Đánh giá kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.3 Tình hình sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học ở một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

1.3.2 Đánh giá kết quả điều tra

1.3.2.1 Về đánh giá kết quả điều tra giáo viên

Stt Câu hỏi

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1

Thầy/cô có thường đặt các câu hỏi liên hệ thực tiễn trong quá trình giảng bài mới không?

5 8,3%

16 26,7%

39

65% 0

2

Thầy/cô có thường đưa ra các bài tập sản xuất, các tình huống có vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giờ dạy trên lớp không?

3 5%

15 25%

42

70% 0

3

Thầy/cô có thường giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm mối liên hệ giữa kiến thức của bài mới và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của các em không?

1 1,7%

13 21,7%

46

76,6% 0

4

Khi lên lớp thầy/cô có thường dành thời gian cho các em đặt ra các vấn đề, các câu hỏi khúc mắc về những gì các em quan sát được trong đời sống không?

9 15%

17 28,3%

44

56,7% 0

5

Thầy/cô có dành thời gian giải đáp những thắc mắc của các em không?

2 3%

38 63,3%

19 32%

1 1,7%

31 6

Các thầy/cô có thường xuyên yêu cầu HS khai thác phần ứng dụng trong SGK dựa trên các kiến thức đã học không?

5 8,3

17 28,3%

38

63,4% 0

7

Trong giờ luyện tập, ôn tập, thầy/cô có thường đưa cho các em bài tập hoặc câu hỏi liên hệ với thực tiễn vào trong các bài kiểm tra, đánh giá không?

1 1,7%

10 16,7%

49

81,6% 0

8

Các thầy/cô có thường xuyên cập nhật những kiến thức thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học không?

3 5%

17 28,3%

39 65%

1 1,7%

9

Các thầy/cô xem xét chúng ta có nên đưa những kiến thức hóa học thực tiễn vào trong các bài kiểm tra – đánh giá không?

2 3,3%

19 31,7%

36 60%

3 5%

10

Trong các bài kiểm tra, thầy/cô có thường đưa ra các câu hỏi/bài tập/tình huống có liên quan đến thực tiễn không?

1 1,7%

16 26,7%

31 51,6%

12 20%

Bảng 1. 3: Kết quả điều tra giáo viên THPT

Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình dạy học các thầy cô thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm vững trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS (biểu hiện quan trọng của năng lực khoa học).

Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, thầy/cô chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để HS liên tưởng và áp dụng (25%). Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu HS về nhà làm các bài tập

32

trong SGK và sách bài tập mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp (21,7%) để HS có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn.

Và cũng theo đó các thầy/cô chưa dành nhiều thời gian để cho các em đưa ra những khúc mắc để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (28,3%).

1.3.2.1 Về đánh giá kết quả điều tra học sinh

Câu hỏi Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ 1. Các em thường có thói quen liên

hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày của các em không?

22 4,1%

184 34,1%

288 53,3%

46 8,5%

2. Các em có thường tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế không?

26 4,8%

117 21,6%

296 54,8%

101 18,8%

3. Trong giờ thực hành các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm để liên hệ với kiến thức đã được học cũng như tìm ra được sự mâu thuẫn (nếu có) giữa hiện tượng quan sát được với các kiến thức lý thuyết đã học được không?

75 13,8%

148 27,4%

302 56%

15 2,8%

Rất thích

Thích Bình thường

Không thích 4. Các em có thích vận dụng những

kiến thức đã học vào thực tiễn không?

246 45,5%

268 49,5%

26 5%

0

33 5. Trong các bài kiểm tra – đánh giá, các em có thích thầy/cô thêm vào những câu hỏi hóa học có liên quan đến vấn đề thực tiễn không?

120 22,2%

345 63,8%

27 5,2%

48 8,8%

Bảng 1. 4: Kết quả điều tra học sinh THPT

Trong các giờ học nói chung, những mâu thuẫn mà các em tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế (21,6%). Chính vì vậy mà HS dù rất thích vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn (ở 2 mức độ thích và rất thích là 95%) nhưng vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em (34,1%).

Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để phát triển năng lực VDKT cho HS đặc biệt là đối với bộ môn đặc thù như Hóa học. Đó là vấn đề đặt ra mà đội ngũ GV dạy bộ môn hóa học cần phải trăn trở để có hướng bổ sung, cần khắc phục về phương pháp và nội dung trong quá trình dạy học, trong sự nghiệp trồng người của mình.

Mặt khác số lượng BTHH thực tiễn và môi trường trong SGK quá ít. Trong toàn bộ chương trình phổ thông bài tập thực tiễn và môi trường chỉ chiếm lượng nhỏ so với tổng số bài tập, trong đó chủ yếu là dạng TNKQ.

Qua thực trạng trên ta thấy việc phát triển năng lực VDKTHH thông qua việc sử dụng BTHH thực tiễn hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với xu hướng phát triển của BTHH và cũng chưa phù hợp đặc điểm của môn hóa học đó là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sơ lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1 – Khái niệm năng lực và sự phát triển năng lực cho học sinh là nhiệm vụ chiến lược trong dạy học hóa học.

34 2 – Cơ sở lí luận về bài tập hóa học.

3 – Tình hình sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực VDKT hóa học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Tất cả những vấn đề nêu trên là nền tảng cần thiết giúp chúng tôi đưa ra hệ thống BTHH có nội dung thực tiễn và những biện pháp để phát triển NLVDKTHH cho HS trong quá trình DHHH ở trường THPT.

35

Một phần của tài liệu Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn thông qua dạy học hoá học chương 6, chương 7 lớp 10 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)