Để điều trị đái tháo đường có kết quả, cần phối hợp bộ ba: chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và cách dùng thuốc. Ngoài ra để phòng ngừa các biến chứng, cần phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
1.7.1. Chế độ vận động
Vận động, thể dục hợp lý giúp cải thiện tác dụng insulin, làm giảm glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, cải thiện các rối loạn chuyển hóa, tim mạch và tâm lý Bn ĐTĐ.
1.7.2. Chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng đủ calo, tùy theo thể trạng từng BN
- Nên dùng đường đa phân tử (tinh bột), bánh mì, chất có bột, rau, hấp thu qua đường ruột chậm làm tiết insulin vừa phải. Tránh các đường đơn như thức ăn ngọt: kẹo, mật, sữa chua, bánh ngọt, trái cây, hấp thu nhanh,làm tăng tiết insulin sớm
- Nên dùng dầu thực vật, cá chứa các acid béo không bão hòa cho BN ĐTĐ 1.7.3. Dùng thuốc
1.7.3.1. Insulin
+ Theo nguồn gốc insulin: từ tụy bò, lợn, đôi khi từ cá ngừ, hoặc có cấu trúc hoàn toàn giống insulin từ tụy người được làm bằng công nghệ sinh học.
+ Theo dạng điều trị: (theo thời gian tác dụng) nhanh, trung gian, chậm, pha trộn.
1.7.3.2. Thuốc hạ đường huyết + Nhóm sulfamid
+ Nhóm Biguanid
+ Nhóm ức chế alpha – glucosidase + Nhóm Thiazolidinedion
+ Nhóm đồng vận GLP-1 + Nhóm ức chế DPP4
1.7.3.3. Điều trị các yếu tố nguy cơ
Trong việc điều trị bệnh thận do ĐTĐ thì việc phát hiện sớm BC cầu thận có vai trò quan trọng quyết định kết quả điều trị. Các biện pháp can thiệp có thể làm giảm bài tiết Albumin niệu ở BN ĐTĐ bao gồm can thiệp giảm HA và kiểm soát ĐM (KSĐH) (theo UKPDS_1998). Kiểm soát HA chặt chẽ làm chậm tiến triển bệnh thận do ĐTĐ, kiểm soát tích cực ĐM làm giảm tiến triển của Microalbumin niệu 25%, kết hợp thay đổi lối sống, giảm cân, chế độ ăn giảm muối, kiêng rượu, tập luyện, điều trị thuốc ức chế men chuyển. Mục tiêu là ổn định MLCT, giảm HA động mạch, duy trì ở mức < 120-130/80-85 mmHg.
Tuy nhiên, đối với những BN có suy thận vừa và nặng thì phương pháp điều trị tốt nhất là điều trị thay thế thận suy. Lọc màng bụng, lọc máu chu kỳ được khuyên nên điều trị cho BN ĐTĐ có suy thận nặng. Ghép thận sớm là phương pháp tốt nhất hiện nay được chỉ định, đặc biệt là ghép thận từ người thân.
* Điều trị bệnh thận do đái tháo đương type 2 có microalbumin niệu hoặc protein niệu đơn thuần.
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương thận thê MAU(+) hoặc protein niệu đơn thuần, khi có MLCT > 60 ml/p và không kèm theo HCTH thì các biện pháp điều trị nhằm kiểm soát các nguy cơ làm nặng tổn thương thận, kiểm soát glucose máu, huyết áp, kết hợp giảm thải albumin niệu, kiểm soát thiếu máu, lipid máu [24].Ở giai đoạn này, mục tiêu kiểm soát HbA1C khoảng 7,0%. Kiểm soát huyết áp là biện pháp trực tiếp làm chậm bệnh thận do đái tháo đương cũng như biến chứng các cơ quan đích [52].
Huyết áp mục tiêu kiểm soát HA ≤ 125/75 mgHg. Kiểm soát huyết áp đi kèm với mục tiêu làm giảm thải albumin niệu.
*Điều trị bệnh thận do đái tháo đương type 2 hội chứng thận hư:
Hội chứng thận hư là thể ít gặp trên bệnh nhân đái tháo đương, bệnh cảnh lâm sàng hội chứng thận hư ở bệnh nhân đái thaó đường gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị [66]. Biểu hiện của tổn thương thận mà không có sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch trên màng nền cầu thận, thường đi kèm với tổn thương cơ quan đích, hay gặp là tổn thương mắt. Do đó các biện pháp điều trị bao gồm điều trị không đặc hiệu (điều trị triệu chứng) của hội chứng thận hư kết hợp với điều trị bệnh chính là đái tháo đường.
*Điều trị suy thận mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2:
Suy thận mạn tính là giai đoạn mức lọc cầu thận giảm không hồi phục, tiến triển từ từ tới suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Thời gian bán hủy của insulin tỏng cơ thể người bệnh tăng dần tương ứng với mức lọc cầu thận, khi mức lọc cầu thận < 30 ml/phút thì thời gian bán hủy của insulin tăng lên 2-5 lần. Do đó cần giảm liêu insulin để hạn chế việc quá liều insulin dẫn đến các cơn hạ đường huyết nguy hiểm.
Thiếu máu cũng là một trong những điều cần quan tâm, xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận, đo sự kết hợp của rối loạn tăng glucose máu mạn tình và thiếu hụt erythropoietin. Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân này bao gồm bổ sung erythropoietin thiếu hụt, kết hợp bổ
sung sắt, acia folic và các yếu tố tham gia vào quá trình tạo máu, nhưng không được quên việc kiểm soát tốt đường huyết [42].
Các biện pháp điều trị thay thế thận được xem xét chỉ đinh khi mức lọc cầu thận < 15ml/phút. Lọc máu bằng thận nhân tạo là lựa chọn chủ yếu trong điều kiện hiện nay, một số bệnh nhân có thể chọn phương pháp lọc màng bụng [47].