Bài tập hóa học

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2 Cơ sở lí luận về bài tập hóa học

1.2.1 Bài tập hóa học

1.2.1.1 Định nghĩa về bài tập hóa học

Theo từ điển Tiếng Việt: Bài tập là “Bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”, bài tập hóa học là các vấn đề về lý thuyết, thực tiễn về ngành khoa học hóa học được mô hình hóa trong các dữ kiện của các dạng BTHH mà khi học sinh tìm lời giải đáp họ sẽ tiếp thu được kiến thức hóa học.

23

BTHH là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho người học, buộc người học phải vận dụng các kiến thức hóa học đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực và sáng tạo.

1.2.1.2 Vai trò của bài tập hóa học

a. a.Tác dụng trí dục

- BTHH có tác dụng làm cho HS hiểu sâu hơn các khái niệm, định luật đã học, giúp rèn luyện ngôn ngữ HH cho HS.

- BTHH mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức cho HS.

- BTHH là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa một cách thường xuyên.

- BTHH thúc đẩy sự rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về hóa học.

- BTHH giúp phát triển tư duy.

b.Tác dụng giáo dục tư tưởng

- BTHH có tác dụng giáo dục tư tưởng cho HS vì giải bài tập là rèn luyện cho HS tính kiên trì, linh hoạt, sáng tạo xử trí các vấn đề xảy ra. Mặt khác còn rèn luyện cho HS tính chính xác khoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn.

- BTHH có nội dung thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ triệt để quy định khoa học, chống tác phong luộm thuộm dựa vào kinh nghiệm lặt vặt chưa khái quát, vi phạm những nguyên tắc khoa học.

Như vậy cần chú ý giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS khi sử dụng BTHH.

c. Tác dụng giáo dục kỹ thuật tổng hợp

- Bộ môn Hóa học có nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS, BTHH tạo điều kiện tốt cho GV làm nhiệm vụ này.

- Những vấn đề của kỹ thuật, của nền sản xuất yêu cầu được biến thành nội dung của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kỹ thuật. [9, tr191]

1.2.1.3 Phân loại bài tập hóa học

Hiện nay có nhiều cách phân loại BTHH dựa trên những cơ sở khác nhau, có thể phân loại bài tập hóa học dựa trên cơ sở sau đây: [9, tr.201] [23, tr.6]

24

- Dựa vào hình thái hoạt động của HS khi giải bài tập ta có: bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm;

- Dựa vào tính chất bài tập ta có: bài tập định tính, bài tập định lượng;

- Dựa vào nội dung ta có : bài tập nồng độ, điện phân, áp suất…, bài tập có nội dung thuần túy hóa học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn;

- Dựa vào hình thức, cách thức làm bài tập của HS ta có: bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan.

1.2.1.4 Xu hướng phát triển bài tập hóa học

Thực tế cho thấy có nhiều bài tập hóa học còn quá nặng nề về thuật toán, nghèo nàn về kiến thức hóa học và không có liên hệ với thực tế hoặc mô tả không đúng với các quy trình hóa học. Khi giải các bài tập này thường mất thời gian tính toán toán học, kiến thức hóa học lĩnh hội được không nhiều và hạn chế khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học hóa học của học sinh. Các dạng bài tập này dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp, rối rắm với học sinh làm cho các em thiếu tự tin vào khả năng của bản thân dẫn đến chán học, học kém.

Định hướng xây dựng chương trình sách giáo khoa THPT của Bộ GD&ĐT (năm 2002) có chú trọng đến tính thực tiễn và đặc thù của môn học trong lựa chọn kiến thức nội dung sách giáo khoa. Quan điểm thực tiễn và đặc thù của hóa học cần được hiểu ở các góc độ sau đây:

- Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội cộng đồng.

- Nội dung kiến thức phải gắn với thực hành, thí nghiệm hóa học và tăng cường thí nghiệm hóa học trong nội dung học tập.

- BTHH phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực trên cơ sở của định hướng xây dựng chương trình hóa học phổ thông thì xu hướng phát triển chung của bài tập hóa học trong giai đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa học và hành động cho học sinh. Kiến thức mới hoặc kiểm nghiệm các dự đoán khoa học.

25

+ Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng của hóa học trong thực tiễn. Thông qua các dạng bài tập này làm cho học sinh thấy được việc học hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức hóa học rất gần gũi thiết thực với cuộc sống. Ta cần khai thác các nội dung về vai trò của hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và các hiện tượng tự nhiên, để xây dựng các bài tập hóa học làm cho bài tập hóa học thêm đa dạng kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập bộ môn.

+ Bài tập hóa học định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi các thuật toán mà chú trọng đến nội dung hóa học và các phép tính được sử dụng nhiều trong tính toán hóa học.

+ Cần sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan, chuyển hóa một số dạng bài tập tự luận, tính toán định lượng sang dạng trắc nghiệm khách quan, có giải thích kết quả.

Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khả năng VDKT, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Trong dạy học và kiểm tra đánh giá giáo viên cần kết hợp các loại bài tập để đảm bảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)