CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Phát triển năng lực cho học sinh là nhiệm vụ chiến lược trong dạy học hóa học
1.1.5 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
1.1.5.1.1 Khái niệm vận dụng kiến thức và dạy học vận dụng kiến thức
Khái niệm vận dụng kiến thức: Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của HS: khi người học VDKT vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người cần phát huy hết năng lực của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát hóa... để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư duy của HS ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, mỗi người học có khả năng vận dụng kiến thức khác nhau do năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau.
Khái niệm dạy học vận dụng kiến thức: giáo viên thông qua các phương pháp dạy học tích cực như giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học tình huống, sử dụng BTHHH... giúp học sinh VDKT vào thực tiễn cuộc sống, tự giải quyết các vấn đề, khó khăn gặp phải.
1.1.5.1.2 Vai trò của việc vận dụng kiến thức trong dạy học
Vận dụng kiến thức là khâu quan trọng nhất của quá trình nhận thức là học tập.
Đòi hỏi sự huy động tổng hợp nhiều năng lực của người học:
+ Năng lực chủ động sáng tạo + Năng lực phát hiện các vấn đề
+ Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau
+ Năng lực phân tích, tổng hợp
16 + Năng lực hệ thống hóa kiến thức
+ Năng lực định hướng kiến thức
+ Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học là một phẩm chất, một tiêu chí của mục tiêu đào tạo con người năng động, sáng tạo trong nhà trường. Hiện nay, vẫn còn hiện tượng HS trình bày bài học đầy đủ, đọc tài liệu, có khả năng giải bài tập tính toán rất nhanh nhưng lúng túng trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy việc phát triển năng lực VDKTHH vào thực tiễn là rất quan trọng và phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, của quốc gia [25].
1.1.5.1.3 Quy trình vận dụng kiến thức của học sinh
Quy trình vận dụng kiến thức của học sinh diễn ra theo các cấp độ sau:
- Tri giác tài liệu: là giai đoạn khởi đầu nhưng có ý nghĩa định hướng cho cả quá trình nhận thức về sau.
- Thông hiểu tài liệu: là giai đoạn chiếm lĩnh kiến thức ở mức độ đơn giản nhất.
- Ghi nhớ kiến thức: là giai đoạn hiểu kiến thức một cách thấu đáo và đầy đủ hơn.
- Luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn [25].
Mỗi cấp độ có tác dụng riêng, thế mạnh riêng nhưng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức, học tập toàn vẹn. Trong đó cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quá quá trình nhận thức, học tập của HS.
1.1.5.2 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
1.1.5.2.1 Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Trong các năng lực chuyên biệt về môn Hóa học thì NL VDKT hóa học vào thực tiễn là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Từ khái niệm về năng lực, chúng tôi cho rằng: “Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến hóa học.”
Như vậy, NL VDKT được mô tả thông qua 5 năng lực thành phần và có các mức độ thể hiện cụ thể của mỗi năng lực. Từ cấu trúc này của năng lực mà giáo viên
17
(GV) có thể nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển năng lực cho HS và xây dựng các tiêu chí, bộ công cụ để GV đánh giá năng lực của HS và HS tự đánh giá mức độ phát triển năng lực của mình. Có nhiều biện pháp có thể áp dụng để phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng BTHH trong dạy học hóa học THPT để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS.
Cấu trúc và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Theo [8], năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS THPT được mô tả gồm các năng lực thành phần và biểu hiện như sau:
Năng lực Biểu hiện
Năng lực hệ thống hóa kiến thức
Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
Năng lực phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn
Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau
Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường
Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức của các môn khoa học khác.
18 Năng lực chủ động sáng
tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn
Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó.
Bảng 1. 1: Năng lực thành phần của NL VDKT và biểu hiện
1.1.5.2.2 Nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh
a. Nguyên tắc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo rèn luyện kĩ năng vận dụng những hiểu biết vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống liên quan tới bộ môn Hóa học kết hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng khác như: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo...
Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông môn Hóa học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức, kĩ năng hóa học.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lí, cơ sở lí luận giáo dục, cơ sở lí luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực.
Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ môn Hóa học. [25]
b. Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Biện pháp 1: Lựa chọn, xây dựng các vấn đề thực tiễn, các tình huống có vấn đề và các bài tập sản xuất gắn liền với cuộc sống, môi trường xung quanh thông qua bài hình thành kiến thức mới chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11.
Biện pháp 2: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học.
19
Biện pháp 3: Hướng dẫn HS tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình... bằng các dụng cụ đơn giản, dễ tìm.
Biện pháp 4: Lựa chọn, xây dựng các vấn đề thực tiễn thông qua các bài tập tính toán.