Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh cao bằng trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 68 - 71)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CAO BẰNG

2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội

2.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Cao Bằng là một tỉnh miền núi thưa dân của nước ta với dân số năm 2015 là 522 365 người, mật độ dân số chỉ có 78 người/km2, bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Quy mô dân số toàn tỉnh vẫn liên tục tăng lên mặc dù gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh và hiện nay ở mức thấp so với trung bình cả nước, tỉ lệ gia tăng tự nhiên năm 2015 chỉ còn 0,9%. Đây là thành tựu của tỉnh trong việc thực hiện các chính sách y tế và kế hoạch hóa gia đình trong những năm gần đây. Tuy nhiên, gia tăng dân số tự nhiên trong tỉnh vẫn chưa bền vững và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động, đặc biệt là ở vùng các dân tộc thiểu số như H’Mông, Dao, Sán, Lô Lô,…Đồng thời gia tăng cơ học do dòng người từ miền xuôi lên phát triển kinh tế không ổn định và khó kiểm soát cũng sẽ là khó khăn của tỉnh trong công tác quản lý và quy hoạch nguồn lao động.

Dân cư thưa thớt là một bất lợi đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong điều kiện khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp/ người cao hơn nhiều tỉnh và khu vực khác, là nhân tố thúc đẩy mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.

Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn (2005 - 2015)

Năm

Tổng số dân (Người)

Dân số thành thị Dân số nông thôn Quy mô

(Người)

Cơ cấu (%)

Quy mô (Người)

Cơ cấu (%)

2005 504931 74178 14,7 430753 85,3

2008 510543 87615 17,2 422928 82,8

2010 513108 87045 17,0 426063 83,0

2012 515188 119313 23,1 395875 76,9

2015 522365 120846 23,1 401519 76,9

Nguồn: [7]

Đa phần dân cư sinh sống ở vùng nông thôn, chiếm 77% dân số. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, chỉ có 23% mặc dù trong những năm gần đây đang từng bước tăng lên phản ánh trình độ, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá còn chậm.

Cao Bằng là tỉnh có trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số với 27 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chính là Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh với dân số trên 500 người. Dân tộc Kinh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và có thể coi là cộng đồng thiểu số ở đây dù là lực lượng lao động tiến bộ, phát triển nhất với những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Đồng bào các dân tộc thiểu số có kinh nghiệm trong khai thác và thích nghi với các điều kiện tự nhiên của địa phương. Việc phát triển nông nghiệp sẽ đạt được những thành tựu to lớn nếu kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm của người dân bản địa với các tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ.

2.3.1.2. Nguồn lao động

Năm 2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 349 265 người, chiếm 66,9% tổng số dân. Trong đó lao động có việc làm thường

xuyên là 345 912 chiếm 66,2% dân số và chiếm 99% lực lượng lao động của tỉnh. Lực lượng lao động đông đảo cho thấy kết cấu dân số trẻ, là thuận lợi to lớn để tranh thủ các nguồn lực về số lượng, chất lượng, khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Lao động nông thôn chiếm 83% lực lượng lao động và 71% dân số trong khi lao động thành thị chỉ chiếm là 17% và 29%. Sự bất cân đối trong phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn cho thấy tỉnh cần có biện pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn.

Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao qua các năm. Năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh là 19,1%, cao hơn mức trung bình của khu vực TDMN phía Bắc là 17% và chỉ thấp hơn mức trung bình cả nước 19,9% một con số nhỏ. Điều này đã cho thấy nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho phát triển quê hương.

Tinh thần lao động cần cù, ham học hỏi, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, mong muốn được cống hiến cho quê hương, làm giàu cho bản thân và gia đình cùng với kinh nghiệm trong sản xuất và thích ứng với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của người lao động địa phương sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bên cạnh những thuận lợi mà lực lượng lao động trẻ và dồi dào mang lại thì địa phương cũng chịu sức ép không nhỏ về việc tạo ra việc làm mới cho lực lượng lao động gia tăng hàng năm. Đồng thời, lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm đến 80% dân số, ý thức kỉ luật chưa cao, tư duy về kinh tế thị trường chưa rõ rệt là khó khăn không nhỏ hạn chế sự phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh cao bằng trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)