Tỷ lệ biến chứng thận trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở 74 BN chiếm 42,2%. Kết quả của chúng tôi cao kết quả trong nghiên cứu của tác giả Lê Quang Toàn và cộng sự, cho tỷ lệ biến chứng thận là 29,0% [26].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga trong nghiên cứu của minh cho kết quả tỷ lệ tổn thương thận chung là 74,1%.
Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn lựa chọn BN, phương pháp đánh giá và phát hiện BCT của chúng tôi tiến hành khác. Nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn các BN ĐTĐ type2 chưa có biểu hiện BCT trên lâm sàng.
4.2.2. Tỷ lệ BN ĐTĐ type2 có tổn thương thận qua chỉ số ACR ngẫu nhiên Trong 74 BN ĐTĐ type2 có BCT (A/C ≥ 30mg/mmol hoặc mức lọc cầu thận <60ml/p) thì 17,7% trong tổng số BN có mức lọc cầu thận > 60 nhưng đã có tổn thương thận, 30,3% người có ACR ≥ 30mg/mmol. So sánh
với kết quả của nghiên cứu của Hồ Hữu Hóa tỷ lệ bệnh nhân có MAU(+) là 45,7% [14]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga cho kết quả MAU(+) là 20,4% trong tổng số những người có tổn thương thận [18]. Tác giả Nguyễn Văn Công cho kết quả tỷ lệ MAU(+) là 43,06% [12].
Tần xuất ACR ngẫu nhiên (+) trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Công, Hồ Hữu Hóa. Sự khác biệt này có thể do cách lựa chọn BN, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm, phương pháp đánh giá thuộc loại định tính, bán định lượng, hay định lượng. Trong nghiên cứu của chúng tôi MAU được đánh giá qua tỷ số A/C với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên sử dụng phương pháp bán định lượng.Trong nghiên cứu của Hồ Hữu Hóa sử dụng phương pháp bán định lượng MAU bằng test thử đưa vào máy Clinitex đọc kết quả với mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng [14].
Tỷ lệ BC thận như vậy chứng tỏ BC thận là BC thường gặp của BN ĐTĐ, mặt khác chứng tỏ BC thận đang ngày càng tăng ở BN ĐTĐ týp 2.
Theo cách chia giai đoạn BC thận của Mogensen (1989) thì giai đoạn 1:
MAU âm tính hoặc xuất hiện từng lúc (tương đương với mức độ 1 của tổn thương thận dựa trên sinh thiết theo Mogensen). Giai đoạn 2: MAU xuất hiện thường xuyên hơn nhưng ở mức độ nhẹ (tương đương mức độ 2). Giai đoạn 3: MAU tồn tại kéo dài (tương đương mức độ). Như vậy, tổn thương mô bệnh học và sự xuất hiện MAU có mối tương quan chặt chẽ. Điều này cho thấy giá trị của MAU trong theo dõi tiến triển của BC thận và tiến hành định lượng, đánh giá theo MAU dễ dàng và thuận tiện hơn so với sinh thiết thận là một kỹ thuật phức tạp. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá BC thận ở BN ĐTĐ týp 2 bằng nhiều phương phỏp như qua tỷ lệ albumin/Creatinin niệu, MAU 24h, MAU mẫu buổi sáng, trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn phương pháp đánh giá BC thận qua chỉ số albumin/creatinin mẫu sang vì tính tiện dụng và gần với thực tế lâm sàng thường sử dụng hơn [41].
Trong nghiên cứu của Kasper Rossing và CS, mức độ của albumin cũng dự đoán tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân với mức độ ngày càng tăng của albumin, khi so sánh các BN có MAU(-) với nhóm BN có MAU(+)và macroalbuminuria, và thậm chí hơi tăng tốc độ bài tiết albumin trong nước tiểu trong phạm vi trên mức bình thường đã được thấy có liên quan với tăng tỷ lệ tử vong đặc biệt là nguyên nhân tử vong do tim mạch và nó đã được đề xuất rằng sự hiện diện của albumin là một dấu hiệu của rối loạn chức năng mạch máu tổng quát.
4.2.3. Biến đổi MLCT ở BN ĐTĐ2
Bệnh thận trong ĐTĐ týp 2 là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận giai đoạn cuối. Tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối do bệnh ĐTĐ đã tăng lên đáng kể trong 2 thập kỷ qua. Ở những bệnh nhân ĐTĐ, phát hiện sớm của bệnh thận ĐTĐ được đánh giá qua đo tốc độ bài tiết albumin trong nước tiểu, phát hiện tỷ lệ bài tiết albumin niệu cao trong mức microalbumin niệu xác định tăng nguy cơ phát triển của bệnh thận đái tháo đường với macroalbumin dai dẳng. Ở những BN ĐTĐ phát triển bệnh thận rõ rệt, mức lọc cầu thận (GFR) bắt đầu suy giảm và nên được đo thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh, những bệnh nhân này cuối cùng có thể phát triển suy thận giai đoạn cuối. Hơn nữa, suy giảm chức năng thận có thể xuất hiện ngay cả ở những bệnh nhân với tốc độ bình thường bài tiết albumin trong nước tiểu. Theo hướng dẫn hiện hành, chỉ số GFR thấp và Albumin hoặc protein niệu nên được coi là dấu hiệu của rối loạn chức năng thận [44].
Bệnh thận ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu của suy thận tại Hoa Kỳ.Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trong năm 2008, khoảng 44% của tất cả các trường hợp mới của suy thận là do bệnh đái tháo đường.48374 người bệnh đái tháo đường bắt đầu điều trị bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD); và 202290 người có ESRD gây ra bởi bệnh đái tháo đường đã
chạy thận nhân tạo dài hạn hoặc đã được ghép thận. Trong một báo cáo năm 2010 của Mỹ, 29,1 % những người bệnh đái tháo đường tự báo cáo đã có bệnh thận mạn tính giai đoạn 2 hoặc 3 [59].
Theo bảng cho kết quả có 43/175 ĐTNC bi bệnh thận ĐTĐ theo NKF, trong đó tỷ lệ bệnh thận đái tháo đường giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ 24,0 %, thấp nhất là 0,6% bệnh nhân ở giai đoạn 4, không có giai đoạn 5. Như vậy trên thực tế lâm sàng, nếu chúng ta chỉ dựa vào mức lọc cầu thận để đánh giá tổn thương thận đái thao đường, thì chúng ta đã bỏ sót một số lượng đáng kể bệnh thận đái tháo đường.Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 31 bệnh nhân, tuy có mức lọc cầu thận > 60 ml/p, nhưng xét nghiệm ACR mẫu ngẫu nhiên lại cho kết quả (+). Như vậy những bệnh nhân này đã có tổn thương thận