Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2025

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh cao bằng trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 124 - 130)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2025

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp

4.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2025

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên cơ sở kết hợp mô hình trang trại qui mô vừa và nhỏ với kinh tế hộ gia đình; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường và lấy thị trường TQ làm trọng tâm.

Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các loại cây, con đặc sản, nâng cao giá trị kinh tế. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm khai thác các lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh của các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và khí hậu đặc thù để sản xuất giống cây trồng cung cấp cho các vùng sản xuất của các tỉnh đồng bằng. Đưa ra thị trường sản

phẩm hàng hoá có tính khác biệt, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định vững chắc và gắn kết chặt chẽ với cơ sở chế biến. Tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng và thuận tiện trong bảo quản hàng hoá, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao cho các bên.

Bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch hướng tới sự phát triển an toàn, bền vững.

4.1.3.2. Phương hướng cụ thể a. Nông nghiệp

* Ngành trồng trọt

Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt khoảng 4- 5%/năm. Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô thích hợp gần cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích chuyên trồng lúa nước 2 vụ phải được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực tại chỗ, ngành trồng trọt cần chuyển mạnh sang các cây trồng đặc sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một số cây trồng chủ lực gồm:

- Cây lương thực: Nâng cao giá trị sản lượng lúa nước và ngô lai trên cơ sở thâm canh giống mới có năng suất cao (phấn đấu năng suất bình quân một vụ: lúa trên 50 tạ/ha, ngô lai trên 40 tạ/ha) với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Cây lúa: là loại cây truyền thống nhưng có giá trị kinh tế thấp, đến 2020 chỉ nên duy trì ở qui mô sản xuất hiện tại, khoảng 30.000 ha; ở một số vùng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp có thể chuyển sang trồng cây thuốc lá và những cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Các vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh gồm Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc. Ở các huyện có khí hậu mát như: Thông Nông, Trà Lĩnh, Nguyên Bình, Thạch An, Quảng

Uyên, Trùng Khánh cần chuyển sang trồng giống Japonia (hạt tròn), lúa Khấu Liệu có giá trị kinh tế cao.

+ Cây ngô: Đối với các vùng có địa hình cao, không có điều kiện đảm bảo nước tưới, việc phát triển cây ngô là định hướng phù hợp. Phát triển ngô theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật: giống, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Diện tích ngô đến 2020 duy trì ở ngưỡng 38.000 – 40.000 ha. Địa bàn chủ yếu ở các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trùng Khánh và Quảng Uyên.

-Các loại cây công nghiệp hàng năm: Phát triển mạnh các loại cây thuốc lá, đậu, đỗ, lạc và mía trên cơ sở sử dụng giống mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

+ Cây thuốc lá: Phát triển mạnh diện tích thuốc lá đến 6.000 ha năm 2020 ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung chính ở 6 huyện: Hoà An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, Trà Lĩnh, Nguyên Bình và vùng phụ cận.

Sản lượng thuốc lá cả tỉnh đến năm 2020 khoảng 16.000 tấn, sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá Cao Bằng 10.000 tấn/năm.

+ Cây mía đường: Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư thuỷ lợi tưới tiêu. Vùng nguyên liệu tập trung tại ba huyện trọng điểm với tổng diện tích 3.000 ha. Cụ thể: Phục Hoà 1.800 ha, Quảng Uyên 888 ha, Thạch An 312 ha; năng suất mía bình quân đạt 69,6 tấn/ha; sản lượng mía đạt 208.800 tấn.

+ Cây đậu tương: Duy trì qui mô diện tích hiện tại khoảng 5.000 – 6.000 ha, chủ yếu phát triển ở các địa bàn có thổ nhưỡng thích hợp như: Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hạ Lang và Thông Nông. Phấn đấu đưa năng suất lên mức 1 tấn/ha vào trước năm 2020.

+ Cây đậu xanh vụ hè - thu: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên diện tích trồng ngô vụ đông để nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, cải tạo đất theo phương thức canh tác bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 10.000 ha.

- Cây ăn quả: Là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và kỹ thuật sản xuất cao. Đưa diện tích cây ăn quả từ gần 1.600 ha hiện nay lên 2.500 ha năm 2020. Các sản phẩm chủ lực là quýt, cam (Trà Lĩnh, Hòa An, Nguyên Bình và Bảo Lâm), nhãn, vải ở Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh... Nghiên cứu đưa vào sản xuất một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bơ, thanh long, bưởi và một số cây khác, xây dựng thương hiệu cho cây dẻ Trùng Khánh.

- Cây rau, hoa: Hiện tại việc phát triển cây rau, hoa chủ yếu trồng để phục vụ tiêu dùng tại chỗ, diện tích còn rất thấp. Đến 2020, đưa diện tích trồng rau, hoa lên khoảng 3.500 - 4.000 ha, tăng cường sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa. Diện tích trồng rau chính ở các huyện: Hòa An, Quảng Uyên, Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng. Mở rộng diện tích trồng hoa, gắn với thị trường tiêu thụ ở các địa bàn: thành phố Cao Bằng, Hòa An và Trà Lĩnh và đặc biệt ở những vùng có khí hậu mát như Phja Đén (Nguyên Bình).

* Ngành chăn nuôi

Tăng quy mô đàn bò thịt, dê, lợn nạc, gia cầm bằng cách mở mang trang trại chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp để phát triển đàn gia súc và gia cầm ở vùng đồng và trên vùng đồi. Chú trọng phát triển đàn bò, dê thịt; tiếp tục phát triển đàn gia súc trong thời kỳ 2015- 2025; chú trọng chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch và đặc biệt chú trọng chất lượng con giống. Phát triển mạnh chăn nuôi trên cơ sở tăng cường việc chế biến thức ăn gia súc theo nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển một số vật nuôi đến 2025 như sau:

Đàn bò, trâu: tập trung ở các huyện phía Tây: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông gắn với qui hoạch diện tích trồng cỏ. Đến năm 2020, phấn đấu đưa đàn bò lên xấp xỉ 180.000 con trong khi giảm dần qui mô đàn trâu.

Đàn lợn phát triển trọng tâm tại các huyện vùng giữa và vùng phía Đông:

Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An. Chú trọng phát triển các hình thức nuôi tập trung, khép kín qui mô lớn và ứng dụng KHKT cho năng suất cao, bảo vệ môi trường. Mục tiêu đến năm 2020 tăng lên 450.000 con, tập trung nâng cao năng suất và phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung.

Đàn gia cầm: Mục tiêu đến 2020 là 3,5 triệu con. Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện vùng I và một số địa bàn bằng phẳng: Hòa An, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An, Nguyên Bình và phát triển gà đồi ở các địa bàn truyền thống.

Đàn dê: Tiếp tục phát triển đàn dê gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.

Địa bàn tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông của tỉnh.

*Dịch vụ nông nghiệp

Việc phát triển dịch vụ nông nghiệp đã nhận được sự quan tâm của các ngành chức năng và các doanh nghiệp. Mạng lưới đại lý phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, dịch vụ thú y trên các địa bàn được mở rộng.

Ngành dịch vụ nông nghiệp hiện nay vẫn giữ vai trò vô cùng nhỏ bé trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp mặc dù là ngành có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Đầu tư phát triển các dịch vụ nông nghiệp là hướng đi đúng đắn, sẽ được chú trọng trong những năm tới nhằm tạo nền tảng và cơ sở cho sự phát triển nông thôn. Đến năm 2025 cần quy hoạch hệ thống các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, điển hình là các hợp tác xã một cách hợp lý nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu cung ứng vật tư nông nghiệp: phân bón, giống cây trồng, thuốc trừ sâu, dịch vụ thú y… và gắn liền sản xuất với chế biến thông qua các cơ sở chế biến, sơ chế.

Hệ thống chợ nông thôn và các chợ đầu mối nông sản cũng cần được nâng cấp, cải tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của nông dân dễ dàng đến với thị trường tiêu thụ trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng nông phẩm.

b. Lâm nghiệp

Tập trung đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng thâm canh, có trọng tâm trọng điểm trên cơ sở xây dựng lâm phận với cơ cấu hợp lý giữa rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung thâm canh gắn với cơ sở chế biến. Đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng để nâng giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp lên khoảng 3 - 3,5%

trong tổng giá trị sản xuất vào cuối kỳ quy hoạch và tiếp tục nâng cao độ che phủ của rừng. Đến năm 2020, diện tích rừng trồng mới là 34.321 ha, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 4.974 ha; rừng sản xuất: 29.347 ha. Tổng mức vốn đầu tư:

1.257.981,5 triệu đồng. Đến 2025: diện tích rừng trồng mới đạt 14.993 ha, trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng: 2.260 ha và rừng sản xuất: 12.733 ha.

Xây dựng vùng chuyên canh cây nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (trọng tâm ở vùng phía Tây và vùng giữa): cây trúc sào, keo... Từng bước chuyển đổi tập quán canh tác, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thực hiện dự án có nguồn thu nhập ổn định, lâu dài từ kinh tế rừng, vươn lên làm giàu từ kinh tế rừng; góp phần bảo vệ và phát triển rừng.

Phát triển vùng nguyên liệu trúc của tỉnh Cao Bằng tập trung chủ yếu ở các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An. Nâng dần diện tích đất trồng trúc sào hiện nay đến 2020 đạt 4.000 ha.

Chú trọng phát triển các lâm sản ngoài gỗ: dược liệu, hương liệu, nấm, măng, mật ong,…

Duy trì diện tích rừng phòng hộ và bản địa hiện có, mở rộng và nâng cao tỷ lệ thâm canh đối với rừng sản xuất (trọng tâm ở phía Đông).

c. Ngành thuỷ sản

Là tỉnh miền núi tiềm năng về thuỷ sản hạn chế nhưng có khoảng 320 ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản (phần lớn là sông suối, ao hồ nhỏ), Cao Bằng phấn đấu sử dụng hết diện tích mặt nước nêu trên để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường.

Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản từ 1 tấn/ha lên 1,8 tấn/ha năm 2020 theo phương thức nuôi trồng bán công nghiệp nhằm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thuỷ sản khoảng gần 10%/năm trong giai đoạn đầu quy hoạch.

Chú trọng phát triển các giống thủy đặc sản như: cá nước lạnh (Phja Đén), cá nước mát ở Phục Hòa, Nguyên Bình; phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản: nuôi cá trên ruộng trồng lúa nước, nuôi cá lồng trên sông và ở các hồ như hồ Thang Hen và một số hồ khác...

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh cao bằng trong giai đoạn 2005 2015 (Trang 124 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)