dù thể thấp độc hỏa thịnh với các mụn đã bắt đầu vỡ ở giai đoạn toàn phát của bệnh Zona vẫn cho hiệu quả giảm đau khả quan, tương đương với hiệu quả của thể thấp nhiệt với các mụn nước và bọng nước chưa vỡ.
4.2.5.2. Kết quả cải thiện các triệu chứng ngoài da theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu
Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy ở nhóm NC cả hai thể bệnh theo YHCT thấp nhiệt và thấp độc hỏa thịnh đều cải thiện triệu chứng dát đỏ trên bệnh nhân, và hết triệu chứng này trong vòng 1 tuần điều trị. Trong đó thể thấp nhiệt có cải thiện triệu chứng dát đỏ trên bệnh nhân nhanh hơn với 36,8% số bệnh nhân hết dát đỏ trong vòng 3 ngày, kết quả này ở thể thấp độc hỏa thịnh là 18,2%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thể bệnh YHCT là không đáng kể với p > 0,05.
Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy việc bôi Cao lỏng Sóng rắn ở nhóm Nghiên cứu có hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng phù nề của tổn thương, với trên 80% số bệnh nhân hết phù nề trong vòng 7 ngày điều trị.
Trong đó thể thấp nhiệt có 89,5% số bệnh nhân và thể thấp độc hỏa thịnh là 81,8%. Sự khác biệt giữa hai thể là không đáng kể với p > 0,05.
Từ bảng 3.24 cho thấy thời gian khô tổn thương ở cả hai thể YHCT đều ở trong vòng 7 ngày điều trị. Trong đó có 84,2% số bệnh nhân ở thể thấp nhiệt khô tổn thương trong vòng 7 ngày, kết quả này ở thể thấp độc hỏa thịnh là 90,9%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Như vậy sự cải thiện các thương tổn ngoài da của thể thấp nhiệt có xu hướng tốt hơn thể thấp độc hỏa thịnh. Điều này cũng phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân đến điều trị ở giai đoạn khởi phát (thể thấp nhiệt) sẽ có hiệu quả tốt hơn những bệnh nhân điều trị ở giai đoạn toàn phát (thể thấp độc hỏa thịnh). Tuy nhiên có thể do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ nghiên cứu trong thời gian ngắn nên sự khác biệt ở đây là không đáng kể. Cần nghiên cứu ở cỡ mẫu lớn hơn trong để đánh giá khách quan hơn tác dụng của Cao lỏng Sóng rắn trên hai thể bệnh YHCT.
4.2.5.3. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu
Trước bị bệnh tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân ở cả hai thể YHCT là tương đương nhau, tại thời điểm bị bệnh tình trạng giấc ngủ bị giảm khá rõ rệt, trong đó thể thấp độc hỏa thịnh với tình trạng mụn vỡ và đau rát nhiều chất lượng giấc ngủ có xu hướng giảm trầm trọng hơn thể thấp nhiệt, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Sau 3,7 và 10 ngày điều trị với sự cải thiện các triệu chứng ngoài da và tình trạng đau, chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân cũng được cải thiện đáng kể và ở ngày N10 thể thấp độc hỏa thịnh cải thiện khá hơn thể thấp nhiệt với số giờ ngủ trung bình là 7,55 ± 0,82 gần trở về so với bình thường. Sự khác biệt giữa hai thể YHCT là như nhau với p > 0,05.)
Tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân có liên quan đến tình trạng đau và tổn thương da trong bệnh cảnh Zona, do đó ở những giai đoạn đầu của bệnh,