CHƯƠNG 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG 6, CHƯƠNG 7 LỚP 10
2.2 Tuyển chọn và xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua dạy học hóa học chương 6, chương 7 lớp 10
2.2.3 Hệ thống bài tập nhằm phát triển NLVDKT hóa học vào thực tiễn cho học
2.2.3.1. Hệ thống bài tập chương “ Oxi – Lưu huỳnh”
2.2.3.1.1 Hệ thống bài tập tự luận chương “ Oxi – Lưu huỳnh”
Câu 1. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa trong nhà ?
Câu 2. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
Câu 3. Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà- Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào làm cho bà con có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày?
Câu 4. Tại sao sau cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây,… bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn?
44
Câu 5. Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt…nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nước thường được khử trùng bằng clo nên có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên.
Do vậy các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào nước với hàm lượng 0,5 – 5 g/m3. Lượng ozon dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn ( như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip,…)
a) Vì sao ozon có tính sát trùng ?
b) Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước?
c) Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng nước đủ sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước.
Câu 6. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ không được dùng chổi quét mà lại phải rắc bột lưu huỳnh lên ?
Câu 7. Tại sao hiđro sunfua lại độc đối với người ?
Câu 8. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có câu thơ trong bài thơ “ Thu điếu” như sau: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Hay nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài “ Hạt gạo làng ta” có câu thơ: “những trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ”
Trên thực tế các em còn bắt gặp các hiện tượng khác như: Vào mùa hè thường thấy cá ngớp ở trên mặt nước nhiều hơn mùa đông. Vào mùa đông người ta có thể câu cá trên băng? Em hãy cho biết vì sao lại có các hiện tượng trên?
45
Câu 9. Hiđro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa, xác động vật bị phân hủy nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại?
Câu 10. Các nguyên tắc vận tải của axit sunfuric đậm đặc trong các toa thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tai sao sau khi tháo axit rồi mà khóa chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng còn nếu cứ để mở thùng thì không dùng được tiếp nữa?
Câu 11. Trước đây người ta bơm khí hiđro vào khinh khí cầu. Tại sao ngày nay người ta lại thêm heli vào để thay thế một phần hiđro?
Câu 12. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu ngày thường bị xám đen?
Câu 13. Đun nóng hỗn hợp chứa bột nhôm và lưu huỳnh (không có không khí) được chất rắn A. Hòa tan A trong dd HCl dư thu được dung dịch B, hỗn hợp khí C và còn lại chất rắn D. Cho khí C đi chậm qua dd hỗn hợp Fe(NO3)2 và Pb(NO3)2 thu được kết tủa E. Xác định thành phần hóa học của A, B, C, D, E và viết các PTHH minh họa.
Câu 14. Với các hoá chất có trong phòng thí nghiệm gồm: lưu huỳnh, dd NaOH. Hãy nghĩ cách thu một bình khí nitơ từ không khí mà không cần hóa lỏng không khí. Nếu không có lưu huỳnh có thể dùng chất nào thay thế?
Câu 15. Có hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm như: Bình tam giác, phễu lọc, bêse và một số hóa chất khác. Làm thế nào để tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp?
Câu 16. Từ Fe, S , dd HCl, hãy trình bày hai phương pháp điều chế khí hiđrosunfua .
Câu 17. Tại sao khi cho thanh Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc thì lúc đầu trên bề mặt thanh đồng bị đen lại. Đó có phải là do sự tạo thành CuS, Cu2S hay không?
Câu 18. Tại sao ta có thể đánh cảm bằng dây bạc, và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta ngâm dây bạc trong nước tiểu. Giải thích tại sao?
46
Câu 19. Nếu dùng sắt sunfua có lẫn sắt kim loại để điều chế khí hiđrosunfua thì có lẫn tạp chất nào trong khí hiđrosunfua? Có thể nhận ra tạp chất đó như thế nào? Hãy vẽ hình cụ thể của thí nghiệm đó.
Câu 20. Tại sao khi điều chế hiđro sunfua từ sunfua kim loại người ta thường dùng axit clohiđric mà không dùng axit sunfuric đậm đặc? Giải thích và viết PTHH.
Câu 21. Dẫn khí hiđro sunfua đi qua dung dịch kali pemanganat và axit sunfuric nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang không màu và vẩn đục vàng. Hãy giải thích hiện tượng và viết các PTHH.
Câu 22. Có hiện tượng gì xảy ra khi :
a. Cho dung dịch natri sunfua vào dung dịch chì nitrat và bari nitrat .
b. Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch iot; vào dung dịch đồng clorua; vào dung dịch bari clorua. Viết PTHH của phản ứng minh họa nếu có.
Câu 23. Viết các PTHH biểu diễn các thí nghiệm sau:
a.Cho khí hiđro sunfua đi qua huyền phù iot, thu được dung dịch chứa kết tủa màu vàng nhạt của lưu huỳnh.
b.Cho khí hiđro iotua đi qua axit sunfuric đặc thu được hơi màu tím và khí có màu trứng thối.
Câu 24. Khi hoà tan một lượng nhỏ hiđro sunfua trong nước được dung dịch trong suốt không màu. Để lọ thuỷ tinh trong suốt đựng dung dịch đó trong không khí vài ngày thì thấy hơi có vẩn đục. Hãy giải thích và viết PTHH xảy ra.
Câu 25. Giải thích các hiện tượng sau đây bằng PTHH:
a. Khi sục clo vào dung dịch xôđa (natri cacbonat) thì thấy có khí cacbonic bay ra. Nếu thay clo bằng lưu huỳnh đioxit hay lưu huỳnh trioxit hoặc hiđro sunfua thì có hiện tượng trên xảy ra hay không ?
47
b. Khi cho lưu huỳnh đioxit vào nước vôi trong thì thấy nước vôi trong bị đục, nếu nhỏ tiếp axit clohiđric vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay axit clohiđric bằng axit sunfuric thì nước vôi có trong lại hay không ?
c. Cho khí lưu huỳnh đioxit đi qua nước brom đến khi vừa làm mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm dung dịch bari clorua vào thấy tạo thành kết tủa trắng.
Câu 26. Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn mưa axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit và quá trình phá huỷ các công trình bằng đá, thép của mưa axit và viết các PTHH để minh họa.
Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối.
Câu 27. Có 100ml dung dịch, axit sunfuric 98%, d = 1,84 gam/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích axit trên thành dung dịch axit sunfuric 20%.
a. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b. Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?
Câu 28. Vì sao khi nhỏ axit sunfuric đậm đặc vào đường ăn (saccarozơ ) thì sau một thời gian đường ăn bị hoá đen? Giải thích bằng PTHH.
Câu 29. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi cho axit sunfuric đậm đặc vào:
a. natri bromua b. kali iotua
Nếu thay axit sunfuric đậm đặc bằng axit clohiđric hoặc bằng nước clo, hiện tượng trên có xảy ra hay không? Viết PTHH minh họa.
Hiện tượng thí nghiệm nhỏ axit sunfuric đặc vàođường
48
Câu 30. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những chất khí ẩm, hãy cho một ví dụ.
Có những chất khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, cho ví dụ. Vì sao?
Câu 31. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hoá than. Dẫn ra những ví dụ về sự hoá than của glucozơ, saccarozơ. Sự làm khô và sự hoá than khác nhau như thế nào?
Câu 32. Khi phân tích một loại nước biển người ta thấy rằng, trong mỗi một khối nước biển có chứa 2,03 kg natri sunfat. Phải thêm bao nhiêu kg bari clorua vào mỗi một khối nước biển để loại bỏ hết natri sunfat?
Câu 33. Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết.
a. Hãy viết PTHH đốt cháy lưu huỳnh.
b.Viết công thức electron, CTCT và các tên gọi của chất đã làm chuột chết?
Câu 34. Từ 1 tấn quặng pirit chứa 75,3% FeS2 ; 13,1% CuFeS2 và 11,6% tạp chất có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch axit sunfuric 78,04% (d = 1,7 g/ml) biết lượng lưu huỳnh đioxit bị mất khi nung là 1,5% và lượng axit bị mất mát là 0,2%.
Câu 35. Hiện nay, nguồn năng lượng được cả thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm đến đó là biogas nhiên liệu vì nó có ưu điểm thân thiện với môi trường. Nhưng khí thoát ra từ hầm biogas (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua (H2S).
1.Viết CTCT, CT electron của hiđro sunfua.
2. Tại sao trong hầm biogas lại có lẫn khí hiđro sunfua ?
3. Làm thế nào để loại bỏ mùi khó chịu khi đun nấu bằng khí hầm biogas.
49
2.2.3.1.2 Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan chương “ Oxi – Lưu huỳnh”
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về oxi ? A. Oxi chiếm phần thể tích lớn nhất trong khí quyển.
B. Oxi chiếm phần khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái đất.
C. Oxi trong tự nhiên là sản phẩm của quá trình quang hóa.
D. Oxi là chất khí nhẹ hơn không khí.
Câu 2: Oxi không khí được sinh ra nhờ quá trình:
A. 6CO2 + 6H2O a/s C6H12O6 + 6O2
B. 2KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 12CO2 + 11H2Oa/s C12H22O11 + 12O2
D. 2H2O2
2 o
MnO ,t
2H2O + O2
Câu 3: Hiện tượng gì xảy ra khi cho bột MnO2 vào ống nghiệm đựng nước oxi già – PTHH tương ứng ?
A. Tạo ra kết tủa và khí bay lên : H2O2 + MnO2 → Mn(OH)2↓ + O2↑ B. Bọt khí trào lên và có chất rắn màu đen (MnO2): 2H2O2 → 2H2O + O2↑ C. Bọt khí trào lên và tạo ra dung dịch không màu:
2H2O2 + MnO2 → H2MnO4 + H2↑ + O2 ↑
D. Bọt khí trào lên và có chất rắn màu đen (MnO2) : H2O2→ H2↑ + O2↑ Câu 4: Vì sao trong công nghiệp điều chế oxi từ không khí cần loại bỏ hơi nước và khí cacbonic trước khi hóa lỏng không khí?
A. Để tiết kiệm nhiệt lượng cần cung cấp khi hóa lỏng không khí.
B. Để giảm áp suất, hạn chế cháy nổ khi hóa lỏng không khí.
C. Để thu được oxi tinh khiết hơn.
D. Để bảo vệ thiết bị vì ở nhiệt độ hóa lỏng của oxi thì CO2 và H2O hóa rắn.
Câu 5: Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất
A. để làm nhiên liệu tên lửa B. để luyện thép C. trong công nghiệp hoá chất D. để hàn, cắt kim loại
Câu 6: Người ta sử dụng đèn xì axetilen để hàn cắt kim loại. Phải trộn hỗn hợp oxi và axetilen với tỉ lệ như thế nào để thu được hỗn hợp cháy tốt nhất?
50
A. 1: 2 B. 3: 1 C. 2: 5 D. 5: 2 Câu 7: Hiện tượng quan sát được khi sục khí ozon vào dung dịch kali iotua là:
A. màu dung dịch đậm dần lên.
B. nếu nhúng giấy tẩm hồ tinh bột vào thì giấy chuyển sang màu xanh.
C. có khí không màu, không mùi thoát ra.
D. Cả A, B và C.
Câu 8: Hàm lượng ozon tối đa trong không khí (tính theo thể tích) không gây độc hại đối với con người là:
A. 10-4 % B. 10-6 % C. 10-8 % D. 10-10 % Câu 9: Ứng dụng của ozon là:
A. làm chất tẩy trắng các loại dầu ăn, tinh bột.
B. dùng làm chất khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả.
C. dùng để chữa sâu răng.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở tầng bình lưu dưới tác dụng của tia cực tím, oxi chuyển thành ozon.
B. Khí ozon không được hình thành dưới mặt đất.
C. Khí ozon với hàm lượng nhỏ có tác dụng khử trùng không khí.
D. Hàm lượng ozon cao trong không khí sẽ gây kích thích hô hấp.
Câu 11: Thành phần nào dưới đây có trong không khí có thể gây cả ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính?
A. CO B. SO2 C. O3 D. NH3
Câu 12: Tầng ozon được coi là lá chắn bảo vệ Trái Đất.Vai trò bảo vệ Trái Đất của ozon là
A. làm cản lực hút của các hành tinh đối với Trái Đất.
B. tạo ra lượng lớn oxi giúp duy trì sự sống trên Trái Đất.
C. ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống Trái Đất.
D. ngăn các loại bụi vũ trụ rơi xuống Trái Đất.
Câu 13: Thủng tầng ozon gây ra những tác hại đó là
51
A. làm tăng các bệnh về da, mắt. B. gia tăng tia cực tím C. ảnh hưởng đến động vật và năng suất cây trồng D. Cả A, B, C
Câu 14: Tại sao sau những cơn mưa rào không khí lại trở lên trong lành hơn?
A. Vì nước mưa cuốn trôi các bụi bẩn trong không khí.
B. Vì nước mưa hòa tan các khí ô nhiễm như CO2, SO2.
C. Vì sau cơn mưa không khí có nhiều hơi ẩm, áp suất và nhiệt độ giảm.
D. Vì những cơn mưa rào kèm theo sấm chớp đã sinh ra một lượng nhỏ ozon có khả năng khử trùng không khí.
Câu 15: Tại sao ozon nằm lơ lửng ở tầng cao của khí quyển mà không “rơi xuống”
trong khi ozon có khối lượng lớn hơn không khí?
A. Vì ozon được sinh ra ở tầng cao của khí quyển.
B. Vì khối lượng riêng của ozon không lớn hơn không khí.
C. Vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng tạo ra ozon (bình lưu) và tầng không tạo ra ozon (đối lưu).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Tại sao người ta thường đặt các viện dưỡng lão gần các đồi thông?
A. Vì các đồi thông thường xa các khu dân cư nên rất yên tĩnh.
B. Vì ở các đồi thông rất mát mẻ.
C. Vì nhựa thông có chất sinh ra ozon (có tác dụng khử trùng không khí) D. Nguyên nhân khác.
Câu 17: Trong các nhà máy sản xuất bia rượu, nước ngọt thì nước là nguyên liệu quan trọng. Chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Biết rằng cả Cl2 và O3 đều là các chất oxi hóa mạnh có tính tẩy trùng. Nhưng để tiệt trùng nước dùng trong sản xuất các nhà máy này chỉ sử dụng O3 mà không dùng Cl2. Nguyên nhân đó là
A. nước khử trùng bằng Cl2 có mùi khó chịu.
B. nước khử trùng bằng O3 không có mùi do chỉ cần lượng nhỏ O3 có thể khử trùng nhiều m3 nước.
52
C. nước khử trùng bằng O3 có thể diệt được cả vi khuẩn cỡ lớn như: vi khuẩn Kock.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Biết rằng để sản xuất 1lít rượu vang cần dùng hết 5lít nước. Hàm lượng ozon được bơm vào trong nước để khử trùng là 0.5-5g/m3. Nếu để khử trùng nước dùng để sản xuất 400 lít rượu vang thì cần dùng lượng ozon là m. Điều kiện của m là
A. 1g≤ m ≤10g C. 0,5g≤ m ≤1g
B. 0,5g≤ m ≤10g D. 1g≤ m ≤15g
Câu 19: Phương pháp Frash để khai thác lưu huỳnh tự do trong lòng đất dựa trên cơ sở là
A. khả năng bị hoà tan trong nước ở nhiệt độ cao của lưu huỳnh.
B. khả năng phản ứng với nước ở nhiệt độ cao của lưu huỳnh.
C. khả năng phản ứng với oxi trong không khí (được nén vào) của lưu huỳnh D. khả năng bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
Câu 20: PTHH dùng để điều chế lưu huỳnh trong công nghiệp:
A. 2H2S + O2 thiếu t0
2S + 2H2O B. 2H2S + SO2
t0
3S + 2H2O C. 4FeS + 3O2
t0
2Fe2O3 + 4S D. A và B
Câu 21: Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho những khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Nguyên nhân của hiện tượng trên là
A. axit sunfuric bay hơi gây hại B. khí thải tạo thành có HCl C. do natri sunfat tạo thành gây hại D. do ống khói chưa đủ cao
53
Câu 22: Khí thoát ra từ hầm bioga ( có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá trình lên men, phân hủy chất hữu cơ trong phân động vật. Theo em, ta nên chọn cách gì hợp lí nhất để khắc phục điều đó?
A. Sục khí bioga qua dung dịch dấm ăn
B. Sục khí biogas qua dung dịch nước vôi trong loãng C. Sục khí bioga qua dung dịch xút loãng
D. Sục khí bioga qua dung dịch amoniac loãng
Câu 23: Để xác định hàm lượng khí độc H2S trong không khí người ta làm thí nghiệm sau:
Lấy 30 lít không khí nhiễm H2S (d=1,2 g/l) cho đi qua thiết bị phân tích có bình hấp thụ đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ hết H2S dưới dạng CdS màu vàng. Sau đó axit hóa toàn bộ dung dịch chứa kết tủa trong bình hấp thụ và cho toàn bộ lượng H2S thoát ra hấp thụ vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,0107M, để iot hóa H2S thành S
Lượng I2 dư phản ứng vừa đủ với 12,85 ml dung dịch Na2S2O3 0,01344M.
Tính hàm lượng % H2S trong không khí theo ppm.
A. 0,95% B. 1,95% C. 2,95% D. 3,95%
Câu 24: Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện.
Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong 1 năm là
A. 1250 tấn. B. 1460 tấn. C. 1420 tấn. D. 1530 tấn Câu 25: Trong công nghiệp phần lớn lưu huỳnh(90%) để sản xuất
A. axit sunfuric B. lưu hóa cao su C. sản xuất chất tẩy rửa D. sản xuất chất dẻo Câu 26: Đồ vật bằng bạc bị hoá đen trong không khí là do phản ứng :
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.