CHƯƠNG 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG 6, CHƯƠNG 7 LỚP 10
2.1 Phân tích mục tiêu, nội dung và câu trúc chương 6, chương 7 – Hóa học lớp
2.1.1 Mục tiêu, cấu trúc chương 6 (Oxi – Lưu huỳnh) 2.1.1.1 Mục tiêu
* Về kiến thức:
HS trình bày được:
+ Cấu tạo nguyên tử, phân tử của oxi, lưu huỳnh và số oxi hóa của các nguyên tố này trong các hợp chất.
+ Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của đơn chất và một số hợp chất quan trọng của oxi và lưu huỳnh.
+ Ứng dụng và phương pháp điều chế các đơn chất và một số hợp chất quan trọng của oxi và lưu huỳnh.
HS giải thích được:
+ Sự liên quan giữa vị trí của oxi và lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, phân tử của chúng.
+ Sự liên quan giữa giá trị độ âm điện, cấu tạo nguyên tử với các số oxi hóa của các nguyên tố từ đó dự đoán được tính chất của các đơn chất và hợp chất của oxi và lưu huỳnh.
* Về kỹ năng:
HS được rèn luyện các kỹ năng:
+ Vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học để dự đoán lí thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của oxi, lưu huỳnh và giải thích tính chất của chúng.
+ Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm nghiên cứu về oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của chúng.
36
+Tiến hành một số thí nghiệm hóa học nghiên cứu tính chất của oxi, lưu huỳnh và một số hợp chất của chúng.
+ Giải các dạng BTHH có liên quan đến các kiến thức về đơn chất và hợp chất của oxi và lưu huỳnh.
+ Vận dụng kiến thức hóa học giải thích một số hiện tượng thực tế.
* Về giáo dục tình cảm, thái độ:
+ Thông qua nội dung kiến thức của chương, giáo dục cho HS tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt môi trường không khí, đất và nước.
+ Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Hình thành và phát triển hứng thú, niềm yêu thích, say mê môn Hóa học.
+ Có cái nhìn tích cực về cuộc sống, thêm tự tin vào bản thân.
+ Đánh giá được điểm mạnh, yếu của bản thân từ đó có biện pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
+ Tăng cường tinh thần trách nhiệm, hợp tác với bạn bè.
* Về phát triển năng lực:
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực sử dụng thí nghiệm.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2.1.1.2 Cấu trúc, nội dung chương “Oxi – Lưu huỳnh”
Tuần Tiết Nội dung
25 49,50 Bài 29: Oxi - ozon 26 51 Bài 30: Lưu huỳnh
52 Bài 31: Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh 27 53,54 Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit- Lưu huỳnh trioxit 28 55,56 Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat
29 57,58 Bài 43: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
37
30 59 Bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
60 Kiểm tra 1 tiết
Bảng 2. 1: Cấu trúc chương oxi - lưu huỳnh
2.1.1.3 Một số điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học chương oxi – lưu huỳnh
Theo các tài liệu [19], [21] chúng tôi thấy có một số điểm cần chú ý về nội dung và PPDH chương oxi – lưu huỳnh như sau:
* Phương pháp dạy học:
PPDH chung được thiết kế theo mô hình:
Gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế chất với những tính chất vật lí và hóa học của chất.
* Về nội dung:
- GV cần biết những kiến thức, kỹ năng mà HS đã được trang bị ở lớp 8, 9 để kế thừa và phát triển để tránh trùng lặp.
- Triệt để vận dụng những kiến thức đã có về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa khử,... để nghiên cứu các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử oxi, lưu huỳnh yêu cầu HS dự đoán về số oxi hóa trong hợp chất với hiđro, kim loại. Giải thích vì sao oxi chỉ có mức oxi hóa +2 (trong F2O) và -2 còn lưu huỳnh có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
- Khi nghiên cứu lưu huỳnh và hợp chất cần chú ý:
Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết, định luật tuần hoàn, phản ứng hóa học
Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất O2, O3, S và những hợp chất của chúng
Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hóa
38
+ So sánh cấu tạo phân tử oxi và cấu tạo mạng tinh thể của lưu huỳnh và giải thích tại sao phân tử lưu huỳnh có cấu tạo phức tạp hơn oxi và clo ở cạnh nó?
+ Về độ hoạt động của lưu huỳnh cần lưu ý về tính oxi hóa và khử của lưu huỳnh khi tương tác với các phi kim hoạt động mạnh hơn và một số chất oxi hóa mạnh.
2.1.2 Mục tiêu, cấu trúc chương 7 (Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học) 2.1.2.1 Mục tiêu
* Về kiến thức:
HS trình bày được:
+ Định nghĩa tốc độ phản ứng, phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và nêu được ví dụ cụ thể.
+ Khái niệm cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng hóa học và nêu được ví dụ.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác,…đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học và rút ra kết luận chung: Nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ- liê.
HS giải thích được:
+ Khi thay đổi các yếu tố như: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào cho từng trường hợp cụ thể.
+ Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác,…đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học như thế nào cho các trường hợp cụ thể.
* Về kỹ năng:
HS được rèn luyện các kỹ năng:
+ Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, phản ứng thuận nghịch, cân bằng hóa học và rút ra nhận xét.
+Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn thành công các thí nghiệm nghiên cứu về tốc độ phản ứng .
39
+ Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
+ Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hóa học khi thay đổi một số yếu tố của hệ phản ứng.
+ Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học để đề xuất cách tang hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể.
* Về giáo dục tình cảm, thái độ:
+ Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Hình thành và phát triển hứng thú, niềm yêu thích, say mê môn Hóa học.
+ Có cái nhìn tích cực về cuộc sống, thêm tự tin vào bản thân.
+ Đánh giá được điểm mạnh, yếu của bản thân từ đó có biện pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
+ Tăng cường tinh thần trách nhiệm, hợp tác với bạn bè.
* Về phát triển năng lực:
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực sử dụng thí nghiệm.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
2.1.2.2 Cấu trúc, nội dung chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học”
Tuần Tiết Nội dung
31 61,62 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học
32 63 Bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học 64 Bài 38: Cân bằng hóa học (tiết 1)
33 65 Bài 38: Cân bằng hóa học (tiết 2)
66 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (tiết 1) 34 67 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (tiết 2)
Bảng 2. 2: Cấu trúc chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
40