Sự phát triển năng lực của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Phát triển năng lực cho học sinh là nhiệm vụ chiến lược trong dạy học hóa học

1.1.4 Sự phát triển năng lực của học sinh Trung học phổ thông

Học tập là quá trình nhận thức tích cực. Quá trình nhận thức và học tập được diễn ra theo từng cấp độ. Cấp độ thứ nhất là: tri giác tài liệu, cấp độ thứ hai là: thông hiểu tài liệu, cấp độ thứ ba là: ghi nhớ kiến thức, cấp độ thứ tư là: luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Trong bốn cấp độ nhận thức và học tập ấy, các công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng HS thường khó vận dụng những khái niệm và những nguyên tắc đã lĩnh hội được vào việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể. Mặc dù thực tế cho thấy khâu vận dụng là khâu quan trọng và là khâu quyết định đến hiệu quả học tập của HS “Theo quan điểm triết học, khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì yếu tố chủ quan tăng lên và từng HS phải tự mình quyết định xem trong tình huống nào có thể sử dụng kiến thức này, kiến thức khác. Chính cái đó đã gây nên những khó khăn nhất định.

Cấp độ thứ nhất: Tri giác tài liệu là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình nhận thức về sau.

Cấp độ này phản ánh quá trình cảm giác và tri giác thông tin của người học.

Giai đoạn nhận thức này đòi hỏi người học phải tích cực quan sát “tri giác”. Vì những

13

gì HS tri giác được ở đó cũng được coi là một dạng kiến thức. Tuy nhiên, kiến thức mà HS thu nhận được chỉ là những tính chất và dấu hiệu bên ngoài hết sức đơn giản.

Nhưng cảm giác, tri giác của HS ở giai đoạn này càng được nhiều, càng đầy đủ thì sẽ càng giúp ích được nhiều cho các giai đoạn nhận thức, học tập về sau.

Để nhận thức được chân thực, chính xác không chỉ dừng lại ở giai đoạn cảm giác, tri giác các hiện tượng, sự vật và ở sự hình thành các biểu tượng mà cần thiết phải phát hiện ra bản chất của các hiện tượng, những mối liên hệ và phụ thuộc nhân quả tồn tại trong những sự vật hiện tượng. Đó là một bậc cao hơn của sự nhận thức.

Cấp độ thứ hai: Thông hiểu tài liệu là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất.

Thông hiểu tài liệu là quá trình nhận thức đòi hỏi phải thực hiện những thao tác tư duy nhất định như: Đối chiếu, phân tích, tìm ra những dấu hiệu bản chất và biết khái quát thành những khái niệm, những phạm trù. Ở đây nhận thức đòi hỏi phải có một tư duy trừu tượng cao. Tuy nhiên quá trình tư duy không tự diễn ra. Yêu cầu nhận thức, học tập phải đạt được ở cấp độ này là HS phải khái quát hoá hình thành kết luận, quy tắc, quy luật… nghĩa là phải hình thành được khái niệm. Đây là quá trình cũng đòi hỏi HS phải hoạt động tư duy, tích cực trong nhận thức.

Cấp độ thứ ba: Ghi nhớ kiến thức là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn.

Yêu cầu của sự nhận thức trong quá trình học tập không chỉ dừng lại ở sự thông hiểu các hiện tượng nghiên cứu. Bước tiếp theo trong nhận thức đòi hỏi tài liệu học tập phải được lĩnh hội ở mức tái hiện. Sự thông hiểu tài liệu bắt đầu trở thành kiến thức của HS khi mà HS nắm vững nó một cách thành thạo và có thể tái hiện nó một cách rành mạch và đúng đắn. Khi HS ghi nhớ, tái hiện được tài liệu đã học thì đồng thời với quá trình đó là HS sẽ hiểu kiến thức một cách thấu đáo, đầy đủ hơn.

Rất có thể khi nghiền ngẫm tài liệu để có thể ghi nhớ, hiện ra những khía cạnh và chi tiết mới mẻ, tự bản thân HS cảm thấy sáng rõ mọi điều hơn mà khi học tập ban đầu, lúc tri giác đầu tiên chưa ý thức được hết.

14

Cấp độ thứ tư: Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Xuất phát từ luận điểm triết học “Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí”. Trong quá trình nhận thức, học tập, HS không những cần nắm được tri thức, mà còn phải biết vận dụng tri thức vào thực tiễn. Nắm tri thức đòi hỏi HS phải hiểu được nội dung của tri thức, lĩnh hội được khái niệm một cách sâu sắc qua nỗ lực chủ quan ghi nhớ và vận dụng được những tri thức vào thực tiễn.

Bước vận dụng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt: Là giai đoạn đưa kiến thức sách vở thành kiến thức đời sống, là giai đoạn đòi hỏi năng lực chủ quan của người vận dụng, đòi hỏi sự suy nghĩ và đôi chút sáng tạo khi vận dụng kiến thức.

Đây là một cấp độ học tập rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đánh dấu được sự trưởng thành trong tư tưởng, tình cảm, nhận thức, tài năng, trí tuệ của HS. HS khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn có giá trị hai mặt: Vừa chứng minh hiệu quả của quá trình học tập vừa kích thích hứng thú trong học tập. Chúng ta có thể đi đến sơ đồ hoá cấu trúc của quá trình nhận thức học tập của HS như sau:

Bên trên, chúng ta đã phân tích lần lượt các cấp độ của quá trình nhận thức học tập. Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mối quan

Hoạt động nhận thức, học tập của học sinh

-Giáo viên - Tài liệu theo

chương trình - Tài liệu tham

khảo

Hoạt động trí tuệ.

Tính tích cực trong học tập Tri giác tài liệu

Thông hiểu tài liệu Ghi nhớ kiến thức Luyện tập vận dụng

kiến thức vào thực tiễn

Nguồn kiến thức

Hình 1. 1:Sơ đồ cấu trúc quá trình nhận thức học tập của học sinh

15

hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức, học tập toàn vẹn. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập của HS. Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, kiến thức cũ vốn là mục đích trong lần học trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kỹ năng mới thì phải vận dụng được thành thạo những kỹ năng cũ.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)