Sử dụng bài tập thực tiễn khi hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG 6, CHƯƠNG 7 LỚP 10

2.3 Một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh

2.3.1 Sử dụng bài tập thực tiễn khi hình thành kiến thức mới

Trong dạy bài mới với khoảng thời gian ít ỏi 45 phút bình thường GV sử dụng để truyền thụ kiến thức của bài mới thậm chí là không đủ. Như vậy việc sử dụng bài tập trong khi dạy bài mới là điều hết sức khó khăn vì không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu GV biết vận dụng các phương pháp dạy học mới chắc chắn sẽ tận dụng được nhiều thời gian cho việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học bài mới. Khi

70

dạy học bài mới có những kiến thức mà HS có thể tự đọc SGK được thì GV sẽ đưa bài tập vào để HS áp dụng và vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết. Làm như vậy bài học sẽ trở nên sinh động hơn và cuốn hút hơn. Trong luận văn này chúng tôi đưa ra một cách giảng dạy bài mới có sử dụng bài tập như sau:

GV lập kế hoạch dạy học chi tiết cho tiết dạy như sau:

Thứ nhất: Xác định rõ nhiệm vụ của GV và HS trong tiết dạy đó.

Đối với GV cần chuẩn bị kĩ các công việc như hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị nội dung bài mới, dự định lượng bài tập sẽ đưa vào, mức độ khó, cách sử dụng, chuẩn bị phiếu học tập có nội dung bài tập phù hợp với từng đối tượng HS, chia HS thành nhóm. Trong khi giảng bài mới có những nội dung HS có thể tự đọc sách được thì GV có thể ra bài tập để HS vận dụng kiến thức phần đó vào giải quyết.

Thứ hai: Thực hiện các kế hoạch đã đề ra thật chu đáo

Đối với HS cần chuẩn bị tốt các nội dung mà GV yêu cầu gồm có: Nắm kiến thức cũ, hoàn thành tốt bài tập được giao và chuẩn bị kĩ bài mới.

Bài tập thực tiễn được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập sử dụng các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của bài tập.

Một thí nghiệm có thể được sử dụng như một bài tập thực tiễn để HS nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới, đặc biệt là kiến thức, khái niệm mới về môi trường, sản xuất hóa học,…

Ví dụ 7: GV có thể hình thành cho HS khái niệm về tầng ozon qua bài tập sau:

Tại sao ozon nằm lơ lửng ở tầng cao của khí quyển mà không “rơi xuống”

trong khi ozon có khối lượng lớn hơn không khí?

A. Vì ozon được sinh ra ở tầng cao của khí quyển.

B. Vì khối lượng riêng của ozon không lớn hơn không khí.

C. Vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng tạo ra ozon (bình lưu) và tầng không tạo ra ozon (đối lưu).

D. Cả A, B, C đều đúng.

Ví dụ 8: Bài “ Hiđro sunfua” phần tính chất vật lí , GV đưa ra bài tập:

71

Thành phần chính của khí biogas gồm có metan (60-70%), hiđrosunfua, cacbonic.

Vì sao khí đi ra từ hầm sinh khí lại phải cho đi qua nước?

A. Để loại bỏ khí hiđro sunfua (một khí độc và có mùi trứng thối ).

B. Để loại bỏ khí cacbonic (khí chính góp phần gây hiệu ứng nhà kính).

C. Để làm ẩm khí bioga.

D. Để làm nguội khí bioga.

Chọn đáp án đúng nhất.

Qua việc giải bài tập này HS sẽ hiểu được hiđro sunfua là chất khí có mùi trứng thối, độc nên cần phải loại bỏ khỏi hầm biogas. Lợi dụng khả năng tan trong nước của hiđro sunfua mà ta có thể loại bỏ nó bằng cách cho khí sinh ra từ hầm bioga lội qua nước như hình trên.

Ví dụ 9: Trong phần tính chất hoá học, GV:

- Cho HS quan sát hai lọ thuỷ tinh trong suốt, không màu: lọ 1 đựng dung dịch axit sunfuhiđric mới điều chế, lọ 2 đựng dung dịch axit sunfuhiđric được điều chế vài ngày trước. GV đặt câu hỏi:

Khí - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ---

Khí - - - - ---- Nước- - - - - - -

Bình khí

Hầm sinh khí

Buồng lấy bã (phân bón)

Mô hình hầm bioga mới của Trung Quốc Khí

đi

ra Bã vào

72

Khi hòa tan một lượng nhỏ H2S trong nước được dd trong suốt không màu. Để lọ thủy tinh trong suốt chứa dd đó một thời gian thì thấy xuất hiện vẩn đục. PTHH nào sau đây có thể giải thích hiện tượng trên?

A. H2S H2 + S

B. H2S + O2 H2O+ S

C. H2S + SiO2 H2SiO3 + SD. H2S + O2 H2O+ SO2

- GV đặt tiếp câu hỏi:

Khí hiđro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó nhưng trên mặt đất khí này không tích tụ lại. Nguyên nhân là?

A. H2S kém bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

B. H2S tác dụng với oxi không khí.

C. H2S có khả năng khuyếch tán kém.

D. H2S tan trong hơi nước.

- GV cho HS làm thí nghiệm hoặc quan sát GV làm thí nghiệm của hiđro sunfua với nước brom, với dung dịch kali pemanganat trong axit sunfuric sau đó yêu cầu HS giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm đó.

Ví dụ 10: Nếu không có điều kiện làm thí nghiệm thì có thể cho HS làm bài tập:

Dẫn khí H2S đi qua dd KMnO4 và H2SO4 có hiện tượng gì xảy ra?

A. Dd mất màu.

B. Dd nhạt dần, xuất hiện bọt khí.

C. Dd chuyển sang không màu , có vẩn đục màu vàng.

D. Dd mất màu, có khí mùi sốc thoát ra.

HS tự giải hoặc giải các bài tập với sự hướng dẫn, gợi ý của GV sẽ hiểu được tính chất hoá học của hiđro sunfua là tính khử. Tuỳ theo tác nhân oxi hoá và điều kiện phản ứng mà sẽ sinh ra các sản phẩm khác nhau( S, SO2, SO42-).

73

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)